Khắc sâu những điều đặc sắc trong các văn bản văn học Việt Nam

Khắc sâu những điều đặc sắc trong các văn bản văn học Việt Nam

I. Văn bản “Tôi đi học”

1. Truyện ngắn Tôi đi học không đầy ắp sự kiện, chen chúc nhân vật, không có những xung đột xã hội mà giàu chất trữ tình nhẹ nhàng, êm dịu và trong trẻo. Toàn bộ tác phẩm ngân nga một niềm cảm xúc về kỷ niệm mơn man ngày đầu tựu trường. Dòng hồi tưởng ấy đã được tái hiện theo nhịp thời gian một ngày thiêng liêng, không thể nào quên. Bằng cả tấm lòng rung động thiết tha, Thanh Tịnh đã nói lên được thật cảm động và chân thành cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” lần đầu đến lớp. Kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn tự sự với trữ tình, miêu tả với biểu cảm, thiên truyện ngắn ra đời cách đây hơn 60 năm vẫn còn làm tâm hồn bao thế hệ người đọc bâng khuâng, xao xuyến, trở thành một trong những trang văn xuôi - thơ đặc sắc nhất của văn học hiện đại Việt Nam.

2. Bài tập:

Từ văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan và văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh, em có suy nghĩ gì về ý nghĩa buổi tựu trường đầu tiên đối với mỗi con người?

Gợi ý:

Là một bài tập đòi hỏi những suy nghĩ cá nhân, xuất phát từ những rung cảm sâu sắc của mỗi người về ngày đầu đi học. Điều quan trọng là các em phải bộc lộ được cảm xúc chân thành, tự nhiên, thấy được ý nghĩa thiêng liêng của ngày đầu đi học không chỉ bởi nó đánh dấu thời điểm khôn lớn của mỗi người, thấy mình trang trọng đứng đắn mà đồng thời còn thấy được ý nghĩa to lớn của nhà trường đối với sự hình thành và phát triển tâm hồn cũng như nhân cách mỗi chúng ta.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Khắc sâu những điều đặc sắc trong các văn bản văn học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khắc sâu những điều đặc sắc
trong các văn bản văn học Việt Nam.
I. Văn bản “Tôi đi học”
1. Truyện ngắn Tôi đi học không đầy ắp sự kiện, chen chúc nhân vật, không có những xung đột xã hội mà giàu chất trữ tình nhẹ nhàng, êm dịu và trong trẻo. Toàn bộ tác phẩm ngân nga một niềm cảm xúc về kỷ niệm mơn man ngày đầu tựu trường. Dòng hồi tưởng ấy đã được tái hiện theo nhịp thời gian một ngày thiêng liêng, không thể nào quên. Bằng cả tấm lòng rung động thiết tha, Thanh Tịnh đã nói lên được thật cảm động và chân thành cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” lần đầu đến lớp. Kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn tự sự với trữ tình, miêu tả với biểu cảm, thiên truyện ngắn ra đời cách đây hơn 60 năm vẫn còn làm tâm hồn bao thế hệ người đọc bâng khuâng, xao xuyến, trở thành một trong những trang văn xuôi - thơ đặc sắc nhất của văn học hiện đại Việt Nam.
2. Bài tập:
Từ văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan và văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh, em có suy nghĩ gì về ý nghĩa buổi tựu trường đầu tiên đối với mỗi con người?
Gợi ý:
Là một bài tập đòi hỏi những suy nghĩ cá nhân, xuất phát từ những rung cảm sâu sắc của mỗi người về ngày đầu đi học. Điều quan trọng là các em phải bộc lộ được cảm xúc chân thành, tự nhiên, thấy được ý nghĩa thiêng liêng của ngày đầu đi học không chỉ bởi nó đánh dấu thời điểm khôn lớn của mỗi người, thấy mình trang trọng đứng đắn mà đồng thời còn thấy được ý nghĩa to lớn của nhà trường đối với sự hình thành và phát triển tâm hồn cũng như nhân cách mỗi chúng ta.
II. Tức nước vỡ bờ.
1. Kiến thức căn bản:
Nằm trong chương 23 tiểu thuyết Tắt đèn (26 chương) của Ngô tất Tố, sau hàng loạt những biến cố xảy ra đối với gia đình chị Dậu: anh Dậu bị bắt trói ở sân đình vì thiếu sưu, chị Dậu phải chạy vạy bán con, bán chó nhưng lại thêm suất sưu của người em trai đã chết khiến anh vẫn không được thả ra, đến khi anh ngất xỉu mới được vất trả về nhà. Cả nhà nháo nhác ngược xuôi mới khiến anh hồi tỉnh. Đúng lúc đó, cai lệ và người nhà lý trưởng xuất hiện. Sau đoạn trích này, chị Dậu bị bắt trói lên huyện, khởi đầu những biến cố đen tối mới. Đoạn trích này được xem là gạch nối hai chuỗi sự kiện ấy.
Thông qua những lời đối thoại và xung đột giữa chị Dậu với cai lệ và người nhà lý trưởng, tác giả đã cho thấy bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ người nhân danh “nhà nước”, đại diện cho phép nước để hà hiếp, đánh đập người dân lương thiện. Đoạn trích cũng đồng thời cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: nhân hậu, dịu dàng mà cũng rất mạnh mẽ, tiềm tàng một sức mạnh phản kháng. 
Nghệ thuật xây dựng tình huống tạo ra độ căng để bộc lộ bản chất đích thực mỗi nhân vật, nghệ thuật khắc hoạ tính cách của nhà văn NTT rất sinh động, đặc biệt qua lời nói và hành động của nhân vật.
Bài tập.
1. Tác giả đã lựa chọn thời điểm nào để cai lệ và người nhà lý trưởng xuất hiện? í nghĩa của việc lựa chọn này?
Gợi ý:
+ Thời điểm ốm yếu nhất, thảm hại nhất của anh Dậu – người đàn ông vón coi là trụ cột trong gia đình.
+ Đúng lúc anh vừa tỉnh dậy sau cơn thập tử nhất sinh, chưakịp đưa bát cháo lên mồm đã lại lăn đùng ra phản vì thấy hung thần xuất hiện => Trời đánh còn tránh
=> Độ căng tình huống làm nảy sinh mâu thuẫn, thấy hết được sự tàn nhẫn đến bất nhân của bọn tay sai và sự chịu đựng đến nhẫn nhục của vợ chồng chị Dậu, tạo đà cho sự phát triển tình huống dẫn đén hành động tức nước vỡ bờ tất yếu ở cuối đoạn trích.
III. Trong lòng mẹ.
Những ngày thơ ấu là tập hồi ký viết về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng. Từ cảnh ngộ và tâm sự của chú bé Hồng – nhân vật chính – tác giả còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền, đầy thành kiến cổ hủ, tình máu mủ ruột thịt cũng trở nên khô héo bởi thói nhỏ nhen, ác độc.
Trích đoạn thể hiện tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh. Dường như càng trong cay đắng, tủi nhục, tình yêu ấy càng nồng đậm, cháy bỏng. Điều này được thể hiện trong hai sự việc chính:
+ Phản ứng tâm lý của bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của người cô đã xúc phạm đến mẹ chú.
+ Cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé khi gặp và được ấp ủ trong lòng mẹ.
Đây là đoạn trích tiêu biểu cho ngòi bút Nguyên Hồng: giàu chất trữ tình, cảm xúc dào dạt, thiết tha rất mực chân thành. Đó là giọng văn chắt lọc từ một trái tim nhạy cảm, dễ tổn thương, dễ rung động cực điểm với nỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị của con người. Bởi vậy, đoạn văn nói về niềm hạnh phúc khi được nằm trong vòng tay mẹ được coi như một bản tình ca dào dạt, thắm thiết về tình mẫu tử thiêng liêng.
Bài tập.
1. Phân tích diễn biến tâm trạng bé Hồng trong cuộc trò chuyện với người cô.
Gợi ý: Bám sát vào văn bản để phát hiện sự chặt chẽ và hợp lý trong sự phát triển tâm lý nhân vật bé Hồng khi trò chuyện với người cô:
+ Khi người cô giả bộ ngọt ngào để dò xét thái độ của Hồng.
+ Khi người cô mỉa mai cuộc sống tha hương kiếm sống của mẹ Hồng.
+ Khi người cô tươi cười kể về cảnh ngộ khốn cùng của mẹ Hồng.
Cảm xúc của bé Hồng ngày càng đẩy lên đến đỉnh điểm: nhớ nhung, thương cảm, xót xa, tủi hờn, căm tức
2. Cảm nhận về chất trữ tình thống thiết trong văn bản:
+ Tình huống và nội dung câu chuyện: Người mẹ ở xa, không được gần gũi bên con, Không được gần mẹ, yêu thương mẹ hết lòng nhưng lại phải ngh những lời đay nghiến bỉ ổi về mẹ, chứng kiến lời nói mỉa mai người mẹ mà mình yêu kính và cuộc gặp gỡ tràn ngập sướng vui với mẹ của bé Hồng
+ Dòng cảm xúc liền mạch và tự nhiên, hồn hậu của chú bé Hồng được diễn tả một cách chân thành.
+ cách diễn đạt rất giàu chất trữ tình bởi ngôn ngữ thiên về cảm xúc, các hình ảnh so sánh gây ấn tượng, gợi cảm, kết hợp nhuền nhuyễn giữa lờ kể và biểu cảm
IV. Lão Hạc:
1. Kiến thức căn bản:
a. Nam Cao là đại diện ưu tú của dòng văn học hiện thực phê phán trước năm 1945. Ông đã có công khám phá chủ đề mới trong mảng đề tài quen thuộc của văn học đương thời: đề tài nông dân, thể hiện chủ đề: giá trị nhân cách con người trong xã hội bất công, vô nhân đạo.
b. Tình cảnh khốn cùng, bi thảm cũng như nhân cách cao quý của người nông dân được kết tinh trong hình tượng nghệ thuật: Lão Hạc. Tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nam Cao được gửi gắm trong nhân vật ông giáo – người kể chuyện: gần gũi, thương cảm, xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ. 
c. Nghệ thuật miêu tả tâm lý rất tinh tế, sắc sảo qua hành động, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. Cách dẫn chuyện tự nhiên qua ngôi kể thứ nhất, nghệ thuật tạo tình huống và kết thúc bất ngờ. Ngôn ngữ rất đời thường mà thấm thía, sâu sắc.
Bài tập.
1. Phải bán chó, lão Hạc “mắt ầng ậng nước” rồi “hu hu khóc”, còn ông giáo thì “muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc” . So sánh và chỉ ra ý nghĩa của những giọt nước mắt ấy.
Gợi ý:
+ Lão Hạc khóc, trước tiên là bởi bán “cậu Vàng”, lão mất đi chỗ dựa của tình thân, một chút an ủi cho tuổi già cô độc. Đó là tiếng khóc than thân, tủi phận. Sau nữa, nước mắt ấy còn là bởi “tôi già bằng này tuổi đầu còn đánh lừa một con chó”, nỗi ân hận giày vò trước một việc làm mà lão cho là nhân tâm, xấu xa không gì có thể bào chữa. Tiếng khóc bởi vậy bộc lộ ý thức rất cao của nhân phẩm làm người ở lão Hạc.
+ Ông giáo trước nỗi đau đớn của người hàng xóm cũng muốn “ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc”. Tiếng khóc của niềm cảm thương sâu sắc, chân thành dâng lên trong lồng ngực một tâm hồn nhạy cảm trước nỗi đau đồng loại. Bên cạnh đó, trong cảm giác nghẹn ngào muốn khóc ấy còn có cả niềm cảm thông, thấu hiểu của người cùng cảnh ngộ ( những cuốn sách gắn bó với ông giáo cũng như con Vàng với lão Hạc).
Điểm chung: Đó đều là những giọt nước mắt chắt ra từ nỗi khổ cực, cay đắng đến như bất lực song cũng chan chứa tình yêu thương và lòng chia sẻ, biểu hiện đẹp đẽ của phẩm cách làm người. ( Nam Cao: nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ, ). đặc biêt ở ông giáo. Ông không chỉ biết khóc thương mình mà còn khóc cho nỗi đau của người khác. Mặc dù có suy nghĩ rất khoan thứ đối với thái độ lãnh đạm của không ít người nghèo: “Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ được đến ai nữa”, nhưng chính những khổ nhục của bản thân lại không hề làm trái tim ông trai sạn, vô cảm, trái lại nó càng trở nên nhạy cảm hơn trước nỗi đau đồng loại. Như vậy, trong quan niệm của Nam Cao, nước mặt vừa là biểu hiện của thân phận khổ nhục vừa là biểu tượng của nhân phẩm, của tình yêu thương, lòng trắc ẩn, của mối từ tâm. Vì lẽ ấy, nó luôn có sức lay động đối với tâm hồn người đọc, khiến ta phải trăn trở và day dứt, cảm động và xót xa.
2. Cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc và nhất là cái chết dữ dội mà ông lão tự nguyện nhận về mình?
Gợi ý:
a. HS có được niềm xót thương và thái độ trân trọng, cảm phục đối với một người nông dân khốn cùng nhưng rất có ý thức về danh dự, về nhân phẩm. Qua nhân vật, thấy được không chỉ số phận bi thảm của người dân trước cách mạng tháng Tám mà còn thấy tấm lòng tràn đầy nhân ái của nhà văn đối với con người.
b. Cái chết dữ dội mà lão Hạc tự nhận về mình đã là điẻm nhấn đậm nét cho số phận bi thảm của con người, đồng thời cũng là hành động quyết liệt của ý thức làm người, ý thức nhân phẩm sâu sắc
c. Cái chết ấy vừa có ý nghĩa tố cáo xã hội đương thời đã không cho con người được sống đúng ý nghĩa và giá trị sự sống, đồng thời biểu dương vẻ đẹp cao quý của nhân cách con người, dùng cái chết để rửa nỗi đau mặc cảm, để giữ tròn danh dự và bổn phận, để chết trong danh dự con người

Tài liệu đính kèm:

  • docon van ban 1-4.doc
  • docon tap van ban 2.doc