Kiểm tra chất lượng học kì I môn thi: Ngữ văn - Khối 8 (Đề B)

Kiểm tra chất lượng học kì I môn thi: Ngữ văn - Khối 8 (Đề B)

I. TIẾNG VIỆT: (3 điểm).

Cho đoạn văn:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.”.

 (Trích Lão Hạc, Nam Cao)

Câu 1 (1 đ):

Tìm câu ghép trong đoạn văn trên.

Câu 2 (1đ):

Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép vừa tìm.

Câu 3 (1 đ):

Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn trên?

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kì I môn thi: Ngữ văn - Khối 8 (Đề B)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT ĐỨC HÒA KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I 
TRƯỜNG THCS AN NINH NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn thi: Ngữ văn - Khối 8
ĐỀ CHÍNH THỨC B
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
TIẾNG VIỆT: (3 điểm).
Cho đoạn văn:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”.
 (Trích Lão Hạc, Nam Cao)
Câu 1 (1 đ): 
Tìm câu ghép trong đoạn văn trên.
Câu 2 (1đ): 
Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép vừa tìm. 
Câu 3 (1 đ): 
Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn trên?
II. VĂN BẢN (2đ)
Câu 4 (1 đ):
 	Chép thuộc lòng bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu.
Câu 5 (1 đ): 
Trình bày nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu.
TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm).
Câu 6 : Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam.
---- Hết ----
MA TRẬN
Nội dung
Các mức độ
TS
Thông hiểu
Vận dụng sáng tạo
Câu ghép
Quan hệ giữa các vế trong câu ghép
Từ tượng hình và từ tượng thanh
Lão Hạc
Truyện kí
Viết bài TLV thuyết minh
C1
C2
C3
C4
C5
C6
1
1
1
1
1
1
Tổng số câu
5
5
6
Tổng số điểm
5
5
10
ĐÁP ÁN ĐỀ B
Câu 1 (1 đ): 
Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
Câu 2 (1đ): Quan hệ ý nghĩa giữa các trong câu ghép: quan hệ bổ sung (hoặc đồng thời).
Câu 3 (1 đ):
	- Từ tượng hình: móm mém, ngoẹo, co rúm
	- Từ tượng thanh: hu hu.
Câu 4 (1 đ): Hs chép đúng bài thơ
Câu 5 (1 đ): 
1.Nghệ thuật (0,75đ)
-Viết theo thể thơ truyền thống.
-XD hình tượng người chí sĩ cách mạng với khí phách kiên cường, tư thế hiên ngang, bất khuất.
-Lựa chọn ngôn ngữ để thể hiện khẩu khí rắn rỏi, hào hùng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
2.Ý nghĩa văn bản “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu : (0,25đ)
	Vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.
Câu 6: (5 đ)
III. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm).
Yêu cầu chung:
Biết cách làm bài văn thuyết minh .
Nội dung bài viết cần cụ thể, chính xác, dễ hiểu.
Yêu cầu cụ thể:
Bài văn cần đảm bảo 3 nội dung cơ bản sau đây:
Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam.
Thân bài:
Nguồn gốc ra đời và phát triển: tự bao giờ, khoảng từ thế kỉ XVIII, tuy ban đầu còn thô sơ nhưng đã rất kín đáo. Nó là sản phẩm dung hoà cả ba miền. Phụ nữ đã biết thêu thùa hoa lá, cỏ cây trên áo để tăng vẻ đẹp. Chiếc áo dài ngày càng hoàn thiện hơn và trở thành một thứ y phục dân tộc mang tính thẩm mĩ cao.
Hình dáng, cấu tạo, đặc điểm: Hai tà dài, cổ, khuy, chất liệu vải mềm mại, ngày càng tốt hơn..
Các kiểu: Cách điệu theo tuỳ thời kì.
Tác dụng đối với cuộc sống: Một tác phẩm mĩ thuật tuyệt vời, là niềm tự hào dân tộc, là một trong tiếng nói văn hoá. Hiển nhiên nó trở thành một loại quốc phục (những ngưòi phụ nữ Việt Nam mặc nó trong những ngày đại lễ, ngày cưới, tiếp khách nước ngoài, cuộc thi hoa hậu, trong học đường với các nữ sinh duyên dáng, thướt tha), biểu tượng cho người phụ nữ.
Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc áo dài (thấm đẫm tâm hồn, cốt cách người Việt.)
* Lưu ý: Học sinh có thể có những cách trình bày khác, miễn là hợp lý, chính xác.
* Tiêu chuần cho điểm:
 - Hình thức: Bố cục, văn phong, diễn đạt, chữ viết, trình bày (1.0 điểm).
 - Nội dung: 	+ Mở bài (0.5 điểm).
+ Thân bài (3.0 điểm).
+ Kết bài (0.5 điểm).
Giáo viên dựa vào thực tế bài làm của học sinh để cho các điểm cụ thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe va dap an van 8HKI B.doc