Kế hoạch dạy học Ngữ văn 8 - Trường Thcs Hà Lan

Kế hoạch dạy học Ngữ văn 8 - Trường Thcs Hà Lan

KẾ HOẠCH DẠY HỌC NGỮ VĂN 8

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH BỘ MÔN NGỮ VĂN 8

 Môn Ngữ văn Lớp 8 có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu GD của THCS , góp phần hình thành nhân cách học sinh: biết yêu thương cha mẹ, ông bà, tổ tiên, anh chị em, thầy cô, bạn bè; có lòng yêu nước, tự hào dân tộc, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, căm ghét cái xấu, cái ác; Có ý thức chủ động sáng tạo trong cuộc sống, khát khao vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ.

 Cấu trúc chương trình hoàn toàn mới so với chương trình chỉnh lý trước đây, được xây dựng theo tinh thần tích hợp ba phân môn gắn bó với nhau, dựa vào nhau và làm sáng tỏ cho nhau trong một cuốn sách.

 Chương trình Ngữ văn Lớp 8- lớp đầu của vòng II- hầu hết nội dung đều đã được đề cập ở những mức độ và phạm vi khác nhau của vòng I. Tuy nhiên không phải là sự lặp lại giản đơn mà là một sự tiếp nối và phát triển lôgic.

 

doc 31 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học Ngữ văn 8 - Trường Thcs Hà Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học ngữ văn 8
A. đặc điểm tình hình bộ môn Ngữ văn 8
 Môn Ngữ văn Lớp 8 có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu GD của THCS , góp phần hình thành nhân cách học sinh: biết yêu thương cha mẹ, ông bà, tổ tiên, anh chị em, thầy cô, bạn bè; có lòng yêu nước, tự hào dân tộc, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, căm ghét cái xấu, cái ác; Có ý thức chủ động sáng tạo trong cuộc sống, khát khao vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ.
 Cấu trúc chương trình hoàn toàn mới so với chương trình chỉnh lý trước đây, được xây dựng theo tinh thần tích hợp ba phân môn gắn bó với nhau, dựa vào nhau và làm sáng tỏ cho nhau trong một cuốn sách.
 Chương trình Ngữ văn Lớp 8- lớp đầu của vòng II- hầu hết nội dung đều đã được đề cập ở những mức độ và phạm vi khác nhau của vòng I. Tuy nhiên không phải là sự lặp lại giản đơn mà là một sự tiếp nối và phát triển lôgic.
 Trên sơ sở tiếp nối của vòng I, ở lớp 8, học sinh sẽ được học một kiểu văn bản mới là văn bản thuyết minh. Kiểu văn bản này lần đầu được dạy trong nhà trường ở Việt Nam. Tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Vì thế, được dùng nhiều trong các văn bản khoa học nhật dụng. Song kiến thức môn Ngữ văn Lớp 8 sẽ cung cấp chất liệu và vốn ngôn ngữ để các em làm kiểu văn bản này không khó.
 B. Các chỉ tiêu
*. Môn ngữ văn lớp 
- Sĩ số: 32 h/s
+Trong đó:	- Giỏi:	 6 %
	- Khá:	 %
	- Trung bình: %
	- Yếu:	 %
* Biện pháp chung: 
- Soạn giảng theo phương pháp mới, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng HS khá, giỏi và phụ đạo cho HS yếu kém.
- Nắm bắt chương trình kịp thời
- Trao đổi với tổ chuyên môn về những bài dạy kh
- Thường xuyên kiểm tra ý thức học tập của các em HS.
- Hướng dẫn HS có phương pháp học bộ môn Ngữ văn ở lớp, ở nhà.
- Dự giờ, rút kinh nghiệm về chuyên môn.
- Chấm, trả bài đúng quy định và có trách nhiệm.
 C. Nội dung kế hoạch
 I. Mục tiêu chung
 1. Môn ngữ văn ở T.H.C.S nhằm giúp học sinh: Có những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại về Văn học & Tiếng việt, bao gồm: Kiến thức về những tác phẩm đọan trích tiêu biểu cho một số loại cơ bản của VHVN và một số tác phẩm, đoạn trích VHNN; kiến thức sơ giản về lịch sử văn học và một số khái niệm LLVH thông dụng; kiến thức về các đơn vị tiêu biểu của Tiếng việt; Kiến thức về các loại văn bản 
 2. Hình thành và phát triển các năng lực ngữ văn , bao gồm: năng lực sử dụng Tiếng việt thể hiện ở 4 kỹ năng cơ bản (đọc, viết, nghe, nói); năng lực tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mỹ, năng lực tự học và năng lực thực hành ứng dụng.
 3. Có tình yêu Tiếng việt, Văn học, Văn hóa, tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước.; Lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập; tự cường, lý tưởng XHCN, tinh thần dân chủ, nhân văn; ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế; ý thức tôn trọng, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại.
 a. Đọc - hiểu văn bản
 -HS nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm tự sự: cốt truyện nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện, hình tượng nhân vật và điển hình; Nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình (vẻ đẹp tâm hồn của những nhà thơ cộng sản), vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò, tác dụng của các biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình. Đặc biệt là sự cách tân cả về nội dung và nghệ thuật của một số bài thơ mới.
 - Đánh giá khả năng của HS trong việc nắm được nội dung và đặc điểm của một số văn bản nghị luận, từ những văn bản thời trung đại đến văn bản hiện đại và HS nắm được đặc điểm về hình thức như: bố cục, câu văn biền ngẫu...giúp cho việc lập luận chặt chẽ và sáng tỏ trong việc lăm văn. 
 b. Tiếng Việt
 a. Về lý thuyết
 - Từ ngữ: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng, từ tượng hình, tượng thanh, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, trợ từ, thán từ, tình thái từ.
 - Các phép tu từ: Nói quá, nói giảm, nói tránh.
 - Câu: Câu ghép, hệ thống dấu câu, câu nghi vấn, câu trần thuật, phủ định...
 - Hành động nói, các vai trong hội thoại, mục đích việc lựa chọn trật tự từ...
 b. Thực hành: HS có khả năng vận dụng tất cả các kiến thức, kỹ năng khi viết và khi đọc hiểu các văn bản chung, học ở phần văn cũng như trong giao tiếp hàng ngày.
 c. Tập làm văn
 - HS nắm được các đặc điểm của văn bản tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm và biết thực hành viết loại bài trên.
 - Hiểu được đặc điểm của văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh và cách làm một bài văn thuyết minh.
 - Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm và tác dụng của chúng trong văn nghị luận. Biết cách làm một bài văn nghị luận kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
 - Biết cách làm văn bản tường trình và biết cách nhận ra lỗi và sửa chữa lỗi thường gặp trong văn bản này.
II. Kế hoạch thực hiệN:
- Cấu trúc chương trình: 140 tiết/ năm; 4 tiết/ năm
- HKI : 18 tuần x 4 = 72 tiết ; HKII : 17 tuần 4 = 68 tiết
Tháng
Tiết
PP CT
Tên bài
Mục têu cần đạt
Dự kiện phương tiện, đồ dùng và cách thức tổ chức hoạt động
8
1, 2
Tôi đi học
 (Thanh
Tịnh)
- HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật “Tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh, giáo dục thái độ tình cảm biết ơn cha mẹ, thầy cô, biết yêu trường, yêu lớp.
- Sách GK, sách GV
- ảnh chân dung Thanh Tịnh
- Thảo luận lớp và thảo luận nhóm (phần tổng kết luyện tập).
8
3
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- HS hiểu rõ cấp độ kết quả của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ kết quả nghĩa từ ngữ.
- Rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
- Sách GK, Sách GV
- Bảng phụ 
- Thảo luận lớp và thảo luận tổ, nhóm.
- Làm các bài tập nhận diện, tái hiện, sáng tạo.
8
4
Tính thống nhất của chủ đề văn bản
- HS nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất chủ đề của văn bản.
- Luyện HS biết viết 1 văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, lựa chọn sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung, nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
- Sách GK, sách GV
- truyện ngắn “Tôi đi học” và các bài văn mẫu
- Bảng phụ
- Tổ chức thảo luận lớp (phần tìm hiểu kiến thức), thảo luận nhóm phần luyện tập.
8
5, 6
Trong lòng mẹ
Trích “Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng”
- HS hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé đối với mẹ. Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể loại văn này qua ngòi bút của Nguyên Hồng thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
- Giáo dụng lòng kính yêu cha mẹ
- Sách GV, sách GK
- ảnh chân dung Nguyên Hồng
- Tác phẩm “Những ngày thơ ấu”
- Tổ chức thảo luận lớp và thảo luận nhóm.
7
Trường từ vựng
- HS hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
- Bước đầu hiểu mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, nhân hóa...
- Giáo dục ý thức tích lũy và sử dụng trường từ vựng trong nói và viết.
- Sách GK, sách GV
- Bảng phụ
- Tổ chức thảo luận lớp phần tìm hiểu kiến thức và thảo luận nhóm phần luyện tập.
8
8
Bố cục của văn bản
- HS nắm được bố cục văn bản, cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài.
- Luyện kỹ năng xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
- Sách GK, Sách GV
- Bảng phụ
- Các tài liệu cần thiết
- Tổ chức thảo luận nhóm và thảo luận lớp.
8
9
Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố)
- HS thấy được bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy. Cảm nhận được quy luật: Có áp bức có đấu tranh; Thấy được vẻ đẹp có tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân qua nghệ thuật viết truyện đặc sắc của nhà văn Ngô Tất Tố
- Sách GK, Sách GV
- Tác phẩm “Tắt đèn”
- ảnh chân dung Ngô Tất Tố
- Tổ chức thảo luận lớp (tìm hiểu văn bản)
Và thảo luận nhóm phần luyện tập.
9
10
Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- HS hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ, chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn
- Viết được các đoạn văn mạch lạc, làm sáng tỏ được nội dung
- Sách GK, Sách GV
- Các đoạn văn mẫu
- Tổ chức thảo luận lớp và thảo luận nhóm, viết các bài tập sáng tạo
9
9
11,
12
Viết bài
Tập làm văn
Số 1 (văn tự sự)
- HS ôn lại cách viết bài văn tự sự, có kỹ năng miêu tả trong văn tự sự, kể việc, kể và tả những cảm xúc trong tâm hồn mình
- Luyện kỹ năng viết văn bản tự sự
- Giáo dục ý thức làm bài và ý thức học làm văn
- Sách GK, Sách GV
- Đề bài
- Tổ chức viết bài cá nhân.
9
13, 14
Lão Hạc
 (Nam Cao)
- HS thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân trước CM T8.
- Thấy được lòng nhân đạo của Nam Cao: Thương cảm, trân trọng người nông dân nghèo khổ qua nghệ thuật viết truyện của tác giả.
- Giáo dục lòng yêu người lao động và tin yêu chế độ của xã hội mới.
- Sách GK, Sách GV
- Tác phẩm “Lão Hạc”, “Sống mòn”, “Chí phèo”
- Chân dung Nam Cao
- Tổ chức thảo luận lớp (phần tìm hiểu văn bản) và thảo luận nhóm (phần luyện tập)
 9
15
Từ tượng hình, từ tượng thanh
- HS hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh
- Luyện kỹ năng sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.
- Sách GK, Sách GV
- Phiếu học tập
- Tổ chức thảo luận, trao đổi tìm hiểu kiến thức và thảo luận nhóm phần luyện tập
9
16
Liên kết các đoạn văn trong văn bản
- HS hiểu cách sử dụng các phương tiện liên kết các đoạn khiến chúng liền ý, liền mạch.
- Viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ.
- Sách GK, Sách GV
- Bảng phụ
- Các đoạn văn mẫu
- Tổ chức tìm hiểu kiến thức qua việc thảo luận nhóm, tổ
9
17
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- HS hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong việc giao tiếp.
- Sách GK, Sách GV
- Bảng phụ
- Các tài liệu địa phương Thảo luận lớp và thảo luận nhóm 
- Sưu tầm từ ngữ địa phương
9
18
Tóm tắt văn bản tự sự
- HS nắm được mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự
- Luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự
- Sách GK, Sách GV
- Thảo luận nhóm
- HĐ cá nhân
9
19
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
- Luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự
- Giáo dục ý thức học tác phẩm văn học
- Sách GK, Sách GV
- Bảng phụ
- Tổ chức hoạt động nhóm 
9
20
Trả  ... g kết)
102
Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm
- Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận
- Sách GK, Sách GV
- Một số đoạn văn mẫu trình bày theo 2 kiểu
- Tổ chức họat động theo nhóm và hoạt động cá nhân.
03
103, 104
Viết bài tập làm văn số 6 (văn nghị luận)
- HS vận dụng kỹ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh (giải thích) một vấn đề xã hội hoặc vấn đề văn học gần gũi
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ viết văn của bản thân, từ đó rút ra những kỹ năng cần thiết cho các bài viết
- Sách GK, Sách GV
- Đề bài, đáp án, biểu chấm
- Tổ chức hoạt động thảo luận lớp (tìm hiểu đề, tìm ý) và hoạt động cá nhân để viết bài
105,
106
Thuế máu (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp - Nguyễn ái Quốc)
- HS hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hy sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “Thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả.
- Sách GK, Sách GV
- Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”
- Một số tranh, ảnh lịch sử và tranh minh họa của Nguyễn ái Quốc
- Tổ chức thảo luận 
03
107 và 111
Hội thoại
(Tiếp theo)
- HS nắm được các khái niệm vai xã hội, lượt lời và biết vận dụng hiểu biết về những vấn đề đó vào quá trình hội thoại, nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Sách GK, Sách GV
- Bảng phụ, đèn chiếu hắt
- Tổ chức thảo luận lớp (tìm hiểu kiến thức thảo luận nhóm) (luyện tập).
108
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- HS thấy được biểu cảm trong văn nghị luận là yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận 
- Có kỹ năng vận dụng những yếu tố biêủ cảm trong văn nghị luận
- Sách GK, Sách GV
- bảng phụ
- Tổ chức hoạt động thảo luận lớp và thảo luận nhóm
109,
110
Đi bộ ngao du (Trích Ê - min hay về giáo dục)
- HS hiểu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục, lý lẽ hòa quyện với thực tiễn cuộc sống của tác giả khiến văn bản nghị luận không những sinh động mà ta còn thấy ông là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên
- Sách GK, Sách GV
- Các tài liệu liên quan
- Tổ chức hoạt động thảo luận lớp (đọc - tìm hiểu văn bản) và thảo luận nhóm (tổng kết - luyện tập).
04
112
Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận đã học ở tiết trước.
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào 1 câu , 1 đoạn, 1 bài văn nghị luận
- Sách GK, Sách GV
- Bảng phụ
- Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm và hoạt động cá nhân để làm bài tập thực hành.
113
Kiểm tra Văn
- Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức văn học đã học ở lớp 8.
-Rèn luyện kỹ năng diễn đạt và làm văn
- Sách GK, Sách GV
- Đề bài, phiếu kiểm tra
- cá nhân, viết bài
114
Lựa chọn trật tự từ trong câu
- Trang bị cho HS một số hiểu biết về trật tự từ trong câu: Khả năng thay đôỉ trât tự từ ; Hiêụ quả diên đat cuả nhưng trât tự từ khac nhau.
- Luyện kỹ năng và ý thức chọn trật tự từ trong nói, viết cho phù hợp với y/c p ánh thực tế, diễn tả tư tưởng , tình cảm
- Sách GK, Sách GV
- Bảng phụ
- Đèn chiếu hắt
- Tổ chức hoạt động thảo luận lớp, thảo luận nhóm và trò chơi tiếp sức trong phần luyện tập.
115
Trả bài viết số 6
- Củng cố kiến thức và kỹ năng đã học về phép lập luận c/minh và g/thích, về cách sử dụng từ ngữ đặt câu, cách trình bày luận điểm.
- Tự đánh giá năng lực làm bài của bản thân để có kinh nghiệm
- Bài làm của HS
- Tổ chức họat động trao đổi bài và tìm ra lỗi sai để bạn sửa chữa.
116
Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
- Thấy được tự sự, miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong văn nghị luận vì chúng giúp người đọc nhận thức được nội dung nghị luận một cách dễ dàng
- Có kỹ năng vận dụng các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn nghị luận
- Sách GK, Sách GV
- Các đoạn văn, bài văn mẫu
- Tổ chức hoạt động thảo luận lớp và thảo luận nhóm để tìm hiểu kiến thức
04
117, 118
Ông Giuốc đanh mặc lễ phục (trích “Trưởng giả học làm sang”)
- HS hình dung được lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Mô- li- e là nhà soạn kịch tài ba đã xd lớp kịch sinh động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang và gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả
- Sách GK, Sách GV
- Những tài liệu có liên quan
- Tổ chức thảo luận lớp (đọc - tìm hiểu văn bản) và thảo luận nhóm (luyện tập).
119
Luyện tập lựa chọn trật từ từ trong câu
- Vận dụng được kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ các tác phẩm văn học đã học
- Luyện viết được một đoạn văn thể hiện khả năng sắp xếp trật từ từ hợp lý
- Sách GK, Sách GV
- Bảng phụ
- Tổ chức hoạt động cá nhân, viết bài rồi sau đó thảo luận nhóm - chọn bài trình bày trước lớp
120
Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự miêu tả trong văn nghị luận đã học
- Vận dụng những hiểu biết để đưa vào các yếu tố tự sự, miêu tả vào một đoạn, một bài văn nghị luận
- Sách GK, Sách GV
- Bảng phụ
- Tổ chức hoạt động thảo luận lớp và thảo luận tổ nhóm
121
“Nhà hàng hải” của Đặng ái
- HS hiểu được qua ng/ thuật kể chuyện của Đặng ái, n kỷ niệm thời thơ ấu gắn liền với tình bạn, tình thầy trò và đặc biệt là n ước mơ cao đẹp và để biến ước mơ thành h/ thực, tr/hết cần phải học tập tốt.
- Sách GK, Sách GV
- Tài liệu liên quan đến bài dạy
- Tổ chức thảo luận .
122
Chữa lỗi diễn đạt (lỗi logic)
- Giúp HS nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi trong những câu được sgk dân ra; qua đó trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói và viết.
- Sách GK, Sách GV
- Bảng phụ
- Tổ chức hoạt động thảo luận.
123,
124
Viết bài Tập làm văn số 7 (Văn nghị luận)
- HS biết vận dụng kỹ năng được đưa các yếu tố tự sự, biểu cảm miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh, gthich một vấn đề xã hội (văn học)
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ làm văn của bản thân
- Sách GK, Sách GV
- Đề bài, đáp án, biểu chấm
- Thảo luận lớp (tìm hiểu đề - tìm ý) và hoạt động cá nhân (viết bài)
125
Tổng kết phần Văn
- Bước đầu củng cố, hệ thống hóa kiến thức VH qua các vb đã học trong sgk lớp 8 (trừ các VBTS và nhật dụng) khắc sâu những kiến thức cơ bản của những vb tiêu biểu.
- Tập trung ôn tập kỹ các văn bản thơ
- Sách GK, Sách GV
- Bảng phụ
- Tổ chức hoạt động cá nhân, hoạt động thảo luận lớp và hoạt động tổ, nhóm.
126
Ôn tập Tiếng Việt hoc kỳ II
- Củng cố hệ thống hóa các kiến thức
- Các kiểu câu, các kiểu hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu
- Ba nội dung trên rất cần thiết cho việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp (nói và viết)
- Sách GK, Sách GV
- bảng phụ
- Hoạt động cá nhân, thảo luận lớp, thảo luận nhóm kết hợp để vừa ôn kiến thức vừa luyện tập thực hành.
04
127
Văn bản tường trình
- HS hiểu những trường hợp cần viết văn bản tường trình, nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình
-Biết cách làm mộtVBTTđúng quy định
- Sách GK, Sách GV
- Bảng phụ
- Các văn bản mẫu
- Tổ chức thảo luận 
05
128
Luyện tập làm văn bản tường trình
- Ôn lại những tri thức về văn bản tường trình: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản tường trình
- Nâng cao năng lực viết văn bản tường trình
- Sách GK, Sách GV
- bảng phụ
- Tổ chức họat động cá nhân, thảo luận lớp, thảo luận nhóm kết hợp.
129
Trả bài kiểm tra văn
- Củng cố vững vàng về kiến thức và kỹ năng đã học
- HS tự đánh giá chất lượng học tập của bản thân để có quyết tâm hơn trong việc học tập
- Bài kiểm tra của HS
- Tổ chức hoạt động cá nhân, thảo luận lớp, thảo luận nhóm để phát hiện lỗi sai và sửa lỗi sai
130
Kiểm tra Tiếng Việt
- Củng cố vững chắc hơn những kiến thức đã học và ôn tập
- Luyện kỹ năng vận dụng ngôn ngữ trong nói viết
- Sách GK, Sách GV
- Phiếu kiểm tra
- Tổ chức họat động cá nhân, làm bài kiểm tra
131
Trả bài Tập làm văn số 7
- Giúp HS củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã học về các phép lập luận chứng minh và giới thiệu về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu, diễn đạt cách đưa các yếu tố tự sự miêu tả, biểu cảm vào bài
- Bài làm của HS
- Tổ chức họat động cá nhân thảo luận lớp, thảo luận tổ nhóm để tìm và phát hiện những ưu nhược điểm của bài văn
132
Văn bản thông báo
- HS hiểu được những trường hợp cần viết văn bản thông báo, nắm được đặc điểm của văn bản thông báo
- Biết cách làm một văn bản thông báo đúng quy định
- Sách GK, Sách GV
- bảng phụ
- Tổ chức thảo luận tổ nhóm, cá nhân, tập thể kết hợp để ôn tập
133,134
Tổng kết phần văn
- Giúp HS củng cố, hệ thống kiến thức văn học của cụm văn bản nghị luận được học ở lớp 8 nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản
- Sách GK, Sách GV
- Các văn bản
- bảng phụ
- Tổ chức thảo luận tổ, nhóm , cá nhân, tập thể kết hợp để ôn tập
135,136
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
- Nhằm đánh giá khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng của 3 phân môn trong một bài kiểm tra
- Năng lực vận dụng kiến thức để tạo lập văn bản (viết bài tập làm văn)
- Sách GK, Sách GV
- Đề bài, đáp án, biểu chấm
- Tổ chức hoạt động cá nhân, làm bài kiểm tra
137
Kiểm tra kiến thức địa phương đã học
- Củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học đã học về địa phương Thanh Hóa do các nhà văn nhà thơ Thanh Hóa sáng tác
- Luyện kỹ năng hiểu biết và vận dụng kiến thức vào bài tập kiểm tra.
- Sách GK, sách GV
- Phiếu kiểm tra
- Tổ chức hoạt động cá nhân, làm bài kiểm tra
138
Luyện tập làm văn bản thông báo
- Ôn lại những tri thức về văn bản thông báo; mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản thông báo
- Nâng cao năng lực viết thông báo
- Sách GK, sách GV
- Bảng phụ
- Tổ chức hoạt động cá nhân và họat động tổ nhóm
05
139
Ôn tập phần tập làm văn
- Hệ thống hóa các kiến thức và kỹ năng phần Tập làm văn đã học
- Nắm chắc kỹ năng và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, báo cáo trong tự sự; kết hợp tự sự miêu tả, báo cáo trong nghị luận
- Sách GK, sách GV
- Bảng phụ
- Tổ chức các hoạt động cá nhân, tập thể lớp, tổ nhóm để ôn tập.
140
Trả bài KT HKII
Củng cố kiến thức NV HKII
Nhận ra những ưu, nhược trong bài làm để rút kinh nghiệm
Có tính tự lập, sáng tạo.
- Bài KTHKII
- HĐ độc lập, nhóm
Phòng giáo dục thị xã bỉm sơn
Trường thcs hà lan
Kế hoạch dạy học
 bộ môn ngữ văn - lớp 8
Năm học 2009 - 2010
Giáo viên : trần thị nga

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach bo mon Ngu van 8(1).doc