Kế hoạch giảng dạy môn: Ngữ văn - Khối lớp 8

Kế hoạch giảng dạy môn: Ngữ văn - Khối lớp 8

Tôi đi học

 1,2 Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật ''tôi'' ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm. - Phân tích thấy tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.

- Nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm tạo chất trữ tình của tác phẩm.

 

doc 28 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn: Ngữ văn - Khối lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	VI – KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Môn: Ngữ văn - Khối lớp 8
Tuần
Tên chương/bài
Tiết
Mục tiêu của chương/bài
Kiến thức trọng tâm
Phương pháp GD
Chuẩn bị của GV, HS
Ghi chú
1
Tôi đi học
1,2
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật ''tôi'' ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm.
- Phân tích thấy tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm tạo chất trữ tình của tác phẩm.
- Tích hợp.
- Gợi tìm – thảo luận.
- Bình giảng
- Tìm đọc thêm các truyện khác trong tập truyện “Quê mẹ” và tư liệu về tác giả Thanh Tịnh
Cấp độ khái quát của nghĩa của từ ngữ.
3
Giúp học sinh:
- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, về phạm vi nghĩa rộng và hẹp.
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát.
- Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp
- Tích hợp
- Quy nạp
- Bảng phụ
- Sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
4
Giúp học sinh Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề; biết xác định, lựa chọn, sắp xếp các phần trong văn bản nhằm nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
- Thế nào là chủ đề.
- Thế nào là tính thống nhất về chủ đề. 
- Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó.
- Tích hợp.
- Quy nạp
- Bảng phụ
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên
2
Trong lòng mẹ
5,6
Giúp học sinh:
- Hiểu được tình cảnh đắng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.
- Hiểu được những đặc sắc của thể văn hồi kí qua cách viết của nhà văn Nguyên Hồng; lối tự truyện chân thành, truyền cảm, thấm đượm chất trữ tình.
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích cách kể chuyện
- Nổi cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh của mình.
- Tích hợp.
- Gợi tìm – thảo luận.
- Bình giảng
- Tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”
- Chân dung Nguyên Hồng
Trường từ vựng
7
Giúp học sinh:
Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết cách xác lập các trường từ vựng đơn giản.
- Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng nngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ nhân hoá.
- Rèn luyện kĩ năng lập trường từ vựng và sử dụng trong nói, viết
- Thế nào là trường từ vựng.
- Nêu một số khía cạnh khác nhau của trường từ vựng
- Liên hệ, tìm các trường từ vựng liên quan đến môi trường
- Tích hợp
- Quy nạp
- Sơ đồ
- Bảng phụ
Bố cục của văn bản
8
Giúp học sinh nắm được bố cục văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài.
- Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
- Bố cục của văn bản.
- Nội dung của phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Tích hợp.
- Quy nạp
- Bảng phụ
3
Tức nước vỡ bờ
9
Qua đoạn trích thấy được: 
+ Bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ XH đương thời và tình cảnh khốn khổ cùng cực của người nông dân trong xã hội cũ. 
+ Cảm nhận được quy luật của hiện thực: có áp bức có đấu tranh.
+ Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật qua đối thoại, cử chỉ, hành động, qua biện pháp đối lập, tương phản.
- Phân tích bút pháp hiện thực sinh động. Thấy được bộ mặt tàn ác, bất nhân của Xã hội thực dân phong kiến đượng thời; đồng thời còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân.
- Tích hợp
- Gợi tìm – thảo luận
- Bình giảng
- Tác phẩm “Tắt đèn” và nhà văn Ngô Tất Tố
- Chân dung Ngô Tất Tố
Xây dựng đoạn văn trong văn bản
10
Giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
- Viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
- Thế nào là đoạn văn.
- Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
 + Từ ngữ chủ để và câu chủ đề của đoạn văn.
 + Cách trình bày nội dung đoạn văn.
- Tích hợp.
- Quy nạp
- Bảng phụ
Viết bài lập làm văn số 1
11,12
Giúp học sinh:
- Ôn lại kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6, có sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Luyện tập viết thành đoạn văn, bài văn.
- Đề: Kể lại những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học (tham khảo)
- Thực hành
Đề, giấy bút
4
Lão Hạc
13,14
Giúp học sinh:
- Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao qúy của nhân vật Lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đang thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân VN trước CM T8.
- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo): thương cảm, xót xa và trân trọng đối với những người nông dân nghèo khổ.
- Bước đầu hiểu được nghệ thuật viết truyện đặc sắc của tác giả: khắc họa nhân vật với chiều sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, kết hợp giữa tự sự, trữ tình và triết lí.
- Phân tích bút pháp hiện thực cảm động và việc miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc.
- Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ, lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân của Nam Cao
- Gợi tìm – thảo luận.
- Bình giảng
- Tài liệu nói rõ thêm về năm sinh của Nam Cao
-Chân dung Nam Cao
Từ tượng hình, từ tượng thanh
15
Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.
- Đặc điểm công dụng của từ tượng hình. và từ tượng thanh
- Tích hợp
- Quy nạp
- Xem: Diệp Quang Ban, Phan Thiều (TV 7 tập 1,SGV)
- Bảng phụ
Liên kết các đoạn văn trong văn bản.
16
Giúp học sinh:
- Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện liên kết để tạo ra sự liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản.
- Rèn luyện kĩ năng viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ.
- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản.
- Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản
- Tích hợp
- Quy nạp
 - Bảng phụ
5
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
17
Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương và thế nào là biệt ngữ xã hội.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH trong việc viết văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Từ địa phương.
- Biệt ngữ xã hội.
- Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Tích hợp
- Quy nạp
- Bảng phụ.
-Xem: từ vựng – ngữ nghĩa TV (Đỗ Hữu Châu)
Tóm tắt văn bản tự sự
18
Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là tóm tắt văn bản tự sự, mục đích, cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
- Cách tóm tắt văn bản tự sự;
 + Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt.
 + Các bước tóm tắt văn bản
- Tích hợp.
- Gợi tìm – Thảo luận
- Quy nạp.
- Từ điển văn học, NXB Khoa học xã hội Hà nội 1985
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
19
Giúp học sinh :
- Vận dụng các kiến thức đã học ở tiết 18 vào việc luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
- Rèn luyện các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
- Những yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự:
+ Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề tác phẩm.
+ Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
+ Sắp xếp các nội dung.
+ Viết văn bản tóm tắt.
- Học sinh viết văn bản.
- Trao đổi – đánh giá
- Bảng phụ
Trả bài tập làm văn số 1.
20
Giúp học sinh:
- Ôn lại kiến thức về kiểu văn bản tự sự kết hợp với tóm tắt tác phẩm tự sự.
- Hs nhận thấy những ưu điểm đã làm được trong bài viết của mình và nêu hướng khắc phục những nhược điểm.
- Rèn luyện các kĩ năng về ngôn ngữ và kĩ năng xây dựng văn bản.
- Ôn tập kiến thức về kiểu văn bản tự sự kết hợp với việc tóm tắt văn bản tự sự.
- Rèn luyện các kỹ năng về ngôn ngữ và kỹ năng xây dựng văn bản.
- Nhận xét đánh giá (ưu khuyết) đề ra hướng khắc phục.
Đáp án, biểu điểm, nhận xét
6
Cô bé bàn diêm
21,22
Giúp học sinh:
- Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện ''Cô bé bán diêm '', qua đó An-đéc-xen muốn khơi gợi cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh. 
- Giáo dục lòng yêu mến, biết thông cảm, xẻ chia với những người bất hạnh
- Rèn kĩ năng tóm tắt và phân tích bố cục văn bản tự sự, phân tích nhân vật qua hành động và lời kể, phân tích tác dụng của nghệ thuật tương phản, đối lập.
- Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm
- Phân tích thấy cách kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí.
- Lòng thương cảm đối với em bé bất hạnh.
- Gợi tìm – thảo luận.
- Bình giảng
- Xem tư liệu về nhà văn An – đéc – xen.
Trợ từ và thán từ
23
Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ.
 - Biết cách sử dụng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể
- Hiểu được thế nào là trợ từ, than từ
- Những trường hợp thể hiện của thán từ
- Tích hợp
- Quy nạp
- Bảng phụ
- Xem các phân loại (SGV)
Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
24
Giúp học sinh:
- Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.
- Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong văn bản tự sự
- Sự kết hợp giữa các yếu tố kể và biểu lộ trong văn tự sự
- Tích hợp
- Gợi tìm – thảo luận
- Bảng phụ
7
Đánh nhau với cối xay gió
25,26
Giúp học sinh:
- Thấy rõ tài nghệ của Xec-van-tet trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-ki-hô-tê; Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt. Đánh giá mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy từ đó rút ra bài học thực tiễn.
- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng đọc, kể, tóm tắt, phân tích, so sánh, đánh giá các nhân vật trong tác phẩm văn học.
- Phân tích thấy sự tương phản giữa Đôn-ki-hô-tê và Xan – chô – Pan – xa.
- Đôn-ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những nét đáng quý.
- Xan – chô – Pan – xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.
- Đối chiếu so sánh.
- Gợi tìm – thảo luận.
- Bình giảng
- Xem: Tóm tắt tiểu thuyết Đônki – hô – tê do Nguyễn Văn Khỏa biên soạn.
Tình thái từ
27
Giúp học sinh:
- Hiểu rõ thế nào là tình thái từ.
- Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Chức năng của tình thái từ
- Sử dụng tình thái từ
- Tích hợp.
- Quy nạp
- Bảng phụ
Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
28
- Giúp h/s thông qua thực hành biết cách vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết đoạ ...  là yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận, vì chúng có khả năng giúp người nghe nhận thức được nội dung nghị luận một cách dễ dàng, sáng tỏ hơn.
- Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thể đạt được hiệu qủa thuyết phục cao.
- Sự cần thiết của yếu tố tự sự và biểu cảm trong văn nghị luận.
- Các yếu tố tự sự và miêu tả dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm, không phá vỡ mạch lạc nghị luận của văn bản
- Tích hợp
- Quy nạp
- Bảng phụ
- Một số bài văn mẫu.
31
Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục
117
118
Giúp học sinh:
- Hình dung được lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Môlie là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang và gây dược tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
- Rèn kĩ năng đọc văn bản theo kiểu phân vai, tìm hiểu tính cách nhân vật hài kịch qua hành động, lời nói và mâu thuẫn.
- Phân tích thấy được tài năng của Mô – li – e trong việc xây dựng một lớp kịch sinh động và khắc họa một tính cách nực cười.
- Tính cách nhố nhăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang. 
- Tích hợp
- Gợi tìm
- Phân tích
- Bình giảng
- Tranh minh họa
- Băng hình (nếu có)
Lựa chọn trật tự trong câu (tt)
119
Giúp học sinh:
- Vận dụng kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu qủa diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ tác phẩm văn học, chủ yếu là những tác phẩm đã học.
- Viết một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lí.
- Đưa ra và phân tích được tác dụng của một số cách sắp xếp trật tự.
- Viết được một đoạn văn với một trật tư hợp lí.
- Phân tích
- Thực hành
- Bảng phụ
Luyện tập đưa các yếu tố tự sự va miêu tả trong văn nghị luận.
120
Giúp học sinh:
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết TLV trước.
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
- Thông qua việc luyện tập, nắm chắc hơn cách đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
- Cần nắm các bước: định hướng làm bài, xác lập luận điểm, sắp xếp luận điểm, vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
- Tích hợp
- Quy nạp
- Luyện
- Bảng phụ
- HS chuẩn bị ở nhà thực hành trên lớp
32
Chương trình địa phương (phần văn)
121
Giúp học sinh :
- Vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản tự dụng đã học tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương. 
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng văn bản.
Liên hệ các vấn đề môi trường:
- Rác thải gây ô nhiễm môi trường
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp
Luyện tập
- HS chuẩn bị ở nhà trình bày ở lớp.
Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lôgic)
122
Giúp học sinh:
- Nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi trong những ví dụ SGK đưa ra.
- Trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng, chuẩn trong khi nói và khi viết.
- Biết nhận diện và sữa chữa một số lỗi diễn đạt liên quan đến logic.
- Phân tích
- Phát hiện
- Bảng phụ
Viết bài tập làm văn số 7
123
124
Giúp học sinh:
- Vận dụng kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh một vấn đề văn học.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để viết bài TLV sau tốt hơn.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, sử dụng từ ngữ.
Viết văn nghị luận về vấn đề môi trường
Làm bài tại lớp (tự luận).
- Đề
- Giấy bút
33
Tổng kết phần văn
125
Giúp học sinh:
- Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGK lớp 8 (bài 18, 19, 20, 21).
- Khắc sâu kiến thức giá trị tư tưởng – nghệ thuật của những văn bản đó.
- Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá, so sánh, phân tích, chứng minh
- Nắm hệ thống văn bản đã học trong phần Ngữ Văn 8 với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của từng văn bản.
- Hiểu rõ giá trị tư tưởng và nghệ thuật một số văn bản tiêu biểu.
- Vấn đáp
- Phân tích,
- Thống kê
- Củng cố
- Bảng thống kê
Ôn tập phần tiếng Việt. Học kỳ II
126
Giúp HS nắm vững các kiến thức đã học ở HKII lớp 8:
+ Các kiểu câu: trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
+ Các kiểu hành động nói: trình bày, hỏi, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
+ Lựa chọn trật tự từ trong câu.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng việt khi nói và viết
- Ôn lại các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định, hành động nói, lưa chọn trật tự trong câu.
- Vấn đáp
- Ôn luyện
- Củng cố
- Sơ đồ hệ thống kiến thức
Văn bản tường trình
127
Giúp HS hiểu những trường hợp cần viết văn bản tường trình.
 - Nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình.
 - Biết cách làm một văn bản tường trình đúng quy định.
- Đặc điểm của văn bản tường trình.
- Cách làm văn bản tường trình.
- Quy nạp.
- Một số bản tường trình.
Luyện tập làm văn bản tường trình
128
Giúp học sinh:
- Ôn lại những tri thức về văn bản tường trình: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản tường trình.
- Nâng cao năng lực viết văn bản tường trình.
 - Ôn tập lại kiến thức về văn bản tường trình: Mục đích, yêu cầu, cấu trúc của 1 bản tường trình.
- Luyện tập làm văn bản tường trình.
- Ôn lại lý thuyết áp dụng làm bài tập.
- Bảng phụ, phiếu học tập
34
Trả bài kiểm tra văn
129
Giúp học sinh:
- Củng cố lại kiến thức về cụm văn bản trữ tình, nghị luận đã học trong chương trình HKII lớp 8, đồng thời củng cố luyện kĩ năng diễn đạt và làm văn cho h/s.
- HS có thể tự đánh giá bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài, nhờ đó có ý thức học tập và làm tốt hơn những bài kiểm tra sau.
- Qua giờ trả bài kiểm tra củng cố kiến thức về các văn bản văn học
- Nhận xét, củng cố
Đề, đáp án biểu điểm, nhận xét, bảng thống kê
Kiểm tra tiếng Việt
130
Giúp học sinh:
- Củng cố những kiến thức về các kiểu câu đã học: Câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
- Vận dụng hiểu biết về các kiểu câu đó thực hành viết đoạn văn.
- Rèn kĩ năng viết đoạn, kĩ năng diễn đạt, dùng từ đặt câu.
- Ôn lại các kiểu câu
- Hành động nói.
- Lựa chọn trật tự trong câu
- Viết đoạn văn theo lối diễn dịch, qui nạp về đề tài môi trường
- Kiểm tra trắc nghiệm -Tự luận
Phôto đề phát cho học sinh
Trả bài tập làm văn số 7
131
Giúp học sinh:
- Củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận chứng minh, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu, đặc biệt là đưa các yếu tố biểu cảm tự sự vào bài văn nghị luận.
- HS có thể đánh giá chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu đề bài nhờ đó có những kinh nghiệm và quyết tâm để làm tốt hơn những bài sau.
- Lập dàn ý đề kiểm tra
- Đánh giá ưu, mhược điểm của bài TLV và sửa chữa được các lỗi trong bài làm, đọc bài làm tốt
- Thống kê chất lượng
Vấn đáp, diễn giảng. Đối thoại
Đề, đáp án biểu điểm, nhận xét, bảng thống kê
Tổng kết phần văn 
132
Giúp học sinh:
- Củng cố hệ thống hoá kiến thức văn học của cụm văn bản nghị luận đã học ở lớp 8, nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản.
- Rèn kĩ năng học thuộc lòng, so sánh, phân tích, chứng minh, hệ thống hoá kiến thức.
- Hệ thống hóa kiến thức
- Khắc sâu những kiến thức cơ bản.
- Vấn đáp
- Phân tích đối chiếu
- Bảng thống kê các văn bản đã học
35
Tổng kết phần văn (tt)
133
Giúp học sinh:
- Củng cố hệ thống hoá kiến thức văn học của cụm văn bản nghị luận đã học ở lớp 8, nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản.
- Rèn kĩ năng học thuộc lòng, so sánh, phân tích, chứng minh, hệ thống hoá kiến thức.
- Hệ thống hóa kiến thức Văn học, cụm văn bản nghị luận
- Nắm được đặc trưng thể loại, nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và nghệ thuật.
- Phân tích 
- Đối chiếu
- Bảng hệ thống kiến thức.
Ôn tập phần tập làm văn
134
Giúp học sinh:
- Hệ thống hoá các kiến thức và kĩ năng phần TLV đã học trong năm.
- Nắm chắc khái niệm và biết cách làm văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận.
- Ôn lý thuyết
- Ôn kỹ năng, viết thành đoạn văn theo câu chủ đề
- Ôn tóm tắt văn bản tự sự
- Ôn kiểu bài thuyết minh
- Ôn tập luận điểm
- Ôn luyện
Sách giáo khoa, sách giáo viên và tư liệu tham khảo
Kiểm tra tổng hợp cuối năm.
135
136
Nhằm đánh giá:
- Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng của cả ba phần: Văn, Tiếng việt và Tập làm văn của môn Ngữ văn trong một bài kiểm tra.
- Năng lực vận dụng các phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm; phương thức thuyết minh và lập luận trong một bài văn (trọng tâm) cùng các kỹ năng tập làm văn để tạo lập một bài văn.
Kiểm tra nội dung chương trì nh học kỳ II, khắc sâu kiến thức đã học
- Kiểm tra trắc nghiệm -Tự luận
Phôto đề phát cho học sinh
36
Văn bản thông báo
137
Giúp học sinh:
- Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo. 
- Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo
- Biết cách làm nột văn bản thông báo đúng qui cách
- Khái niệm văn bản thong báo
- Đặc điểm của văn bản thông báo là truyền đạt thông tin.
- Tình huống và các làm văn bản thông báo.
- Quy nạp
- Bảng phụ
Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
138
Giúp học sinh:
- Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương
- Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
- Nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô của các địa phương khác nhau.
- Hướng HS sử dụng tốt từ ngữ địa phương.
- Phân tích, đối chiếu
- Bảng phụ
- Bảng thống kê từ địa phương.
37
Luyện tập làm văn bản thông báo
139
Giúp học sinh:
- Ôn lại những tri thức về văn bản thông báo: mục đích yêu cầu, cấu tạo của một thông báo. 
- Nâng cao năng lực viết thông báo.
- Ôn lý thuyết về văn bản thong báo
- Phát hiện lỗi và chữa lỗi trong các văn bản thông báo sách giáo khoa
- Tìm hiểu tình huống càn viết thông báo và luyện viết
- Vấn đáp
- Phát hiện những lỗi sai, cách sữa chữa.
- Bảng phụ
Trả bài kiểm tra tổng hợp.
140
- Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng ở cả 3 phần: Văn, Tập văn và Tập làm văn của môn học ngữ văn trong một bài kiểm tra.
- Năng lực vận dụng phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm trong 1 bài viết và các kỹ năng làm bài nói chung để viết được 1 bài văn.
Nội dung kiến thức theo đề KT học kỳ
- Ôn, luyện, củng cố
Bài KT, biểu điểm đáp án, lời nhận xét
	TOÅ TRÖÔÛNG CHUYEÂN MOÂN	NGÖÔØI LAÄP KEÁ HOAÏCH

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach giang day.doc