Kế hoạch môn Địa lý 6 - Mai Văn Giang

Kế hoạch môn Địa lý 6 - Mai Văn Giang

I. Vị trí, chức năng của bộ môn.

Môn địa lí lớp 6 là phần địa lý mở đầu cho chương trình Địa lý cấp THCS.

Môn địa lí lớp 6 nhằm trang bị cho HS những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ thông về Trái đất-môi trường sống của con người về những hoạt động của loài người trên bình diện quốc tế, quốc gia, bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng, tình cảm đúng đắn làm quen với việc vận dụng kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội chung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước, với xu thế phát triển của thời đại.

Biết được một số đặc điểm tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của con người ở những khu vực khác nhau trên Trái đất, qua đó thấy được sự đa dạng của tự nhiên, mối tương tác giữa các thành phần của môi trường tự nhiên, giữa môi trường với con người .

II. Tình hình học sinh:

Các em đều chăm ngoan, hiếu học.

Đối với các em HS lớp 6, đây là năm thứ nhất các em được làm quen với chương trình mới. Vì vậy, đa số các em chưa tìm ra cho mình một phương pháp học phù hợp với môn địa lí, đây là khó khăn không nhỏ trong quá trình học tập của các em.

Bên cạnh đó, việc học tập môn địa lí 6 vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là trình độ nhận thức của các em vẫn chưa đồng đều, 1 số em chưa có ý thức học tập tốt, một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em, điều này ảnh hưởng phần nào đến chất lượng học tập của các em. Nguyên nhân dẫn đến điều đó là do:

- Các em chưa xác định được phương pháp học tập đúng đắn.

- Một số em chưa xây dựng được thời gian biểu phù hợp.

 

doc 14 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch môn Địa lý 6 - Mai Văn Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A: NHỮNG CĂN CỨ CHUNG ĐỂ XÂY DỰNG BỘ MÔN.
I. Vị trí, chức năng của bộ môn.
Môn địa lí lớp 6 là phần địa lý mở đầu cho chương trình Địa lý cấp THCS.
Môn địa lí lớp 6 nhằm trang bị cho HS những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ thông về Trái đất-môi trường sống của con người về những hoạt động của loài người trên bình diện quốc tế, quốc gia, bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng, tình cảm đúng đắn làm quen với việc vận dụng kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội chung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước, với xu thế phát triển của thời đại.
Biết được một số đặc điểm tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của con người ở những khu vực khác nhau trên Trái đất, qua đó thấy được sự đa dạng của tự nhiên, mối tương tác giữa các thành phần của môi trường tự nhiên, giữa môi trường với con người..
II. Tình hình học sinh:
Các em đều chăm ngoan, hiếu học. 
Đối với các em HS lớp 6, đây là năm thứ nhất các em được làm quen với chương trình mới. Vì vậy, đa số các em chưa tìm ra cho mình một phương pháp học phù hợp với môn địa lí, đây là khó khăn không nhỏ trong quá trình học tập của các em. 
Bên cạnh đó, việc học tập môn địa lí 6 vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là trình độ nhận thức của các em vẫn chưa đồng đều, 1 số em chưa có ý thức học tập tốt, một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em, điều này ảnh hưởng phần nào đến chất lượng học tập của các em. Nguyên nhân dẫn đến điều đó là do:
- Các em chưa xác định được phương pháp học tập đúng đắn.
- Một số em chưa xây dựng được thời gian biểu phù hợp.
- Phương tiện học tập còn chưa đầy đủ.
- Một số em có tư tưởng coi đây là môn phụ nên lười học, không chú ý nghe giảng, xây dựng bài.
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm như sau :
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
6
6
6
 III. Tình hình của nhà trường, địa phương: 
1.Thuận lợi:
 - Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, giúp đỡ đến việc dạy và học của thầy và trò.
- Hội phụ huynh học sinh kết hợp với các tổ chức XH khác ở địa phương luôn quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ nhà trường về cơ sở vật chất và tinh thần.điều đó là nguồn động viên khích lệ thầy và trò thi đua “ dạy tốt học tốt”.
- Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có lòng yêu nghề mến trẻ, đoàn kết 1 lòng vì mục tiêu chung. 
- Ban lãnh đạo xã quan tâm, giúp đỡ nhà trường, tạo mọi điều kiện cho nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học.
2.Khó khăn:
- Do nhiều đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học tuy đã được bổ xung nhưng vẫn chưa được đầy đủ.
- Đa số các em HS đều là con em gia đình nhà nông kinh tế còn nhiều khó khăn nên điều kiện phục vụ cho các em học tập còn nhiều hạn chế, nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
PHẦN B: NHIỆM VỤ, PHƯƠNG HƯỚNG CHỈ TIÊU, BIỆN PHÁP
I.Nhiệm vụ,phương hướng môn Địa lí 9.
1. Kiến thức: 
Môn địa lí lớp 6 nhằm trang bị cho HS những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ thông về Trái đất-môi trường sống của con người về những hoạt động của loài người trên bình diện quốc tế, quốc gia, bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng, tình cảm đúng đắn làm quen với việc vận dụng kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội chung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước, với xu thế phát triển của thời đại.
Biết được một số đặc điểm tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của con người ở những khu vực khác nhau trên Trái đất, qua đó thấy được sự đa dạng của tự nhiên, mối tương tác giữa các thành phần của môi trường tự nhiên, giữa môi trường với con người..
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao hơn các kĩ năng trong khi học địa lí, đó là:
- Kĩ năng phân tích văn bản.
- Kĩ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ.
- Kĩ năng xử lí số liệu thống kê theo các yêu cầu cho trước.
- Kĩ năng sưu tầm và phân tích tài liệu từ các nguồn khác nhau( báo chí, tranh ảnh..) bao gồm cả tài liệu in trên giấy và tài liệu điện tử( đĩa tra cứu) .
- Kĩ năng viết và trình bày báo cáo ngắn.
- Kĩ năng xây dựng sơ đồ cấu trúc và so đồ thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng tự nhiên, KTXH.
- Kĩ năng liên hệ thực tế địa phương, đất nước.
3. Thái độ, tình cảm.
Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức công dân và sự định hướng nghề nghiệp phục vụ tổ quốc sau này cho HS.
II. Chỉ tiêu cụ thể:
Đối với giáo viên.
- Nâng cao lòng yêu nghề, mến trẻ, xác định rõ vai trò của người giáo viên để làm tốt công tác chuyên môn.
- Thường xuyên nghiên cứu học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với đồng nghiệp.
- Nghiên cứu kĩ chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học, đi sâu tìm hiểu phương pháp dạy học để đạt được hiệu quả cao.
2. Đối với HS:
- XD cho HS nề nếp học tập trên lớp: chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, tự giác học tập và làm bài nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
- Xây dựng cho HS nề nếp học tập ở nhà: có góc học tập, thời gian biểu, tự giác, tích cực học bài.
 Chỉ tiêu phấn đấu năm học 2007- 2008 như sau :
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
6
6
6
III. Biện pháp.
Đối với giáo viên:
-Thường xuyên nghiên cứu học hỏi, trau rồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học chu đáo trước khi đến lớp.
- Thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn, chế độ soạn, giảng.
- Tận dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả các ĐDDH. Có kế hoạch tự làm ĐDDH vớ những đồ dùng còn thiếu.
- Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc chưng bộ môn,đặc biệt là phương pháp mới.
- Có kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi trong các CLB, phụ đạo HS yếu kém.
- Thường xuyên kiểm tra để nắm bắt được tình hình học tập của HS.
2. Đối với HS:
- Cần có đầy đủ đồ dùng học tập:sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập, tập bản đồ, thước kẻ, com pa, máy tính, bút chì .
- Trong lớp chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Về nhà học bài, làm bài đầy đủ, đọc trước bài mới theo tinh thần tự giác, tích cực trong học tập.
- Bên cạnh học lí thuyết cần phải rèn luyện kĩ năng địa lí:, giải thích các hiện tượng địa lí trong thực tế.
PHẦN C: KẾ HOẠCH CỤ THỂ
Cấu trúc chương trình: 35 tiết( 1tiết / tuần)
Học kì I: 18 tiết. Học kì II: 17 tiết.
Bài
Tiết
Tên bài dạy
Mục tiêu bài học
Chuẩn bị
Rút KN
Kiến thức
Kĩ năng
Thái độ
1
1
Bài mở đầu
Giúp HS làm quen với bộ môn Địa lý, nắm được nội dung của môn địa lý lớp 6 là nghiên cứu về Trái đất và các thành phần tự nhiên của Trái đất. Từ đó bước đầu định hình được cách học tập với bộ môn này thế nào cho tốt.
HS bước đầu nhận thức được: Bản đồ, cách sử dụng bản đồ là một phần quan trọng trong chương trình học tập, bên cạnh đó còn phải biết thu thập, xử lý thông tin  Có kỹ năng quan sát thực tế, biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề cụ thể.
Gây cho các em có sự hứng thú với bộ môn, có mong muốn học tập tốt để mở rộng hiểu biết, yêu thiên nhiên,đất nước.
- Quả địa cầu.
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Biểu đồ nhiệt độ hoặc mưa.
- Một số cảnh quan.
1
2
Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái đất
Nắm được các hành tinh trong hệ mặt trời. Biết 1 số đặc điểm của hành tinh Trái đất như: Vị trí, hình dạng, kích thước
- Hiểu 1 số khái niệm: Kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, biết được công dụng của chúng.
- Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên quả địa cầu.
- Quả địa cầu
- Tranh vẽ Trái đất và các hành tinh.
- Các hình vẽ trong SGK.
2
3
Bản đồ-cách vẽ bản đồ
Nắm được khái niệm bản đồ và đặc điểm của bản đồ được vẽ theo các phương pháp chiếu đồ khác nhau.
Biết được 1 số việc phải làm khi vẽ bản đồ như: Thu thập thông tin về các đối tượng địa lý. Biết cách chuyển mặt cong của Trái đất lêm mặt phẳng của giấy, thu thập khoảng cách, dùng ký hiệu để thể hiện các đối tượng.
- SGK
- Tập bản đồ 6
3
4
Tỷ lệ bản đồ
Hiểu tỷ lệ bản đồ là gì và nắm được ý nghĩa của 2 loại tỷ lệ số và tỷ lệ thước
Biết cách tính khoảng cách thực tế từ bản đồ dựa vào số tỷ lệ và thước tỷ lệ.
- Một số bản đồ có tỷ lệ khác nhau.
- H8 (SGK), thước cuộn.
4
5
Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lý
- HS biết nhớ các qui định về phương hướng trên bản đồ.
- Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lý của một điểm.
Biết cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lý của một điểm trên bản đồ, trên quả địa cầu.
- Quả địa cầu.
- Bản đồ châu Á.
5
6
Ký hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
HS hiểu ký hiệu bản đồ là gì. Biết đặc điểm và sự phân loại các ký hiệu bản đồ.
Biết cách đọc các ký hiệu trên bản đồ, sau khi đối chiếu với bảng chú giải, đặc biệt là ký hiệu độ cao của địa hình.
Bản đồ tự nhiên Việt Nam, bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ giao thông Việt Nam.
6
7
Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp
- HS biết cách sử dụng địa bàn tìm phương hướng của các đối tượng địa lý trên bản đồ.
- Biết cách đo các khoảng cách trên thực tế và tính tỷ lệ đưa lên lược đồ.
- Biết vẽ sơ đồ đơn giản của 1 lớp học trên giấy.
- HS biết cách sử dụng địa bàn tìm phương hướng của các đối tượng địa lý trên bản đồ.
- Biết cách đo các khoảng cách trên thực tế và tính tỷ lệ đưa lên lược đồ.
- Biết vẽ sơ đồ đơn giản của 1 lớp học trên giấy.
- Địa bàn: 4 chiếc.
- Thước dây: 4 chiếc.
8
kiểm tra viết 1 tiết
củng cố và kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh
7
9
Sự quay quanh trục của Trái đất và các hệ quả
HS biết được trái đất có chuyển động tự quay quanh một trục tưởng tượng theo hướng từ Tây → Đông. Thời gian tự quay quanh mình 1vòng là 24 giờ.
Trình bày được một số hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục (ngày, đêm, sự lệch hướng chuyển động của các vật).
Biết dùng quả địa cầu chứng minh hiện tượng ngày đêm trên trái đất.
Quả địa cầu, bóng đèn, các hình SGK phóng to.
8
10
Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời
- HS hiểu được cơ chế của sự chuyển động của Trái đất quanh mặt trời (quĩ đạo thời gian chuyển động và tính chất của sự chuyển động).
- Nhớ các vị trí: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí trên quĩ đạo Trái đất.
Biết sử dụng quả địa cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái đất trên quĩ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa.
Quả địa cầu, đèn, tranh vẽ sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
9
11
Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
- Học sinh biết được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động của Trái đất quanh Mặt trời.
- Có khái niệm về các đường: chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, Vòng cực Bắc, Vòng cực Nam
Biết cách dùng quả địa cầu và ngọn đèn để giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau.
10
12
Cấu tạo bên trong của Trái đất
- HS biết và trình bày được cấu tạo bên trong của Trái đất gồm 3 lớp: Lớp vỏ, lớp trung gian và lõi. Mỗi lớp đều có những đặc tính riêng về độ dày, trạng thái vật chất và nhiệt độ.
- Biết lớp vỏ Trái đất được cấu tạo do 7 địa mảng lớn và 1 số địa mảng nhỏ. Các địa mảng di chuyển rất chậm có thể tách xa nhau được hoặc xô vào nhau.soog d ian va VCN.
Học sinh dùng hình trong sách giáo khoa để trình bày kiến thức đã học
- Quả địa cầu.
- Các hình vẽ SGK phóng to
11
13
Thực hành: Sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt T.đất
HS biết được sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt Trái đất cũng như ở 2 cực Nam và Bắc.
 Biết được tên và vị trí 6 lục địa và 4 Đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới
So sánh được diện tích giữa phần lục địa và phần đại dương trên Trái đất thông qua hình trong SGK
Học sinh dùng bản đồ để trình bày kiến thức
- Quả địa cầu
- Bản đồ thế giới, bản đồ còn trống.
12
14
T.động n.lực, n.lực trong việc h.thành địa hình bề mặt Trái đất
- HS hiểu được nguyên nhân của việc hình thành địa hình trên bề mặt đất do tác động của nội lực và ngoại lực. 2 lực này luôn có tác động đối nghịch nhau.
- Hiểu sơ lược về nguyên nhân, tác haị của núi lửa, động đất.
Trình bày lại được nguyên nhân, hình thành địa hình trên bề mặt Trái đất và cấu tạo của 1 ngọn núi lửa.
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Tranh ảnh, núi cao, đồi, đồng bằng, hoang mạc cát, núi lửa phun.
13
15
Địa hình bề mặt Trái đất
Học sinh có khái niệm về núi, phân biệt được độ cao tuyệt đối và tương đối của địa hình, núi lửa già và núi lửa trẻ.
- Trình bày sự phân hóa loại núi theo độ cao, một số đặc điểm của địa hình núi đá vôi.
- Chỉ được trên bản đồ 1 số núi già, núi trẻ.
- Bản đồ tự nhiên thế giới, Việt Nam.
- Sơ đồ thể hiện độ cao tương đối, tuyệt đối, bảng phân loại núi theo độ cao.
- Tranh ảnh về núi già, núi trẻ.
14
16
Địa hình bề mặt Trái đất (Tiếp)
- Trình bày được 1 số đặc điểm về hình thái của đồng bằng, cao nguyên, đồi.
- Biết sự phân loại đồng bằng, ích lợi của đồng bằng và cao nguyên.
- Phân biệt sự khác nhau giữa đồng bằng vào cao nguyên.
- Nhận biết các dạng địa hình trên bản đồ.
- Tranh ảnh, mô hình, lát cắt về đồng bằng, cao nguyên, đồi.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
17
Ôn tập HKI
- Sau bài ôn tập, HS được hệ thống hóa các kiến thức cơ bản từ tiết 7 đến tiêt 14.
- Hình thành mối quan hệ nhân quả trong tư duy địa lý.
- Quả địa cầu.
- Tranh sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.
- Các dạng địa hình.
18
KT HKI
15
19
Các mỏ khoáng sản
Biết phân biệt các khái niệm: Khoáng sản, mỏ khoáng sản.
Biết phân loại các khoáng sản theo mục đích sử dụng.
Hiểu khoáng sản là tài nguyên thiên nhiên quí của đất nước, không phải là vô tận. Vì vậy con người phải biết khai thác và sử dụng hợp lý.
- Bản đồ khoáng sản Việt Nam.
- Một số mẫu khoáng vật.
- Các mẩu giấy có ghi tên khoáng sản.
16
20
Thực hành: Đọc bản đồ(lược đồ) địa hình tỷ lệ lớn
Nhớ khái niệm đường đồng mức, cách tìm độ cao địa hình dựa vào đường đồng mức.
- Biết tính độ cao địa hình, nhận xét độ dốc dựa vào đường đồng mức.
- Biết sử dụng bản đồ ty lệ lớn có đường đồng mức đơn giản.
Hình vẽ SGK phóng to
17
21
Lớp vỏ khí
Biết được thành phần của không khí, vai trò của hơi nước trong khí quyển.
- Trình bày được vị trí, đặc điểm của các tầng của lớp khí. Vai trò của tầng đối lưu và lớp ozôn.
- Nắm được nguyên nhân hình thành, tính chất của các khối khí.
- Biểu đồ thành phần của không khí.
- Tranh vẽ các tầng của không khí.
- Bản đồ tự nhiên Thế giới.
18
22
Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
- Phân biệt được sự giống và khác nhau của thời tiết và khí hậu.
- Biết được khái niệm nhiệt độ không khí, các nguồn cung cấp nhiệt cho không khí, cách đo và tính nhiệt độ trung bình ngày tháng năm.
- Trình bày sự thay đổi t0kk theo vĩ độ, độ cao, lục địa và đại dương.
- Bước đầu biết quan sát, ghi chép về 1 số yếu tố của thời tiết, khí hậu. Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhiệt độ.
- Bảng thống kê về thời tiết, khí hậu.
- Các hình vẽ trong SGK phóng to.
19
23
Khí áp và gió trên Trái đất
Nắm được khái niệm khí áp và gió.
- Trình bày được sự phân bố các đai áp và gió thường xuyên trên Trái đất.
- Biết sử dụng hình vẽ để mô tả về các loại gió thường xuyên trên Trái đất.
Hình vẽ 50, 51 SGK
20
24
Hơi nước trong không khí. Mưa
- Biết không khí có độ ẩm, nhiệt độ càng cao khả năng chứa hơi nước càng nhiều.
- Nêu được khái niệm độ bão hòa, nắm được điều kiện để hơi nước ngưng tụ, gây mưa.
- Biết cách tính lượng mưa trong ngày, trong tháng, trong năm, mưa trung bình năm.
- Biết được lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo → 2 cực.
Thùng đo mưa, biểu đồ mưa, bản đồ phân bố mưa trên Thế giới.
21
25
Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
- Biết cách phân tích biểu đồ khí hậu và trình bày lượng mưa của một địa phương.
- Bước đầu biết nhận dạng biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 2 nửa cầu Bắc và Nam.
- Biết cách phân tích biểu đồ khí hậu và trình bày lượng mưa của một địa phương.
- Bước đầu biết nhận dạng biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 2 nửa cầu Bắc và Nam.
Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội (Trên bản đồ khí hậu Việt Nam)
22
26
Các đới khí hậu trên Trái đất
HS biết được vị trí, chức năng của các đường chí tuyến, vòng cực.
Trình bày được vị trí, đặc điểm của các đới khí hậu.
Chỉ được trên bản đồ, quả địa cầu đới khí hậu.
Biết xác lập mối quan hệ nhân quả giữa góc chiếu sáng thời gian chiếu sáng của Mặt trời với nhiệt độ không khí.
27
Ôn tập
Hệ thống được các kiến thức cơ bản về lớp khí quyển, những hiện tượng khí tượng, nhiệt độ, gió, mưa.
Có kỹ năng xác định các lớp khí quyển, các hoàn lưu khí quyển, các đới khí quyển  gắn với những đặc tính của nó.
Các hình minh họa SGK
28
KT 1 tiết
23
29
Sông và hồ
- Trình bày được các khái niệm sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, chế độ nước sông.
- Nêu khái niệm hồ, phân loại hồ, nguyên nhân hình thành.
Biết mô tả hệ thống sông.
Xác lập mối quan hệ tự nhiên - tự nhiên – con người – sông hồ.
- Mô hình sông, hệ thống sông.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
24
30
Biển và đại dương
- Biết độ muối của nước biển và đại dương, nguyê nhân làm cho nước biển và đại dương có độ muối.
- Biết các vận động của nước biển và đại dương (Sóng, thủy triều, dòng biển) và nguyên nhân của chúng.
Biết 1số ảnh hưởng của các vận động này tới yếu tố tự nhiên khác và họat động của con người.
Bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ tự nhiên Việt Nam.
25
31
Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương
HS phân biệt được dòng biển nóng, dòng biển lạnh, được biểu hiện trên bản đồ, kể tên được 1 số dòng biển chính.
Xác định được vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ. Nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới.
Nhận thức được mối quan hệ giữa dòng biển nóng và lạnh với khí hậu nơi nó đi qua.
- Bản đồ tự nhiên Thế giới, bản đồ các dòng biển trong Đại Dương Thế .
- Hình 65 phóng to.
- Phiếu học tập
26
32
Đất. các nhân tố hình thành đất
- Nắm được khái niệm về đất hay thổ nhưỡng.
- Biết được các thành phần của đất cũng như các nhân tố hình thành đất.
- Hiểu được tầm quan trọng của độ phì của đất và ý thức được vai trò của con người trong việc làm cho độ phì của đất tăng hay giảm.
Hình mẫu đất.
27
33
Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tốthực, động vật trên Trái đất
- Biết khái niệm về lớp vỏ sinh vật.
- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, con người đến sự phân bố thực vật, động vật, mối quan hệ đó.
Biết đối chiếu, so sánh các tranh ảnh, bản đồ để tìm kiến thức, xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên.
Bộ tranh các cảnh quan.
34
Ôn tập HKII
Hệ thống được các kiến thức cơ bản về dòng biển, đất
Thực hành một số kỹ năng địa lý đã được học
35
KT HKII
Kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh cuối năm
Vận dụng kiến thức để làm bài kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docKE HOACH 6(KH6).doc