Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Nguyễn Duy Tuấn Anh

Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Nguyễn Duy Tuấn Anh

I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3 ĐIỂM )

Câu 1 : ( 2 điểm ) : Hãy khoanh tròn chữ cái trước kết luận đúng nhất

1. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch CuCl2

A. Na, Fe, Al, K, Cu B. Na, Fe, Al, K, Ag

C. Na, Fe, Al, K, Mg D. Na, Fe, Al, Mg, Ag

2. Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần

A. Cu, Ag, Fe, Zn, Mg, K B.Ag, Cu, Fe, Zn, Mg, K

C. Ag, Cu, Fe, Mg, Al, K D. Ag, Cu, Al, Fe, Mg, K

3. Dựa vào công thức hoá học, hãy cho biết công thức hoá học nào thuộc về thành phần của phân đạm.

A. CO(NH2)2 B. Ca3(PO4)2 C. K2SO4 D. Ca(H2PO4)2

4. Có 4 lọ hoá chất mất nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu : H2SO4, K2SO4, HCl, KCl

Thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được dung dịch trong mỗi lọ.

A. Dùng dung dịch muối Bari B. Dùng quỳ tím và dung dịch muối AgNO3

C. Dùng dung dịch Ba(OH)2 D. Dùng quỳ tím và dung dịch Ba(OH)2 ( hoặc muối Bari)

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 216Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Nguyễn Duy Tuấn Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi 	KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2007 – 2008
Giáo viên ra đề : Nguyễn Duy Tuấn Anh 	Môn : Hoá học 9
Thời gian : 45 phút
I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3 ĐIỂM )
Câu 1 : ( 2 điểm ) : Hãy khoanh tròn chữ cái trước kết luận đúng nhất
1. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch CuCl2
A. Na, Fe, Al, K, Cu	B. Na, Fe, Al, K, Ag	
C. Na, Fe, Al, K, Mg	D. Na, Fe, Al, Mg, Ag
2. Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần
A. Cu, Ag, Fe, Zn, Mg, K	B.Ag, Cu, Fe, Zn, Mg, K 	
C. Ag, Cu, Fe, Mg, Al, K	D. Ag, Cu, Al, Fe, Mg, K
3. Dựa vào công thức hoá học, hãy cho biết công thức hoá học nào thuộc về thành phần của phân đạm.
A. CO(NH2)2	B. Ca3(PO4)2	C. K2SO4	D. Ca(H2PO4)2
4. Có 4 lọ hoá chất mất nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu : H2SO4, K2SO4, HCl, KCl
Thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được dung dịch trong mỗi lọ.
A. Dùng dung dịch muối Bari	B. Dùng quỳ tím và dung dịch muối AgNO3
C. Dùng dung dịch Ba(OH)2	D. Dùng quỳ tím và dung dịch Ba(OH)2 ( hoặc muối Bari)
Câu 2 ( 1 điểm ) Hãy nối cột A ( thí nghiệm ) với cột B ( hiện tượng ) sao cho phù hợp
Cột A ( Thí nghiệm )
Cột B ( hiện tượng )
1. Thả viên Na vào dung dịch CuCl2
2. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch AgNO3
a. Ban đầu xuất hiện sủi bọt khí sau đó có kết tủa màu xanh lơ sinh ra.
b. Xuất hiện kết tủa trắng
c. Xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch
Kết quả : 1 ghép với ..........	; 2 ghép với ........
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM ) 
Câu 1 ( 2 điểm ) Viết các phương trình hoá học để thực hiện dãy chuyển hoá theo sơ đồ sau :
Fe FeCl3 Fe(NO3)3 Fe(OH)3 Fe2O3
Câu 2 ( 1,5 điểm ) Có 4 dung dịch gồm NaCl, Na2SO4, NaNO3, Na2CO3 em hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết mỗi chất rắn trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 3 ( 3,5 điểm ) Cho 2,75 gam hỗn hợp gồm hai kim loại nhôm và sắt tác dụng với dung dịch axit clohiđric ( dư ). Sau phản ứng thu được dung dịch B và 22,4 lit khí hiđro sinh ra ( đo ở điều kiện tiêu chuẩn ).
a) Viết phương trình hoá học xảy ra
b) Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
c) Tính thành phần phần trăm của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Cho biết ( Al = 27, Fe = 56, Cl = 35,5 , H = 1 )
DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG	 GIÁO VIÊN RA ĐỀ 
 Nguyễn Duy Tuấn Anh
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM )
Câu 1 Mỗi ý đúng đạt 0, 5 điểm : 4 x 0,5 = 2 điểm
1- C.	2- B. 	3-A. 	4- D. 
Câu 2 ( 1 điểm ) Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm : 2 x 0,5 = 1 điểm
1 ghép với a 	; 	2 ghép với b 
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM )
Câu 1 Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm : 4 x 0,5 = 2 điểm 
1) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3	( 0,5điểm )
2) FeCl3 + 3AgNO3 Fe(NO3)3 + 3AgCl	( 0,5điểm )
3) Fe(NO3)3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaNO3	( 0,5điểm )
4) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O	( 0,5điểm )
Câu 2 
- Lấy mỗi thứ một ít làm thí nghiệm
- Cho dung dịch HCl lần lượt từng dung dịch trên 
+ Nhận ra Na2CO3 vì có chất khí thoát ra
Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2 	( 0,5điểm )
- Các dung dịch còn lại cho dung dịch BaCl2 vào 
+ Nhận ra Na2SO4 vì có kết tủa trắng sinh ra
Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl	( 0,5điểm )
- Hai dung dịch còn lại cho dung dịch AgNO3 vào 
+ Nhận ra NaCl vì có kết tủa trắng sinh ra 
NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3 	( 0,5điểm )
Còn lại là dung dịch NaNO3
Câu 3 : 
	( 0,25 điểm )
Đặt a, b lần lượt là số mol của Al và Fe
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2	
( Mol ) a 3a a 1,5a	( 0,5điểm )
	Fe + 2HCl FeCl2 + H2
( Mol ) b 2b b b	( 0,5điểm )
Theo đề ra ta có hệ phương trình : 	( 0,5 điểm )
Giải hệ phương trình ta được a = 0,05 ; b = 0,025 	( 0,25 điểm )
mAl = 0,05 x 27 = 1,37 ( gam ) 	( 0,5 điểm )
mFe = 0,025 x 56 = 1,4 ( gam ) 	( 0,5 điểm )
% Al = 	( 0,25 điểm )
% Fe = ( 100 – 49,09 )% = 50,91 % 	( 0,25 điểm )
Ghi chú : Viết phương trình phản ứng nếu thiếu t0, chưa cân bằng thì trừ ½ số điểm của phương trình đó. Học sinh làm đúng phần nào thì chấm điểm phần đó. Chú ý theo logic của bài tập mới cho học sinh điểm bài ở phần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nguyen_duy_tuan_anh.doc