Kiểm tra học kì I Vật lý Lớp 8 - Năm học 2011-2012

Kiểm tra học kì I Vật lý Lớp 8 - Năm học 2011-2012

 10.Dựa vào sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc để lấy được ví dụ về chuyển động cơ trong thực tế.

11. Một vật vừa có thể chuyển động so với vật này, vừa có thể đứng yên so với vật khác. Như vậy, ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối và tính tương đối của chuyển động phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.

Dựa vào tính tương đối của chuyển động hay đứng yên để lấy được ví dụ trong thực tế thường gặp.

12.Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó bị biến dạng.

13. Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ hoặc hướng chuyển động của vật.

14.Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều. Chẳng hạn như: Ôtô (xe máy) đang chuyển động trên đường thẳng. Nếu ta thấy đồng hồ đo tốc độ chỉ một số nhất định, thì ôtô (xe máy) đang chuyển động ‘‘thẳng’’ đều. Khi đó, chúng chịu tác dụng của hai

15.Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và các vật ở trong trong lòng chất lỏng.

Áp suất chất lỏng gây ra tại các điểm ở cùng một độ sâu trong lòng chất lỏng có cùng trị số.

16.Công thức tính áp suất chất lỏng là p = d.h, trong đó: p là áp suất ở đáy cột chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng, h là chiều cao của cột chất lỏng. (p tính bằng Pa, d tính bằng N/m2, h tính bằng m.)

17.Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng ở một độ cao.

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I Vật lý Lớp 8 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Chuẩn kiến thức-kĩ năng:
Nhận biết
 1.Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
· Để nhận biết một chuyển động cơ, ta chọn một vật mốc.
 - Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. 
 - Khi vị trí của một vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc.
2.Tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
3.Công thức tính tốc độ là , trong đó, v là tốc độ của vật, s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
4.Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian. Đơn vị hợp pháp thường dùng của tốc độ là mét trên giây (m/s) và ki lô mét trên giờ (km/h).
5.Tốc độ trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức , trong đó, vtb là tốc độ trung bình, s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường.
6.Để xác định tốc độ trung bình của chuyển động trên một quãng đường, ta đo quãng đường và thời gian để đi hết quãng đường đó rồi thay các giá trị đo được vào công thức tính tốc độ trung bình 
7.Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
 Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
8.Công thức tính áp suất là , trong đó: p là áp suất; F là áp lực, có đơn vị là niutơn (N) ; S là diện tích bị ép, có đơn vị là mét vuông (m2).
9.Đơn vị áp suất là paxcan (Pa); 1 Pa = 1 N/m2
Thông hiểu 
 10.Dựa vào sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc để lấy được ví dụ về chuyển động cơ trong thực tế.
11. Một vật vừa có thể chuyển động so với vật này, vừa có thể đứng yên so với vật khác. Như vậy, ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối và tính tương đối của chuyển động phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Dựa vào tính tương đối của chuyển động hay đứng yên để lấy được ví dụ trong thực tế thường gặp. 
12.Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó bị biến dạng.
13. Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ hoặc hướng chuyển động của vật.
14.Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều. Chẳng hạn như: Ôtô (xe máy) đang chuyển động trên đường thẳng. Nếu ta thấy đồng hồ đo tốc độ chỉ một số nhất định, thì ôtô (xe máy) đang chuyển động ‘‘thẳng’’ đều. Khi đó, chúng chịu tác dụng của hai 
15.Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và các vật ở trong trong lòng chất lỏng.
Áp suất chất lỏng gây ra tại các điểm ở cùng một độ sâu trong lòng chất lỏng có cùng trị số.
16.Công thức tính áp suất chất lỏng là p = d.h, trong đó: p là áp suất ở đáy cột chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng, h là chiều cao của cột chất lỏng. (p tính bằng Pa, d tính bằng N/m2, h tính bằng m.)
17.Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng ở một độ cao.
18.Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt một vật khác nó có tác dụng cản trở chuyển động trượt của vật.
Lấy được ví dụ về lực ma sát trượt trong thực tế thường gặp.
 19.Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật chuyển động lăn trên mặt một vật khác và cản lại chuyển động ấy. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.
Lấy được ví dụ về lực ma sát lăn trong thực tế hoặc qua tìm hiểu hay đã nghiên cứu.
20.Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. Lực ma sát nghỉ có đặc điểm là:
 - Cường độ thay đổi tuỳ theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.
 - Luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực tác dụng lên vật
Lấy được ví dụ về lực ma sát nghỉ trong thực tế.
21Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích.
 - Đối với ma sát có hại thì ta cần làm giảm ma sát, ví dụ: Để giảm ma sát ở các vòng bi của động cơ ta phải thường xuyên và định kì tra dầu mỡ.
 - Đối ma sát có lợi thì ta cần làm tăng ma sát, ví dụ: Khi viết bảng, ta phải làm tăng ma sát giữa phấn và bảng để khi viết khỏi bị trơn.
22.Vận dụng được những hiểu biết về lực ma sát để áp dụng vào thực tế sinh hoạt hàng ngày.
23 Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
24Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét, chẳng hạn như:
 - Khi nâng một vật ở dưới nước, ta cảm thấy nhẹ hơn khi nâng vật đó trong không khí.
 - Ta nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, rồi thả tay ra, quả bóng bị đẩy nổi lên mặt nước.
25.Mọi vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét
26.Một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA) thì:
 - Vật chìm xuống khi FA < P.
 - Vật nổi lên khi FA > P.
 - Vật lơ lửng khi P = FA 
27.Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si–mét được tính bằng biểu thức: FA = d.V, trong đó, V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
28.Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều
29. Chuyển động đều là chuyển động mà tốc độ không thay đổi theo thời gian.
Chuyển động không đều là chuyển động mà tốc độ thay đổi theo thời gian.
3.Vận dụng
30.Đổi được đơn vị km/h sang m/s và ngược lại.
31. Dùng công thức tốc độ trung bình để tính tốc độ của viên bi trên các đoạn đường AB, BC và AC. 
32.Viết được công thức tính lực đẩy Ác - si - mét: FA = d.V, trong đó, FA là lực đẩy Ác-si-mét (N), d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3), V là thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).
II.
MA TRAÄN ÑEÀ KIEÅM TRA.
Nội dung
Cấp độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
6 đ
1.Chuyển động và lực(6t)
- Chuyển động- vận tốc
- Lực
- Quán tính
C1(7,8,
19,20,24)
C3(21)
C2(1)
C19(3),
C20(4),
C21(5,28)
C22(6,11)
C28(9)
C11(10)
C29(23)
C30(22)
C31(2)
2. Áp suất ( 6t )
- Áp suất
- Định luật Ac-si-mét
- Điều kiện vật nổi, vật chìm
C7(12,1318)
C8(26)
C15(14)
C17(15)
C23(16)
C24(17)
C15(25)
C26(27)
C26(3)
C32(1,2)
4 đ
Tổng
2,5 đ
0.5 đ
3.75 đ
1 đ
0.75 đ
1,5 đ
10 đ
30%
47.5%
22.5%
III. Đề thi: 
Đề THI MÔN VẬT LÍ 8
 HKI
 Năm học: 2011-2012
I.Trắc nghiệm khách quan: (7 đ)
Chọn đáp án đúng bằng cách khoan tròn chữ cái đầu câu (Mỗi câu đúng 0,25 đ)
Câu 1: Công thức tính lực đẩy Acsimét là:
A. FA= D.V	B. FA= Pvật	C. FA= d.V	D. FA= d.h
Câu 2: Một vật nặng 50kg đang nổi trên mặt chất lỏng. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng bao nhiêu?
A. >500N	B.500N	 C.<500N	D. Không đủ dữ liệu để xác định
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn?
A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe	
B. Ma sát khi đánh diêm
 C. Ma sát tay cầm quả bóng	 
 D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?
A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà	B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống
C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi	D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc
Câu 5: Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát?
A. Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống	B. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén
C. Lực xuất hiện làm mòn lốp xe	D. Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động
Câu 6: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào không cần tăng ma sát?
A. Phanh xe để xe dừng lại	B. Khi đi trên nền đất trơn.
C. Khi kéo vật trên mặt đất	D. Để ô tô vượt qua chỗ lầy
Câu 7: Dạng chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống là:
A. Chuyển động thẳng	B. Chuyển động cong
C.Chuyển động tròn	D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Câu 8: Một canô đang chạy trên biển và kéo theo một vận động viên lướt ván. Vận động viên lướt ván chuyển động so với:
 A. Ván lướt	B. Canô	C. Khán giả	 D. Tài xế canô
Câu 9: Hai lực cân bằng là hai lực:
A. cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
B. cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
C. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
D. Đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
Câu 10:Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:
A. Một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác.
B. Một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.
D. Một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động.
C. Một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác.
Câu 11: Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?
A. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn 
B. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn
C. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt	
D. Để tiết kiệm vật liệu
Câu 12: Đơn vị của áp lực là:
A. N/m2	B.Pa	 C.	N	D.N/cm2
C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép	
D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực
Câu13: Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào. Tại sao vậy?
Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn
Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn
Mũi đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn
Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được
Câu 14: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng.
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.
Câu 15: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?
A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.
Câu16: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào KHÔNG do áp suất khí quyển gây ra.
A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
B. Con người có thể hít không khí vào phổi
C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn
D. Vật rơi từ trên cao xuống
Câu 17: Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:
A. khối lượng của tảng đá thay đổi	
B. khối lượng của nước thay đổi
C. lực đẩy của nước	
D. lực đẩy của tảng đá
Câu 18: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau
A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép	
B. Đơn vị của áp suất là N/m2
C. Đơn vị tính lực đẩy Ác-si-mét là N
D. Lực của xe đang kéo khúc gỗ chuyển động trên mặt đường là áp lực 
Câu 19: Chuyển động cơ học là: 
A. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác
B. sự thay đổi phương chiều của vật
C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác	
D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác
Câu 20:Trên toa xe lửa đang chạy thẳng đều, một chiếc va li đặt trên giá để hàng. Va li:
A. chuyển động so với thành tàu	B. chuyển động so với đầu máy
C. chuyển động so với người lái tàu	D. chuyển động so với đường ray
Câu 21: Công thức tính vận tốc là:
A. v=	 B.v=C. 	D. 
Câu 22: 108 km/h = ...m/s
A. 30 m/s	 B. 20 m/s	 C. 15m/s	D. 10 m/s
Câu 23: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều?
A. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống
B. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất
C. Chuyển động của đầu cách quạt
D. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế
Câu 24: Một chiếc xe buýt đang chạy từ trạm thu phí Thuỷ phù lên Huế, nếu ta nói chiếc xe buýt đang đứng yên thì vật làm mốc là:
A. Cây bên đường	 B. Tài xế	
C. Trạm thu phí Thủy Phù	 D. Khu công nghiệm Phú Bài
Câu 25:
Câu 26.Công thức tính áp suất vật rắn:
A. p=F/s	B. p=F.s	C. p=A.s	D. p=A/s
Câu 27.Đổ dầu vào nước, dầu nổi lên trên. Tại sao?
A.Dầu ít hơn nước	 B.Nước ít hơn dầu
C.Vì dầu và nước không thể đổ vào nhau	 D.Dầu có trọng lượng riêng nhỏ hơn nước
Câu 28.Trường hợp nào sau đây ma sát có lợi?
A.Xe chạy lâu ngày bị mòn lốp	 B.Giày đi mãi đế bị mòn
C.Xích xe lâu ngày bị mòn và dãn 	D.Sàn nhà bị ướt đi dễ bị trượt
II.Tự luận: (3 đ)
Câu 1: Nói vận tốc của xe máy chạy trên đường là 60km/h nghĩa là gì? (0,5đ).
Câu 2: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 125m hết 25 giây (s). Xuống hết dốc xe lăn tiếp đoạn đường dài 50 m trong 25s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên mỗi đoạn đường và trên cả đoạn đường ?(1,5đ).
Câu 3.Em hãy cho biết điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng? (1đ)
IV. Đáp án:
TNKQ: (Mỗi câu 0.25 đ)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
C
B
D
D
C
C
A
C
B
B
C
C
B
A
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
B
D
C
D
C
D
B
A
C
B
A
A
D
D
TL: (3 đ)
Câu 1: (0.5 đ)
Có nghĩa là mỗi giờ xe máy chạy được quãng đường 60km
Câu 2: 
Tóm tắt
S1=125m
t1=5s
S2=50m
t2=25s
Giải
 Vận tốc của xe trên đoạn đường dốc là:
==5 (m/s)
Vận tốc của xe trên đoạn đường nằm ngang là:
==2 (m/s)
Vận tốc của xe trên cả quãng đường là:
vtb===3.5 (m/s)
Đáp số: vtb1=5m/s
 vtb2=2m/s
 vtb=3.5m/s
vtb1, vtb2, vtb=?

Tài liệu đính kèm:

  • docthi2011.doc