Kiểm tra chất lượng học kì I Ngữ văn khối 7

Kiểm tra chất lượng học kì I Ngữ văn khối 7

A./ Mục tiêu:

Bài kiểm tra nhằm:

• Đánh giá học sinh thông qua việc nắm nội dung cơ bản của ba phần trong sách giáo khoa ngữ văn 7 tập I

• Chú ý vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của ba phần này.

• Đánh giá năng lực vận dụng phương thức tự sự và kĩ năng Tập làm văn để tạo lập bài viết. Biết cách vận dụng kiến thức văn học một cách tổng hợp, toàn diện théo phương pháp kiểm tra và đánh giá mới.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kì I Ngữ văn khối 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2009 – 2010
KHỐI 7
A./ Mục tiêu: 
Bài kiểm tra nhằm:
Đánh giá học sinh thông qua việc nắm nội dung cơ bản của ba phần trong sách giáo khoa ngữ văn 7 tập I
Chú ý vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của ba phần này.
Đánh giá năng lực vận dụng phương thức tự sự và kĩ năng Tập làm văn để tạo lập bài viết. Biết cách vận dụng kiến thức văn học một cách tổng hợp, toàn diện théo phương pháp kiểm tra và đánh giá mới.
B./ Ma trận:
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Mức độ
Tổng số
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
Văn
Bạn đến chơi nhà
Tác giả
C2
C1
1
Tiếng 
Việt
Từ trái nghĩa
Từ đồng âm và từ đồng nghĩa
Thành ngữ
C4
C3
C5
1
1
TLV
Phát biểu cảm nghĩ
C6
1
Số câu
1
2
2
1
6
Số điểm
0,5
2
1
6,5
10
C./ Đề bài:
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2009 – 2010
KHỐI 7 
Thời gian 90 phút
(Không tính thời gian phát đề)
 Câu hỏi:
1./ Viết đúng nguyên văn bài thơ “Bạn đến chơi nhà”. (1 đ)
2./ Tác giả bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là ai? (0,5 đ)
3./ Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu thơ “Khi đi trẻ, lúc về già” của Hạ Tri Chương. (0.5đ)
4./ Phân biệt từ đồng nghĩa và từ đồng âm như thế nào? (1 đ)
5./ Tìm từ ngữ đúng điền vào chỗ trống để có các câu thành ngữ đúng. (0.5 đ)
	Môi hở răng 
	Tay  tay bồng.
6 Tập làm văn:
	Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi được học bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chủ Tịch. (6,5 đ)
Hết.
Đáp án & biểu điểm
Câu 1: Viết đúng hoàn toàn cho 1 điểm. Cứ sai 2 từ thì trừ 0,25 điểm Trường hợp cả bài chỉ sai 1 từ thì không trừ, sai 3 từ trừ 0,25điểm, sai 5 từ trừ 0,5 điểm v.v)
Câu 2: Tác giả là Nguyễn Khuyến (0,5 điểm)
Câu 3: Có 2 cặp từ trái nghĩa, trả lời đúng mỗi cặp cho 0,25 điểm
	Cặp thứ nhất: đi >< về 
	Cặp thứ hai: trẻ >< già
Câu 4:Chỉ yêu cầu trả lời được nội dung cơ bản như sau:
	Từ đồng nghĩa: Cách viết khác nhau nhưng nghĩa giống nhau. (0,5 đ)
	Từ đồng âm: Cách viết giống nhau nhưng nghĩa khác (xa) nhau. (0,5 đ)
Câu 5: Điền đúng mỗi câu 0,25 điểm:
	Câu thứ nhất điền từ : “lạnh”.
	Câu thứ hai điền từ “bế”. 
Câu 6: Bài viết TLV (6,5 đ)
Định hướng nội dung
(Có tính chất gợi mở)
Mở bài: (1đ) – Giới thiệu khái quát vế tác giả, tác phẩm và cảm nghĩ chung.
Thân bài: (4,5 điểm)
Cân nhắc các gợi ý sau dể có cách đánh giá chính xác, tránh thiệt thòi cho học sinh
Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm (Cảnh rừng khuya yên tĩnh, có trăng soi và hình ảnh Bác Hồ ) – 1 điểm
Cảm nghĩ về từng chi tiết theo thứ tự của các câu thơ từ trước tới sau (Tiếng suối, tiếng hát, các hình ảnh: trăng, cổ thụ, hoa và hình ảnh Bác Hồ ngồi thức nột mình lo việc nước trong đêm khuya thanh tĩnh  và tậm trạng mà Bác gửi gắm qua mỗi chi tiết, hình ảnh trong bài thơ này) – 1,5 điểm.
Ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật như thế nào? à ít nhất nêu được 4 chi tiết (1điểm), mỗi chi tiết đúng 0,25 điểm, 4 chi tiết cho 1 điểm
Cảm nghĩ về tác giả và bài thơ ( yêu thiên nhiên, yêu nước, phong thái ung dung, cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ) – Ít nhát 4 ý (1điểm), mỗi ý 0,25 điểm
Kết bài (1 điểm):
Tình cảm của người viết đối với bài thơ và tác giả.
Nhiệm vụ của bản thân
	* Ghi chú: Học sinh có thể mở rộng thêm các ý mà đáp án chưa nêu miễn hợp lí là được. Lời xưng hô trong bài viết thuộc ngôi thứ nhát: “em” (hoặc “tôi”).
Hết.

Tài liệu đính kèm:

  • docKT VAN 8 HK I.doc