Kế hoạch môn Giáo dục công dân Lớp 9

Kế hoạch môn Giáo dục công dân Lớp 9

A- KẾ HOẠCH CHUNG

I. Đặc điểm tình hình

1. Thuận lợi:

- Học sinh có truyền thống hiếu học, có ý thức học tập tốt, say mê học tập bộ môn.

- Phụ huynh học sinh trẻ tuổi, có trình độ văn hóa tương đối cao, lại có tiềm lực kinh tế, rất chú trọng và quan tâm đến việc học tập, rèn luyện đạo đức của con cháu mình.

- Giáo viên dạy bộ môn đạt chuẩn và trên chuẩn, thường xuyên tích cực chủ động tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình dạy môn học, có ý thức nhiệt tình vận dụng phân phối chương trình mới và phương pháp dạy học bộ môn theo hướng cải tiến, luôn học hỏi, tìm kiếm thông tin, tài liệu tham khảo phục vụ bài giảng.

2. Khó khăn

 

doc 13 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 293Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch môn Giáo dục công dân Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
============================***==========================
Năm học: 2009-2010
Chỉ tiêu năm học 2009-2010
Lớp
Sĩ
Số
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
9B
9C
9D
Cả Khối
KẾ HOẠCH CHUNG
I. Đặc điểm tình hình
1. Thuận lợi: 
- Học sinh có truyền thống hiếu học, có ý thức học tập tốt, say mê học tập bộ môn.
- Phụ huynh học sinh trẻ tuổi, có trình độ văn hóa tương đối cao, lại có tiềm lực kinh tế, rất chú trọng và quan tâm đến việc học tập, rèn luyện đạo đức của con cháu mình.
- Giáo viên dạy bộ môn đạt chuẩn và trên chuẩn, thường xuyên tích cực chủ động tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình dạy môn học, có ý thức nhiệt tình vận dụng phân phối chương trình mới và phương pháp dạy học bộ môn theo hướng cải tiến, luôn học hỏi, tìm kiếm thông tin, tài liệu tham khảo phục vụ bài giảng.
2. Khó khăn 
 - Phần lớn phụ huynh học sinh và học sinh còn có tâm lý cho rằng: môn GDCD ở trường THCS là môn học phụ, chỉ cần học qua loa, đại khái để lấy điểm số, ít chú trọng tới việc thực hành.
- Một số học sinh có ý thức kỷ luật chưa cao, nhận thức chậm, tiếp thu bài chưa tốt, năng lực tiếp cận với phương pháp học tập mới của bộ môn còn nhiều hạn chế.
- Do tâm lý lứa tuổi, một số học sinh còn lười học, ngại suy nghĩ, ngại phát biểu, còn ỷ lại vào các bạn trong nhóm khi giáo viên yêu cầu thảo luận nhóm, thảo luận tập thể lớp, trình bày kết quả.
- Là giáo viên chuyên, song việc vận dụng phương pháp dạy học bộ môn theo hướng cải tiến đôi lúc còn lúng túng khi soạn và giảng.
- Tài liệu tham khảo, thông tin cập nhật hàng ngày, đồ dùng phục vụ môn GDCD ở trường THCS còn ở mức khiêm tốn.
II. Mục tiêu môn: Giáo dục công dân 9
Về kiến thức:
- Học sinh hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với học sinh THCS trong mối quan hệ với bản thân, với mọi người xung quanh, với công việc, với môi trường ( gia đình, trường lớp, xã hội, cộng đồng ) với lý tưởng sống của dân tộc.
- Học sinh hiểu được các biểu hiện, ý nghĩa các chuẩn mực đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội, sự cần thiết phải rèn luyện, cách thức rèn luyện để đạt được những chuẩn mực đó.
- Học sinh hiểu được và thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức, pháp luật về BVMT và TNTN qua các bài 6,18.
2- Về kĩ năng:
- Học sinh biết phân biệt hành vi đúng,sai. Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh theo các chuẩn mực đã học. Biết lựa chọn, thực hiện các ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hóa, xã hộitrong giao tiếp và trong hoạt động học tập, lao động, hoạt động tập thể, vui chơi giải trí
- Học sinh biết tự tổ chức việc học tập, rèn luyện của bản thân theo yêu cầu các chuẩn mực đã học.
- Học sinh có hành động cụ thể về bảo vệ môi trường, tuyên truyền vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng.
 3- Về thái độ
- Học sinh có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức, pháp luật, văn hóa, xã hội  trong đời sống hàng ngày.
- Học sinh có thái độ, tình cảm trong sáng lành mạnh đối với mọi người, đối với gia đình, nhà trường, quê hương đất nước. Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp.
- Học sinh có trách nhiệm với những hành vi của bản thân, có nhu cầu tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể XH, một công dân có ích, tích cực năng động sáng tạo.
- Học sinh có tình yêu quê hương đất nước, yêu quý tôn trọng thiên nhiên, có thái độ thân thiện với MT và có ý thức được hành động trước vấn đề MT nảy sinh, ủng hộ chủ động tham gia các hoạt động BVMT, phê phán các hành vi gây hại môi trường.
III. Phương pháp đặc trưng môn học
- Sử dụng phương pháp kích thích tư duy, thảo luận nhóm, thảo luận lớp, phương pháp đóng vai, tổ chức trò chơi, giải quyết tình huống, phương pháp đề án, đàm thoại
- Kết hợp sử dụng các phương pháp truyền thống: trực quan, thuyết trình, giảng giải nhằm kích thích tư duy, tích cực sáng tạo chủ động tìm kiếm tri thức của học sinh, kích thích khuyến khích học sinh vận dụng các chuẩn mực đã học gắn với thực tế cuộc sống hàng ngày.
- Thường xuyên sử dụng phương pháp tích hợp GD-BVMT vào bài giảng.
KẾ HOẠCH CỤ THỂ
1 tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết.
PHẦN I: CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TIẾT - TÊN BÀI
Thời gian thực hiện
2
Mục tiêu cần đạt
Ph­¬ng ph¸p, h×nh thøc
d¹y häc
Ph­¬ng tiÖn, tµi liÖu
d¹y häc
§iÒu chØnh
KIỂM TRA
8
GV
HS
T1
Bài 1:
Chí công vô tư
- Nêu được thế nào là CCVTư, biểu hiện và ý nghĩa của phẩm chất CCVTư.
- Biết thể hiện CCVTư trong cuộc sống hàng ngày
- Phân biệt được hành vi CCVTư và hành vi không CCVTư.
- Tự kiểm tra đánh giá hành vi của bản thân.
Đồng tình, ủng hộ việc làm CCVTư, phê phán những biểu hiện không CCVTư.
- Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại, nêu gương thuyết trình giảng giải
- SGK,SGV, VD thực tế, tấm gương, ca dao tục ngữ
- Bảng phụ, phiếu htập
- Một số câu chuyện về CCVTư
- Kể chuyện về Bác Hồ
M
T2
Bài 2:
Tự chủ
- Hiểu thế nào là tự chủ, nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ
- Hiểu được con người cần phải biết tự chủ.
- Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt.
- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ
- Học tập, tôn trọng người có tính tự chủ
- Thảo luận
- Đàm thoại
- Liên hệ thực tế
- Đóng vai
- Soạn bài chi tiết, đọc kỹ SGK
- Những tấm gương tự chủ
- Chuẩn bị câu hỏi gợi ý
- Ca dao tục ngữ
- Các tình huống
- Cách giải quyết các tình huống trong cuộc sống
M
T3
Bài 3:
Dân chủ và kỷ luật
- Hiểu thế nào là dân chủ và kỷ luật
- Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật
- Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỷ luật
- Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỷ luật của tập thể
- Tôn trọng quyền dân chủ và kỷ luật của tập thể
- Tự giác rèn luyện kỷ luật của tập thể, phát huy tính dân chủ trong hoạt động
- Kích thích tư duy (động não)
- Thảo luận
- Đóng vai
- Giải quyết tình huống
- Soạn chi tiết
- Các tình huống
- Các hành vi vi phạm dân chủ và kỷ luật
- Đọc kỹ SGK,SGV, chuẩn bị câu hỏi gợi ý
- Chủ trương đường nối của đảng “Dân biết, dân làm, dân ktra” 
- ĐH đảng IX ở địa phương trường học
M
T4
Bài 4:
Bảo vệ hòa bình
- Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình
- Giải thích được tại sao lại phải bảo vệ hòa bình (giá trị của hòa bình, tác hại của chiến tranh, nguy cơ chiến tranh)
- Nêu được ý nghĩa của hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh diễn ra ở VN và trên thế giới
- Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do trường, địa phương tổ chức.
- Có thái độ yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa
- Thảo luận
- XD đề án
- Trực quan 
- Trò chơi
- Tranh minh họa
- Bài hát, thơ về bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
- Tham gia các hoạt động về hòa bình, chống chiến tranh ở trường, địa phương
M
T5
Bài 5
Tình hữu nghị giữa các dân tộc
- Hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.
- Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc
- 
- Thảo luận, điều tra thực tiễn
- Làm việc cá nhân, trực quan
- Tranh ảnh, bài hát ca ngợi tình hữu nghĩ giữa các dân tộc trên thế giới.
- Truyện, thơ nói về tình hữu nghị các dân tộc trên tg.
- Hợp tác VN-Lào, VN-Cuba, 
VN với các nước trong khối ASIAN, APEC, ASEMS
M
T6
Bài 6:
Hợp tác cùng phát triển
- Hiểu được thế nào là hợp tác cùng phát triển.
- Hiểu được vì sao phải hợp tác quốc tế, ý nghĩa của việc hợp tác quốc tế trong việc BVMT và TNTN.
- Nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng, nhà nước ta
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân.
- Chỉ ra được sự hợp tác của nước ta với các nước trên thế giới về BVMT và TNTN.
- Ủng hộ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về hợp tác quốc tế
- Tích cực tham gia các hoạt động hợp tác BVMT và TNTN
- Thảo luận
- Điều tra thực tiễn
-Trực quan
- Trò chơi
- Tranh ảnh, truyện kể về sự hợp tác của VN với các nước trên thế giới
- Trả lời câu hỏi gợi ý
- Hợp tác của VN với các nước trên thế giới trên mọi lĩnh vực
M
T7+8
Bài 7:
Kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc
-Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
- Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc và vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc.
- Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Tôn trọng tự hào với truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Thảo luận
- Động não
- Đàm thoại
- Nêu các vấn đề
- Đóng vai
- Một số truyền thống tốt đẹp của địa phương
- Bảng phụ, phiếu học tập
- Một số tình huống liên quan đến làng nghề thêu ở địa phương
- Một số làn điệu dân ca về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, cần cù lao động
 15’
 +
M
T9
Kiểm tra
Kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh.
- Kiểm tra kỹ năng thực hiện chuẩn mực đạo đức.
- Kiểm tra kỹ năng sống của học sinh.
Kiểm tra 1 tiết.
- Đề và giấy kiểm tra.
45’
T10+11
Bài 8:
Năng động sáng tạo
- Hiểu được thế nào là năng động sáng tạo.
- Hiểu được ý nghĩa của năng động, sáng tạo.
- Biết làm gì để trở thành người năng động sáng tạo
- Có kỹ năng, ý thức năng động sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày
- Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày
- Tôn trọng người sống năng động sáng tạo
- Thảo luận
- Đàm thoại
- Nêu gương
- Trực quan
- Trò chơi
- Tranh ảnh, truyện kể, ca dao, tục ngữ..
- Bảng phụ
- Phiếu học tập 
- Liên hệ thực tế
- Cuộ đời sự nghiệp của một số danh nhân
M
T12
Bài 9:
Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả
- Nêu được thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Hiểu được ý nghĩa của làm việc có NS, CL, Hiệu quả
- Nêu được các yếu tố cần thiết để làm việc có NS, CL, HQ
- Biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để nâng cao kết quả học tập của bản thân
- Có ý thức sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của bản thân
- Đàm thoại
- Thảo luận
- Nêu vấn đề
- Trực quan
- Tranh ảnh, ca dao, tục ngữ
- Một số tấm gương tiêu biểu
- Bảng phụ
- Làm bài tập thực hành
- Liên hệ thực tế bản thân
M
T13+14
Bài 10:
Lý tưởng sống của thanh niên
- Nêu được thế nào là lý tưởng sống
- Giải thích vì sao thanh niên sống phải có lý tưởng
- Nêu được lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay
- Xác định lý tưởng sống của bản thân
- Có ý thức sống theo lý tưởng
- Đàm thoại
- Thảo luận
- Diễn đạt theo chủ đề
- Tấm gương thanh niên qua các thời kỳ
- Tấm gương thanh niên làm giàu ở địa phương
- “ Thanh niên lập nghiệp” chương trình người đương thời- Đài THVN
M
T15
Thực hành ngoại khóa.
Thực hành các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học
- Có ý thức vận dụng điều đã học để phân biệt hành vi đúng hành vi sai ở địa phương
- Biết thực hiện đúng các chuẩn mực đã học
- Đàm thoại
- Thảo luận
- Thực hành
- Tư liệu địa phương
- Một số tấm gương
- Tìm hiểu, sưu tầm tấm gương điển hình
M
T16
Ôn tập
Ôn tập hệ thống hóa kiến thức.
- Tham gia các hoạt động để rèn luyện các chuẩn mực
- Có ý thức thực hiện và vận động bạn bè cùng thực hiện chuẩn mực
- Ôn tập, thảo luận, đàm thoại
- Bảng ôn tập 
- Bảng phụ, phiếu học tập
- Làm bài tập thực hành
M
T17
Kiểm tra học kỳ I
Kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh.
- Có kỹ năng trình bày bài kiểm tra gọn, sạch, đẹp
- Nghiêm túc
- Kiểm tra
- Giấy và đề ktra
- Làm bài tập thực hành
M
T18
Thực hành ngoại khóa.
- Ngoại khóa chuẩn mực đạo đức đã học
- Phân biệt được hành vi đúng sai.
- Chủ động thực hiện hành vi thuộc chuẩn mực.
- Đàm thoại, thảo luận.
- Tư liệu thuộc chuẩn mực đạo đức ngoại khóa.
- Có hành động việc làm cụ thể thực hiện chuẩn mực.
T19+20
Bài 11:
Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Biết được thế nào là CNH, HĐH
- Nêu được vai trò của TN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
- Giải thích được vì sao thanh niên là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
- Xác định được trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
- Biết lập kế hoạch học tập tu dưỡng của bản thân để có đủ khả năng góp phần tham gia vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong tương lai
- Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
- Đàm thoại
- Thảo luận
- Nêu vấn đề
- Giảng giải
- Liên hệ tìm hiểu thực tế
- Nội dung, mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Một số thành tựu hạn chế tồn tại trong quá trình xây dựng đất nước.
- Làm bài tập thực hành
- Liên hệ thực tế
M
PHẦN II: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN – QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC
T21+22
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
- Hiểu được hôn nhân là gì?
- Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta
- Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân
- Biết được tác hại của việc kết hôn sớm
- Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của bản thân trong việc chấp hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000
- Không tán thành việc kết hôn sớm
Thảo luận, đàm thoại.
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Tài liệu khác có liên quan.
Vận động mọi người tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về hôn nhân.
Miệng
T23
 Bài 13:
Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
- Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh
- Nêu được nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh
- Nêu được thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước
- Nêu được nghĩa vụ đóng thuế của công dân
- Biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh, nghĩa vụ đóng thuế
- Có thái độ tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác, ủng hộ pháp luật về thuế của nhà nước
Thảo luận, đàm thoại,
Một số ví dụ thực tế: Truyện kể thuộc chủ đề
- Có hành động ủng hộ pháp luật thuế của Nhà nước.
- Tôn trọng tự do kinh doanh của người khác.
Miệng
T24 + 25
Bài 14:
Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Nêu được tầm quan trọng, ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em
- Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động, yêu lao động, tôn trọng người lao động.
- Tích cực chủ động tham gia các công việc chung của trường, lớp.
- Đàm thoại, thảo luận, diễn giảng.
- Hiến pháp 1992
- Bộ luật lao động 2002.
- Tài liệu có liên quan khác.
- Tích cực chủ động tham gia các công việc của trường lớp.
Miệng
Tiết 26
Kiểm tra
Kiểm tra đánh giá việc nắm vững kiến thức của học sinh từ bài 11---->14
- Có kỹ năng trình bày nội dung bài kiểm tra và kỹ năng làm bài.
Trình bày ngắn gọn, khoa học
Kiểm tra 45 phút.
- Đề kiểm tra
- Giấy kiểm tra
1 tiết
T27+28
Bài 15:
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
- Kể được các loại vi phạm pháp luật
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp lý
- Kể được các loại vi phạm pháp lý.
- Phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lý
- Tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước
- Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.
- Giảng giải
- Đàm thoại
- Trực quan (vd thực tiễn)
- Thảo luận
- Trò chơi
- Báo, truyện, tình huống cụ thể có liên quan đến vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
- Trả lời câu hỏi gợi ý SGK, sưu tầm ví dụ liên quan.
- Hiến pháp, bộ luật hình sự, luật GTĐB, luật tôn trọng tài sản nhà nước và lwoij ích công cộng
M
T29+30
Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân
- Nêu được thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân
- Nêu được các hình thức tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân
- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
- Nêu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
- Biết thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.
- Tích cực tham gia công việc của trường, của lớp, của cộng đồng phù hợp với khả năng.
- Thảo luận
- Động não
- Trực quan
- Trò chơi
- Sơ đồ, nội dung bài học
- Bảng phụ, phiếu học tập
- Chuẩn bị câu hỏi gợi ý SGK
- Sưu tầm tấm gương có liên quan
- Luật bầu cử, ứng cứ quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp
- Luật khiếu nại, tố cáo của công dân
M
T31
Bài 17:
Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
- Hiểu được thế nào là bảo vệ tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc
- Nêu được một số quy định trong hiến pháp năm 1992 và luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ tổ Quốc
- Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở trường học và nơi cư trú.
- Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ Quốc
- Đồng tình, ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
- Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự
- Thảo luận
- Đàm thoại
- Đóng vai
- Liên hệ thực tế
- Tranh ảnh, truyện đọc, tấm gương về hoạt động bảo vệ tổ quốc, thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự
- Bảng phụ, phiếu học tập
- Chuẩn bị câu hỏi gợi ý SGK, sưu tầm các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
- Luât nghĩa vụ quân sự
- Bộ luât hình sự năm 1999
- Hiến pháp 1992
T 32
Bài 18: 
Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
- Nêu được thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật
Học sinh hiểu luôn có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là biểu hiện của con người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
- Nêu được mối quan hệ giữa đọa đức và pháp luật
- Hiểu được ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
- Hiểu được trách nhiệm của thanh niên, học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên dể sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Biết rèn luyện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật
- Có ý thức BVMT và tài nguyên thiên nhiên
- Tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức và các quy định của pháp luật trong đời sống hàng ngày.
- Tự giác dọn vệ sinh, không đổ rác bừa bãi..không hút thuốc, sử dụng tiết kiệm điện.
- Thảo luận nhóm
- Trực quan
- Đàm thoại
- Sơ đồ hóa nội dung bào học
- Một số tấm gương
- Bảng phụ
- Tranh ảnh, truyện về những người sống có đọa đức và tuân theo pháp luật
- Ví dụ thực tế có liên quan
- Thực hiện các luật di sản văn hóa, bảo vệ chăm sóc gia đình, trẻ em, luật hôn nhân và gia đình, nội quy về giáo dục, đào tạo
M
T33
Ôn tập
- Ôn tập: Hệ thống kiến thức đã học kỳ 2 và cả năm
- Phân biệt hành vi đúng sai
- Tham gia các hoạt động rèn các chuẩn mực đạo đức, pháp luật ở trường học, địa phương tổ chức
- Tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp,địa phương phù hợp
- Phê phán hành vi sai trái
- Ôn tập
- Đàm thoại
- Thảo luận
- Giảng giải
- Bảng ôn tập
- Bảng phụ, một số tấm gương điển hình có liên quan
- Phiếu bài tập
- Thực hiện các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học
M
T34
Kiểm tra học kỳ II
- Kiểm tra học kỳ: Kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh trong học kỳ 2 và cả năm.
- Có ý thức làm bào nghiêm túc, trình bày bài kiểm tra rõ ràng, khoa học
- Tự giác làm bài kiểm tra
- Học tập, thực hiện theo các chuẩn mực, phê phán hành vi sai trái
- Kiểm tra
- Giảng giải
- Đề kiểm tra
- Giấy kiểm tra
- Thực hiện các chuẩn mực đã kiểm tra
45’
T35
Thực hành ngoại khóa
 Thực hành ngoại khóa
- Nắm được những vấn đề cơ bản của địa phương về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, quyền kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, luật hôn nhân và gia đình
- Học sinh nắm được những nét cơ bản về trật tự an toàn giao thông ở địa phương và việc thực hiện các chuẩn mực pháp luật đạo đức ở địa phương.
- Thực hiện, ửng hộ tuân theo hành vi đúng
- Phê phán hành vi, việc làm sai trái
- Thực hiện vận động gia đình, người thân, mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức và pháp luật
- Thảo luận
- Đàm thoại
- Trực quan
- Tìm hiểu
- Thực tế
- Động não
- Bảng phụ
- Một số tấm gương ở địa phương có liên quan
- Một số tình huống liên quan xảy ra ở địa phương
- Thực hiện các chuẩn mực đạo đức và pháp luật

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9.doc