I. TIẾNG VIỆT: (3.0 điểm).
Câu 1: (1.0 điểm). “ Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi,”
(Muốn làm thằng Cuội - Tản Đà)
a) Chỉ ra thán từ trong hai câu thơ trên?
b) Thán từ đó dùng để biểu hiện điều gì?
Câu 2: (2.0 điểm). “ Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dắt đi trên con đường làng dài và hẹp. [ .] Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”
(Tôi đi học – Thanh Tịnh)
a) Xác định câu ghép trong đoạn văn trên ?
b) Chỉ ra mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép đó ?
PHÒNG GD & ĐT ĐỨC HÒA KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS AN NINH NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn thi: Ngữ văn - Khối 8 ĐỀ CHÍNH THỨC A Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) TIẾNG VIỆT: (3.0 điểm). Câu 1: (1.0 điểm). “ Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi! Trần thế em nay chán nửa rồi,” (Muốn làm thằng Cuội - Tản Đà) Chỉ ra thán từ trong hai câu thơ trên? Thán từ đó dùng để biểu hiện điều gì? Câu 2: (2.0 điểm). “ Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dắt đi trên con đường làng dài và hẹp. [.] Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” (Tôi đi học – Thanh Tịnh) Xác định câu ghép trong đoạn văn trên ? Chỉ ra mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép đó ? VĂN BẢN: (2.0 điểm). Câu 3: Chép thuộc lòng bài thơ “ Khách địa tư gia” (Ở đất khách nhớ nhà) của Nguyễn Thông. Câu 4: Trình bày ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm). Câu 5 : Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam. ---- Hết ---- MA TRẬN Mức độ Lĩnh vực nội dung Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số Thán từ Câu 1 / 1đ 1 câu Câu ghép Câu 2 / 2đ 1 câu Khách địa tư gia Câu 3 / 1đ 1 câu Muốn làm thằng Cuội Câu 4 / 1đ 1 câu Thuyết minh Câu 5 / 5đ 1 câu Tổng số câu 2 1 2 5 câu Tổng số điểm 2đ 2đ 6đ 10đ ĐÁP ÁN ĐỀ A I. TIẾNG VIỆT: (3.0 điểm). Câu 1: (1.0 điểm). -Thán từ “ơi!” ( 0.5 điểm). - Dùng để gọi (0.5 điểm). Câu 2: (2.0 điểm). a). Câu ghép: “Cảnh vật chung quanh tôi đều có sự thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” (1 điểm). b). Vế 1: Cảnh vật chung quanh tôi / đều có sự thay đổi Vế 2: Vì chính lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn Vế 3: Hôm nay tôi / đi học. - Vế 1 và vế 2 quan hệ nguyên nhân – kết quả (vế 1 kết quả, vế 2 nguyên nhân) (0,5 điểm). - Vế 2 và vế 3 quan hệ giải thích (0,5 điểm). II. VĂN BẢN: (2.0 điểm). Câu 3: Hs chép đúng bài thơ “Khách địa tư gia” (1đ) Câu 4: (1.5 điểm). a). Nghệ thuật (0,75đ) -Sử dụng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu tính khẩu khí. -Kết hợp tự sự và trữ tình. -Có giọng thơ hóm hỉnh, duyên dáng. b). Ý nghĩa (0,25đ) VB thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường, khao khát vươn tới vẻ đẹp toàn thiện toàn mĩ của thiên nhiên. III. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm). Yêu cầu chung: Biết cách làm bài văn thuyết minh . Nội dung bài viết cần cụ thể, chính xác, dễ hiểu. Yêu cầu cụ thể: Bài văn cần đảm bảo 3 nội dung cơ bản sau đây: Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam. Thân bài: Nguồn gốc ra đời và phát triển: tự bao giờ, khoảng từ thế kỉ XVIII, tuy ban đầu còn thô sơ nhưng đã rất kín đáo. Nó là sản phẩm dung hoà cả ba miền. Phụ nữ đã biết thêu thùa hoa lá, cỏ cây trên áo để tăng vẻ đẹp. Chiếc áo dài ngày càng hoàn thiện hơn và trở thành một thứ y phục dân tộc mang tính thẩm mĩ cao. Hình dáng, cấu tạo, đặc điểm: Hai tà dài, cổ, khuy, chất liệu vải mềm mại, ngày càng tốt hơn.. Các kiểu: Cách điệu theo tuỳ thời kì. Tác dụng đối với cuộc sống: Một tác phẩm mĩ thuật tuyệt vời, là niềm tự hào dân tộc, là một trong tiếng nói văn hoá. Hiển nhiên nó trở thành một loại quốc phục (những ngưòi phụ nữ Việt Nam mặc nó trong những ngày đại lễ, ngày cưới, tiếp khách nước ngoài, cuộc thi hoa hậu, trong học đường với các nữ sinh duyên dáng, thướt tha), biểu tượng cho người phụ nữ. Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc áo dài (thấm đẫm tâm hồn, cốt cách người Việt.) * Lưu ý: Học sinh có thể có những cách trình bày khác, miễn là hợp lý, chính xác. * Tiêu chuần cho điểm: - Hình thức: Bố cục, văn phong, diễn đạt, chữ viết, trình bày (1.0 điểm). - Nội dung: + Mở bài (0.5 điểm). + Thân bài (3.0 điểm). + Kết bài (0.5 điểm). Giáo viên dựa vào thực tế bài làm của học sinh để cho các điểm cụ thể.
Tài liệu đính kèm: