PHẦN TRẮC NGHIỆM 3 ĐIỂM- Đề 1
* Học sinh khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất và điền từ thích hợp từ câu 1 đến câu 10:
1. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau :
Văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh thuộc thể loại
2. Văn bản Trong lòng mẹ ra đời vào thời gian nào?
a. 1938 b. 1939 c. 1941 d. 1943
3. Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn “ tôi quên thế nào
được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” (Trích Tôi đi học)?
a. Nói lên nỗi nhớ thường trực của nhân vật tôi về ngày đến trường đầu tiên
b.Tô đậm cảm giác trong trẻo tươi sáng của nhân vật “tôi” trong ngày đến trường đầu tiên
c. Cho người đọc thấy những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn ám ảnh nhân vật “tôi”.
d. Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang đãng.
4. An- đéc-xen là nhà văn của nước nào?
a. Hà Lan b. Đan Mạch
c. Mỹ d. Tây Ban Nha
5. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Tức nước vỡ bờ là:
a. Tự sự b. Miêu tả
c.Biểu cảm d. Nghị luận
Họ và tên KIỂM TRA 1 TIẾT- TUẦN 11 Lớp8 Môn : Ngữ văn 8 - Tiết 41 PHẦN TRẮC NGHIỆM 3 ĐIỂM- Đề 1 * Học sinh khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất và điền từ thích hợp từ câu 1 đến câu 10: 1. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau : Văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh thuộc thể loại 2. Văn bản Trong lòng mẹ ra đời vào thời gian nào? a. 1938 b. 1939 c. 1941 d. 1943 3. Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn “ tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” (Trích Tôi đi học)? a. Nói lên nỗi nhớ thường trực của nhân vật tôi về ngày đến trường đầu tiên b.Tô đậm cảm giác trong trẻo tươi sáng của nhân vật “tôi” trong ngày đến trường đầu tiên c. Cho người đọc thấy những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn ám ảnh nhân vật “tôi”. d. Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang đãng. 4. An- đéc-xen là nhà văn của nước nào? a. Hà Lan b. Đan Mạch c. Mỹ d. Tây Ban Nha 5. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Tức nước vỡ bờ là: a. Tự sự b. Miêu tả c.Biểu cảm d. Nghị luận 6. Tác giả nào sau đây chuyên viết về đề tài người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo? a. Ngô Tất Tố b. Thanh Tịnh c. Nguyên Hồng d. Nam Cao 7. Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ ? a. Có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn b. Có giá trị châm biếm sâu sắc c. Là đoạn trích có kịch tính cao d. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của tác giả. 8. Trong văn bản Chiếc lá cuối cùng,vì sao bức tranh vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men được coi là một kiệt tác? a. Vì chiếc lá ấy đem lại sự sống cho Giôn-xi b. Vì nó rất giống với hoa thường xuân ở ngoài đời c. Vì cả Xiu và Giôn-xi chưa bao giờ nhìn thấy chiếc lá nào đẹp như thế. d. Vì cụ tự coi nó là một kiệt tác của mình 9. Trong văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000,nguyên nhân cơ bản khiến cho việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây hại đến môi trường là gì? a. Bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật b. Bao bì ni lông gây tắc nghẽn cống rãnh làm muỗi phát sinh, lây lan truyền dịch bệnh c. Bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm d. Đặc tính chung của bao bì ni lông cũng như các loại nhựa là không thể tự phân hủy. 10. Văn bản Đánh nhau với cối xay gió được trích từ tác phẩm? a. Đôn Ki-hô-tê b. Người Thầy đầu tiên c. Tên cảnh sát và gã lang thang d. Quà tặng của các đạo sĩ. 11 Hãy nối ý ở cột A tương ứng với nghệ thuật được sử dụng ở cột B cho phù hợp: A- Văn bản B- Nghệ thuật Nối 1. Lão Hạc. a. Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, khắc họa nhân vật rõ nét. 1 2 Trong lòng mẹ. b. Miêu tả tâm lí nhân vật 2 c. Diễn tả tâm lí tinh tế , giàu cảm xúc Họ và tên KIỂM TRA 1 TIẾT- TUẦN 11 Lớp8 Môn : Ngữ văn 8 - Tiết 41 PHẦN TRẮC NGHIỆM 3 ĐIỂM- Đề 2 * Học sinh khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất và điền từ thích hợp từ câu 1 đến câu 10: 1. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau : Văn bản Lão Hạc của Nam Cao thuộc thể loại 2. Văn bản Tôi đi học ra đời vào thời gian nào? a. 1938 b. 1939 c. 1941 d. 1943 3. Trong văn bản Tôi đi học,ông đốc và những thầy cô giáo đón các bạn thái độ, cử chỉ như thế nào? a. Nghiêm khắc, lạnh lùng b. Không tỏ thái độ gì đặc biệt c. Rất ân cần, niềm nở d. Xa lánh 4. Đoạn trích Trong lòng mẹ được trích từ tác phẩm nào? a. Tắt đèn b. Khi đứa con ra đời c. Cửa biển d. Những ngày thơ ấu . 5. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Tức nước vỡ bờ là: a. Tự sự b. Miêu tả c. Biểu cảm d. Nghị luận 6. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích Trong lòng mẹ ? a. Đoạn trích chủ yếu trình bày những đau khổ của chú bé Hồng . b. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm trạng độc ác của người bà cô bé Hồng . c. Đoạn trích chủ yếu trình bày những hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ d. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng. 7. Trong văn bản Cô bé bán diêm, có mấy lần em bé quẹt diêm? a. Hai lần b. Ba lần c. Bốn lần d. Năm lần 8. Trong văn bản Chiếc lá cuối cùng,vì sao chiếc lá thường xuân không rụng xuống? a. Vì nó chưa đến lúc rụng b. Vì nó bám rất chắc ở trên tường c. Những chiếc lá thật đã rụng hết rồi, trên tường chỉ là chiếc lá giả do cụ Bơ men vẽ d. Xiu đã cầu mong để chiếc lá đó không bao giờ rụng xuống. 9. Ý nào nói lên mục đích lớn nhất của tác giả khi viết lên văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 ? a. Để mọi người không sử dụng bao bì ni lông nữa b. Để mọi người thấy trái đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng c. Để góp phần vào việc tuyên truyền và bảo vệ môi trường của trái đất d. Để góp phần vào việc thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông. 10. Xec- van- tét là nhà văn của nước nào? a. Hà Lan b. Đan Mạch c. Mỹ d. Tây Ban Nha 11 Hãy nối ý ở cột A tương ứng với nghệ thuật được sử dụng ở cột B cho phù hợp: A- Văn bản B- Nghệ thuật Nối 1.Tức nước vỡ bờ. a. Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, khắc họa nhân vật rõ nét. 1 2 Lão Hạc b. Diễn tả tâm lí tinh tế , giàu cảm xúc. 2 c. Miêu tả tâm lí nhân vật KIỂM TRA 1 TIẾT- TUẦN 11 Môn : Ngữ văn 8 - Tiết 41 PHẦN TỰ LUẬN 7 ĐIỂM Đề 1: Câu 1 : a. Nêu vài nét về tác giả Thanh Tịnh. (1đ) b. Trong văn bản Cô bé bán diêm, trong số các lần mộng tưởng đó, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là mộng tưởng. Câu 2 : Theo em nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của lão Hạc. Em có suy nghĩ gì về tình cảnh cùng đường và bản chất , tính cách của lão Hạc. (3đ) Câu 3 : Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về niềm vui sướng và hạnh phúc của chú bé Hồng khi được gặp mẹ và ở trong lòng mẹ. KIỂM TRA 1 TIẾT- TUẦN 11 Môn : Ngữ văn 8 - Tiết 41 PHẦN TỰ LUẬN 7 ĐIỂM Đề 2: Câu 1 : a. Nêu vài nét về tác giả Nguyên Hồng .(1đ) b. Trong văn bản Chiếc lá cuối cùng, vì sao có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác? Câu 2 : Theo em nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của lão Hạc. Em có suy nghĩ gì về tình cảnh cùng đường và bản chất , tính cách của lão Hạc. (2đ) Câu 3 : Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về cái chết của em bé trong truyện Cô bé bán diêm. ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT - TUẦN 11 MÔN NGỮ VĂN 8- TIẾT 41 PHẦN TRẮC NGHIỆM 3ĐIỂM Từ câu 1 đến câu 10 mỗi câu trả lời đúng 0.25 điểm 1. Truyện ngắn 2.a 3.b 4.b 5.a 6.d 7.b 8.a 9.d 10.a Câu 11 nối mỗi câu đúng 0.25 điểm: 1-b ; 2-c PHẦN TỰ LUẬN 7 ĐIỂM Câu 1 : a. Học sinh nêu những nét chính về tác giả theo chú thích */ 8 (1.0đ) - Thanh tịnh (1911- 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở ngoại ô thành phố Huế.(0.25đ) - Từ năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ. (0.25đ) - Sáng tác của ông nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. (0.25đ) - Tác phẩm chính: nêu được hai tác phẩm(0.25đ) b. - Các mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, bàn ăn (0.25đ), cây thông nô en(0.25đ) - Thuần túy là mộng tưởng: con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa(0.25đ) ; hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời(0.25đ). Câu 2 : + Học sinh trình bày đảm bảo những ý cơ bản sau: * Về nội dung: (2đ) - Tình cảnh đói khổ,túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát(0.25đ). Qua đây chúng ta thấy số phận cơ cực đáng thương của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám(0.25đ). - Nhưng xét ra , nếu lão Hạc ham sống, lão còn có thể sống được thậm chí còn sống lâu hơn là đằng khác(0.25đ), lão chọn cái chết vì muốn bảo toàn căn nhà, mảnh vườn cho con(0.25đ). Đó là một sự hi sinh. (0.25đ) - Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đẩy lão vào cái chết để được giải thoát(0.25đ). Đây là cái chết tự nguyện, xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính(0.25đ). Đây cũng là cái chết của một số phận cơ cực đáng thương của những người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám (0.25đ). * Về nghệ thuật: (1đ) - Xây dựng nhân vật và miêu tả tâm lí tài tình(0.25đ), ngôn ngữ sinh động(0.25đ), ấn tượng, (0.25đ). giàu tính tạo hình và gợi cảm(0.25đ). Câu 3 : + Học sinh trình bày thành đoạn văn. Cần đảm bảo yêu cầu: * Về nội dung: (1.5đ) - Thoáng nhìn thấy bóng ai như mẹ , em đã cuống quýt gọi vừa bối rối ,mừng rỡ, hi vọng .(0.25đ) Hình ảnh so sánh sử dụng trong câu văn “ khác gì ảo ảnh của một dòng nước trong suốt .sa mạc” .(0.25đ)đã diễn tả được thám thía nỗi khao khát đến cháy ruột được gặp mẹ của Hồng .(0.25đ). - Nổi sung sướng đến cuống quýt của bé Hồng khi được gặp mẹ được thể hiện ở những hành động “thở hồng hộc” , “ríu cả chân”, “ oà lên khóc” .(0.25đ) - Cảm giác sung sướng cực điểm của đứa con khi được ở trong lòng mẹ : thấy gương mặt mẹ tươi sáng,hơi thở thơm tho. .(0.25đ)( - Trong lòng mẹ bé Hồng bồng bềnh trong cảm giác sung sướng rạo rực không mảy may nghĩ ngợi. .(0.25đ) * Hình thức : - Đoạn văn đúng yêu cầu, viết câu đúng ngữ pháp, chính tả(0.25đ) - Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc(0.25đ) ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT - TUẦN 11 MÔN NGỮ VĂN 8- TIẾT 41 PHẦN TRẮC NGHIỆM 3ĐIỂM –Đề 2 Từ câu 1 đến câu 10 mỗi câu trả lời đúng 0.25 điểm 1.Truyện ngắn 2.c 3.dc 4.d 5.a 6.cd 7.d 8.c 9.c 10.d Câu 11 nối mỗi câu đúng 0.25 điểm: 1-a ; 2-c PHẦN TỰ LUẬN 7 ĐIỂM Câu 1 : a. Học sinh nêu những nét chính về tác giả theo chú thích */ 18-19 (1.đ) - Nguyên Hồng (1918- 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. (0.25đ) - Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo Sau Cách mạng tiếp tục bển bỉ sáng tác để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ(0.25đ) - Được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.(0.25đ) - Tác phẩm chính : nêu được hai tác phẩm(0.25đ) b. Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác bởi: - Giống như thật (Xiu và Giôn-xi đều là họa sĩ cũng không nhận ra)(0.25đ), - Được vẽ trong đêm mưa tuyết đầy khó khăn, đem lại sự sống cho Giôn- xi(0.25đ) - Chiếc lá được vẽ bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng(0.25đ) ; - Đây là sản phẩm nghệ thuật chân chính(0.25đ). Câu 2 : + Học sinh trình bày đảm bảo những ý cơ bản sau: * Về nội dung: (2đ) - Tình cảnh đói khổ,túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát(0.25đ). Qua đây chúng ta thấy số phận cơ cực đáng thương của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám(0.25đ). - Nhưng xét ra , nếu lão Hạc ham sống, lão còn có thể sống được thậm chí còn sống lâu hơn là đằng khác(0.25đ), lão chọn cái chết vì muốn bảo toàn căn nhà, mảnh vườn cho con(0.25đ). Đó là một sự hi sinh. (0.25đ) - Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đẩy lão vào cái chết để được giải thoát(0.25đ). Đây là cái chết tự nguyện, xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính(0.25đ). Đây cũng là cái chết của một số phận cơ cực đáng thương của những người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám(0.25đ). * Về nghệ thuật: (1đ) - Xây dựng nhân vật và miêu tả tâm lí tài tình(0.25đ), ngôn ngữ sinh động(0.25đ), ấn tượng, (0.25đ). giàu tính tạo hình và gợi cảm(0.25đ). Câu 3 : + Học sinh trình bày thành đoạn văn. Cần đảm bảo yêu cầu: * Về nội dung: (1.5đ) - Cái chết thương tâm: Em bé đói rét, không ai quan tâm ,chăm sóc (0.25đ) - Người đời đối với em quá lạnh lùng.(0.25đ) - Mẹ và bà yêu thương em thì đã qua đời .(0.25đ). - Những người nhìn thấy thi thể em sáng mùng một Tết cũng lạnh lùng như thế .(0.25đ) - Trong xã hội thiếu tình thương, nhà văn đã viết truyện này với tất cả niềm thông cảm.(0.25đ) yêu thương đối với em bé bất hạnh.(0.25đ) * Hình thức : - Đoạn văn đúng yêu cầu, viết câu đúng ngữ pháp, chính tả(0.25đ) - Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc(0.25đ)
Tài liệu đính kèm: