I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Chủ đề 1: Tính chất và cách điều chế oxi, hiđro
- Chủ đề 2: Các loại phản ứng hoá học, các hợp chất vô cơ
- Chủ đề 3: Dung dịch, nồng độ dung dịch
- Chủ đề 4: Tính toán hoá học
2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng viết PTHH
- Nhận biết các chất.
- Giải bài tập tính theo PTHH, tính khối lượng chất dư sau phản ứng.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, nghiêm túc khi làm bài
Trường PTDT Nội trú kiểm tra học kỳ ii Văn Lãng môn: Hoá học 8 Thời gian làm bài: 45' I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Chủ đề 1: Tính chất và cách điều chế oxi, hiđro - Chủ đề 2: Các loại phản ứng hoá học, các hợp chất vô cơ - Chủ đề 3: Dung dịch, nồng độ dung dịch - Chủ đề 4: Tính toán hoá học 2. Kỹ năng: - Có kỹ năng viết PTHH - Nhận biết các chất. - Giải bài tập tính theo PTHH, tính khối lượng chất dư sau phản ứng. 3. Thái độ: - Cẩn thận, nghiêm túc khi làm bài II/ Hình thức kiểm tra: Tự luận III/ Ma trận: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao Hiđro - Oxi Khái niệm về sự oxi hoá, sự khử, chất oxi hoá, chất khử Phân biệt các khí Số câu 1 1 2 Số điểm 1 1 2 20% Các loại phản ứng hoá học, các loại hợp chất vô cơ Nhận biết các loại hợp chất vô cơ, tên gọi Hoàn thành PTHH, xác định loại phản ứng Số câu 1 1 2 Số điểm 2 2 4 40% Dung dịch, nồng độ dung dịch Tính nồng độ %, nồng độ mol của dung dịch Số câu 1 1 Số điểm 2 2 20% Tính toán hoá học Tính khối lượng chất dư sau phản ứng. Số câu 1 1 Số điểm 2 2 20% Tổng 3 điểm 30% 2 điểm 30% 2 điểm 20% 3 điểm 20% 10 điểm 100% II. Đề bài: Câu 1: (2 điểm): Các chất sau đây thuộc loại hợp chất nào, đọc tên mỗi chất: K2O, Al(OH)3 ; HCl ; NaHSO4 Câu 2: (1 điểm): Nêu các khái niệm: sự oxi hoá, sự khử, chất oxi hoá, chất khử? Câu 3: (1 điểm): Phân biệt các chất khí sau: O2, CO2 , H2 . Viết PTHH (nếu có) Câu 4: (2điểm) Hoàn thành các phản ứng sau ; cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào ? a- Al + HCl to AlCl3 + H2ư b- Mg + O2 to MgO c- Fe2O3 + H2 to Fe + H2O d- Fe (OH)3 to Fe2O3 + H2O Câu 5 ( 2 điểm) a) Tính nồng độ phần trăm của 30g KCl trong 600g dung dịch KCl b) Tính nồng độ mol của 0,5mol CuCl2 trong 400ml dung dịch CuCl2 Câu 6 ( 3 điểm) Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch chứa 29,4g axit sunfuric H2SO4 a- Viết phương trình phản ứng xảy ra? b- Chất nào dư sau phản ứng, dư bao nhiêu gam? b- Tính thể tích khí hiđro thu được (ở đktc)? (Biết H = 1 , O = 16 , S = 32 , Fe = 56) III. Đáp án Câu 1 : (2 điểm): Xác định được mỗi công thức và đọc tên được 0,5 điểm: K2O là oxit bazơ - Kali oxit Al(OH)3 là Bazơ - Nhôm hiđroxit HCl là axit - Axit clohiđric NaHSO4 là muối - Natri hiđro sunfat Câu 2: (1 điểm): Phân biệt các chất khí: O2, CO2 , H2. - Dùng nước vôi trong: Nhận ra CO2 do làm nước vôi trong vẩn đục (0,25đ) - Dùng que đốm có tàn đỏ, khí nào làm que đóm bùng cháy là O2 , khí còn lại không làm que đóm bùng cháy là H2 (0,5đ) PTHH: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (0,25đ) Câu 3: (2 điểm) mỗi PTHH viết đúng được (0,5đ) a- 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3 H2ư (phản ứng thế) b- 2Mg + O2 to 2MgO (phản ứng hoá hợp, oxi hoá - khử) c- Fe2O3 + 3H2 to 2Fe + 3H2O (phản ứng thế, oxi hoá - khử) d- 2Fe (OH)3 to Fe2O3 + 3H2O (phản ứng phân huỷ) Câu 4 ( 2 điểm): Mỗi ý đúng được 1đ a) Nồng độ % của dd KCl là: mKCl x 100 30 x 100 C%KCl = = = 5 % mKCl 600 b) Nồng độ mol của dd CuCl2 là: Đổi 400 ml = 0,4 l n CuCl2 0,5 CMCuCl2 = = = 1,25 (M) VddCuCl2 0,4 Câu 5 ( 3 điểm) a) Tính được số mol Fe = 2,24 : 56 = 0, 4 (mol) (0,25đ) số mol H2SO4 = 29,4 : 98 = 0,3 mol (0,25đ) PTHH: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2ư (0,25đ) b) Theo PT: nFe = n H2SO4 = 0,3 mol nên Fe dư 0,1 mol (0,5đ) Khối lượng Fe dư là: mFe dư = 0,1 x 56 = 5,6 g (0,25đ) Thể tích khí H2 thu được là: (0,5đ) n H2 = nH2SO4 = 0,3 mol VH2 = nH2 x 22,4 = 0,3 x 22,4 = 6,72 (l)
Tài liệu đính kèm: