Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lí cảm xúc của bản thân

Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lí cảm xúc của bản thân

MỤC TIÊU:

• Nhận biết được những biểu hiện của sự căng thẳng, một số tình huống tạo nên căng thăng, tác động của nó đối với cuộc sống và nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng kiểm soát, làm chủ cảm xúc của bản thân GVCN.

• Có thái độ tích cực đối với những tình huống gây căng thẳng, tìm ra những cách ứng phó tích cực trong tình huống gâyn căng thẳng.

• Biết cách giải toả cảm xúc và kiểm soát, làm chủ cảm xúc.

• Có thể vận dụng được kĩ thuật kiểm soát, làm chủ cảm xúc của bản thân trong các tình huống thực tiễn để tránh làm tổn thương HS.

• Điều chỉnh nội dung, phương pháp và thời lượng cho phù hợp với điều kiện tập huấn ở địa phương.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 3033Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lí cảm xúc của bản thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG
VÀ QUẢN LÍ CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN
MỤC TIÊU: 
Nhận biết được những biểu hiện của sự căng thẳng, một số tình huống tạo nên căng thăng, tác động của nó đối với cuộc sống và nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng kiểm soát, làm chủ cảm xúc của bản thân GVCN.
Có thái độ tích cực đối với những tình huống gây căng thẳng, tìm ra những cách ứng phó tích cực trong tình huống gâyn căng thẳng. 
Biết cách giải toả cảm xúc và kiểm soát, làm chủ cảm xúc.
Có thể vận dụng được kĩ thuật kiểm soát, làm chủ cảm xúc của bản thân trong các tình huống thực tiễn để tránh làm tổn thương HS.
Điều chỉnh nội dung, phương pháp và thời lượng cho phù hợp với điều kiện tập huấn ở địa phương.
NỘI DUNG:
HỌAT ĐỘNG 1: Nhận biết căng thẳng và hậu quả không kiểm soát cảm xúc.
Câu hỏi 1:Bằng những trải nghiệm của bản thân, thầy ( cô) hãy kể những tình huống gây căng thẳng mà thầy ( cô) đã trải qua.
HV kể các tình huống, Gv chốt lại:
KL1: Tình huống gây căng thẳng là những sự việc, vấn đề xảy ra trong cuộc sống, trong mối quan hệ phức tạp giữa con người, những thay đổi của môi trường tự nhiên tác động đến con người và gây ra cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực.
Gv: *Những tác nhân nào gây căng thẳng:
Sự kiện trong cuộc sống: mất người thân, khó khăn về tài chính, bị phản bội, bị lừa
Phức tạp rắc rối hàng ngày: tắc đường, ngập úng, mất điện khi nóng bức..
Công việc: quá nhiều, lặp đi lặp lại đơn điệu, việc nguy hiểm
*Tình huống có thể gây căng thẳng với người này nhưng lại không gây với người khác. Điều đó phụ tuộc vào kinh nghiệm sống, vào tính cách của mỗi người.
Câu hỏi 2:Nêu những biểu hiện cảm xúc trong tình huống căng thẳng.
Chia 4 nhóm với 4 dấu hiệu : - Dấu hiệu về sinh lí
	- Cảm xúc
	- Nhận thức
	- Hành vi
KL2: Những biểu hiện cảm xúc trong tình huống căng thẳng:
*Dấu hiệu về sinh lí: đau đầu, tức ngực, khó thở, thở nhanh, chóng mặt, khô miện, tim đập mạnh, toát mồ hôi
	*Cảm xúc: lo lắng, sợ hãi, khó chịu, tức giận, tuyệt vọng.
* Nhận thức: suy nghĩ một chiều, không tập trung làm việc, thiếu sang tạo
* Hành vi: nổi khùng, đi lang thang, hút thuốc, nói lắp, run rẩy, nói năng linh tinh.
Câu hỏi 3:Thầy cô hãy nêu những ảnh hưởng của trạng thái căng thẳng?
KL3: Khi căng thẳng, con người có thể xuất hiện cảm xúc, hành vi mang tính tích cực hoặc tiêu cực, nhưng tiêu cực là chính:
Cảm xúc tiêu cực: buồn rầu, bực tức, bi quan, nghi ngờdễ dẫn đến những hành vi tiêu cực: từ cáu tiết, nóng mặt-> tức giận -> nổi khùng khó kiểm soát được hành vi. Sự tức giận này có hại cho sức khoẻ và mối quan hệ con người.
Cảm xúc tích cực: quyết tâm, hi vọng, biết lỗ, ân hận
HOẠT ĐỘNG 2:Cách phòng ngừa và giải toả căng thẳng.
Chia 4 nhóm cho 2 tình huống:
TH1: Ngày đầu tháng âm lich, trên đường từ trường về nhà, cô Hà ghé vào chợ mua hoa quả để thắp hương. Cô Hà đã mặc cả xong nhưng mở cặp thì mới hay là mình quên mang ví nên không mua hàng nữa. Bà bán hàng mắng Hà những lời khó nghe. Hà rất sốc vì nghĩ rằng cả tháng sẽ gặp toàn chuyện rủi ro.
TH2: Đoàn thanh tra của phòng GD-ĐT sắp về thanh tra toàn diện, con nhỏ, người giúp việc lại ốm. Cô Lan đang rất lo lắng thì cô hiệu trưởng lại yêu cầu cô chuẩn bị khẩn trương cho chương trình ngoại khoá của tổ cô theo kế hạch đã định.
? Vào tình huống ấy, thầy, cô có tâm trạng như thế nào và giải quyết ra sao? Nhận xét về các cách giải quyết ấy.
Các nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý. Dù ở tình huống nào thì các cách giải quyết đều có thể theo 2 chiều : tích cực hoặc tiêu cực.
? Từ các cách giải quyết trên, theo thầy, cô, ta làm thế nào để phòng ngừa, giảm, giải toả căng thẳng cho bản thân mình.
KL: * Để giảm căng thẳng:
	- Chủ động giảm các áp lực của cuộc sống.
- Một số yếu tố hỗ trợ: thể dục thể thao, làm những việc mình yêu thích, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.
	- Chuẩn bị sẵn tâm thế đón nhận các căng thẳng, coi nó như một phần tất yếu của cuộc sống để tìm cách ứng phó có hiệu quả. ( Nếu không giải toả, cảm xúc tiêu cực ứ động, đi sâu vào tiềm thức, nó sẽ điều khiẻm hành động của ta trong vô thức).
 * Giải toả căng thẳng theo chiều tích cực:
- Giải toả bằng hành động mạnh để xả tức giận ( nhưng không được làm tổn thương đến ai): hét to ( giữa khoảng không rộng lớn), đấm vào các bao cát....
	- Suy nghĩ theo chiều hướng tích cực ( nhiều chiều) để: 
 	+Xác định thái độ, niềm tin của bản thân.
+ Xác định cảm xúc thực sự sau cơn tức giận.
+ Thử nghĩ xem trong tình huống đó, người khác có thể suy nghĩ như thế nào để không tức giận . Từ đó sẽ chọn được cách ứng phó hợp lí.
Gv: Việc lựa chọn cách ứng phó nào tuỳ thuộc vào nhận thức, kinh nghiệm sống, nhân cách, điều kiện của mỗi người.
Gv: mở rộng bằng tình huống : một HS cá biệt hay phá quấy trong lớp nghỉ học không lí do. GV có thể có những suy nghĩ gì:
Tình huống
Suy nghĩ
Cảm xúc
1. Thật là vô kỉ luật. Chắc lại đàn đúm, không đi lêu lổng thì cũng đi chơi điện tử. Phải phạt.
Tức giận
Một HS cá biệt hay phá quấy trong lớp nghỉ học không lí do
2. Có thể cậu ta ốm mà gia đình không nhờ ai xin phép được
Lo lắng
3. Cậu ta nghỉ, lớp yên ắng hẳn, mình dạy thật thoả mái. Giá cậu ta nghỉ hẳn thì tốt
Vui mừng
HOẠT ĐỘNG 3: Quản lí cảm xúc trong một số tình huống tránh làm tổn thương HS.
Chia nhóm dựng tiểu phẩm : Thầy ( cô) sẽ ứng xử thế nào trong tình huống này?
TH1: Thầy ( cô) vừa bớc chân vào lớp thì phát hiện trên bảng viết, vẽ những điều châm chọc ám chỉ mình. Rất bực, muốn phát điên lên vì HS hỗn láo. 
TH 2: Thầy Hoàn được BGH cho biết lá đơn HS lớp thầy dạy kiến nghị đổi thầy với lí do lúc nào thày cũng mắng mỏ, chê bai HS.
TH3: Vào giờ học, phát hiện trong ngăn bàn GV có con chuột chết. Cô Hà kinh hoàng, ngừng giờ dạy để tìm thủ phạm. Cô nghĩ ngay đến HS nghịch nhất lớp, yêu cầu em đứng dạy. Em đó rất bực vì bị nghi oan nên đã cãi cô đến nỗi cô thấy mình bị xúc phạm.
TH 4: Đang dạy thì thầy giáo dạy bộ môn lớp mình CN chạy sang báo: không dạy nữa, HS cứ rúc rích cười, càng hỏi chúng càng cười. Thầy ( cô) chạy về lớp hỏi, thì ra chúng cười vì thầy bộ môn trang phục xộc xệch, thiếu chỉn chu, dễ gây cười....
Các nhóm trình bày, nhóm khác góp ý.
Gv chốt lại:để Quản lí cảm xúc trong một số tình huống tránh làm tổn thương HS, GV cần:
KL: 
Hiểu ra cơn tức giận của mình.
Dù trong bất cứ tình huống nào cũng phải bình tĩnh, linh hoạt để tìm phương án giải quyết tối ưu nhất( ( Cần phân biệt: cảm xúc và hành vi. Tức giận là bình thường, nhưng kèm theo hành vi làm tổn thương người khác là không thể chấp nhận được, xết cả về mặt đạo lí và pháp lí).
Trong tình huống bị sốc, một mặt GV áp dụng các biện pháp giải toả căng thẳng, một mặt tăng cờng ý chí để kiểm soát cảm xúc, không cáu giận, bị kích động để đảm bảo môi trường học tập cho HS.
Cách ứng phó và kiểm soát cảm xúc trong các tình huống căng thẳng trên lớp:
- Cần suy nghĩ tích cực về tình huống xảy ra hay hành vi chưa chín chắn hoặc vô tình của HS.
- Phản ứng của Gv nên chậm lại. Cần tỏ thái độ như không để ý đến hành vi gây rối của HS, cho HS hiểu rằng hành vi ấy chẳng ảnh hưởng gì đến bài giảng, hành vi đó là thừa.
- Có thể pha trò, hài hước để giảm căng thẳng.
- Có thể có phản ứng nghịch lí: biến hành vi gây rối thành hành vi có lợi.

Tài liệu đính kèm:

  • docki nang ung pho voi cang thang va quan li came xuccua ban than.doc