ĐỀ BÀI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất :
1. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho câu sau: “ Nuôi lợn ăn cơm
Nuôi tằm ăn cơm đứng”
A. Rau. B. Chay.
C. Nằm. D. Thịt.
2. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ?
A. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. B. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
C. Văn chương còn sáng tạo ra cuộc sống. D. Tình yêu lao động của con người.
3. Văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn thuộc thể loại nào ?
A. Tiểu thuyết. B. Truyện ngắn.
C. Tùy bút. D. Phóng sự.
4. Trong văn bản “ Sống chết mặc bay”, tác giả đã vận dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật nào?
A. Liệt kê và tăng cấp. B. Tương phản và phóng đại.
C. Tương phản và tăng cấp. D. So sánh và đối lập.
5. Bác Hồ đã sử dụng bút danh gì khi viết truyện ngắn “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” ?
A. Hồ Chí Minh. B. Nguyễn Ái Quốc.
C. Trần Dân Tiên. D. Lê Thanh Long.
6. Ca Huế có nguồn gốc từ đâu ?
A. Bắt nguồn từ nhạc cung đình. B. Bắt nguồn từ nhạc thính phòng.
C. Bắt nguồn từ nhạc hiện đại. D. Bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.
KIỂM TRA HỌC KÌ II - KHỐI 7 Môn: Ngữ văn - Thời gian: 90’ ĐỀ BÀI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất : 1. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho câu sau: “ Nuôi lợn ăn cơm Nuôi tằm ăn cơm đứng” A. Rau. B. Chay. C. Nằm. D. Thịt. 2. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ? A. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. B. Do lực lượng thần thánh tạo ra. C. Văn chương còn sáng tạo ra cuộc sống. D. Tình yêu lao động của con người. 3. Văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn thuộc thể loại nào ? A. Tiểu thuyết. B. Truyện ngắn. C. Tùy bút. D. Phóng sự. 4. Trong văn bản “ Sống chết mặc bay”, tác giả đã vận dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật nào? A. Liệt kê và tăng cấp. B. Tương phản và phóng đại. C. Tương phản và tăng cấp. D. So sánh và đối lập. 5. Bác Hồ đã sử dụng bút danh gì khi viết truyện ngắn “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” ? A. Hồ Chí Minh. B. Nguyễn Ái Quốc. C. Trần Dân Tiên. D. Lê Thanh Long. 6. Ca Huế có nguồn gốc từ đâu ? A. Bắt nguồn từ nhạc cung đình. B. Bắt nguồn từ nhạc thính phòng. C. Bắt nguồn từ nhạc hiện đại. D. Bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình. II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. (1 điểm) - Thế nào là câu đặc biệt ? - Xác định câu đặc biệt trong đoạn sau : Chim sâu hỏi chiếc lá : - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! ( Hoài Phương ) Câu 2. (1 điểm) - Hãy xác định các bộ phận được liệt kê trong câu sau: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh) - Xét về cấu tạo, đây là kiểu liệt kê gì ? Câu 3. (5 điểm ) Đề bài: Hãy giải thích câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (3 điểm) 1 2 3 4 5 6 C A B C B D II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. (1 điểm ) - Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ-vị. (0,5 điểm) - Xác định câu đặc biệt : Lá ơi! (0,5 điểm) Câu 2. (1 điểm ) - Các bộ phận được liệt kê: tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải. (0,5 điểm) - Xét về cấu tạo, liệt kê theo từng cặp. (0,5 điểm) Câu 3. (5 điểm ) Đề bài: Hãy giải thích câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. * Nội dung: A. Mở bài (0.75đ) - Giới thiệu nội dung câu tục ngữ cần giải thích. B. Thân bài (3đ) Triển khai việc giải thích: - Giải thích: + Nghĩa đen : Khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người người trồng cây, chăm sóc cây . + Nghĩa bóng : Khi được hưởng thụ cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mình. + Các câu tục ngữ khác cùng nội dung: Uống nước nhớ nguồn, uống nước nhớ người đào giếng,... - Vì sao “ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây” ? + Thế hệ sau thừa hưởng thành quả của thế hệ trước thì phải biết ơn những người tạo dựng thành quả ấy (biết ơn những người dạy dỗ, giúp ta khôn lớn, trưởng thành; biết ơn những người hy sinh xương máu, tuổi xuân và sức lực cho nền độc lập hôm nay...) từ đó hiểu sâu sắc trách nhiệm của mình. - Biểu hiện của lòng biết ơn: + Học tập, rèn luyện, phấn đấu để trở thành người có ích cho xã hội. + Những lễ hội tưởng nhớ các vị anh hùng (lễ hội Gióng, gò Đống Đa...) + Các phong trào đền ơn đáp nghĩa (đi thăm các bà mẹ VN anh hùng, quyên góp quỹ "Áo lụa tặng bà,...) - Liên hệ bản thân. C. Kết bài (0.75đ) Khẳng định ý nghĩa đúng đắn của câu tục ngữ. * Hình thức (0.5đ) - Viết đúng thể loại: Nghị luận giải thích. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Viết đúng chính tả, dùng từ, đặt câu chính xác...
Tài liệu đính kèm: