Kế hoạch chung môn Giáo dục công dân 6

Kế hoạch chung môn Giáo dục công dân 6

KẾ HOẠCH MÔN GDCD 6

I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1- Thuận lợi.

 Môn học với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hoá xã hội . phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại nên các em rất thích, hào hứng học bộ môn.

 HS có đủ SGK, đồ dùng học tập phục vụ bộ môn tương đối đầy đủ.

2- Khó khăn:

 Trường nằm ở xa địa bàn trung tâm huyện , đại đa số dân cư có nguồn thu nhập thấp, các em ít được đi đây đó, việc tiếp cận với các loại hình văn hoá còn hạn chế, ảnh hưởng đến nhận thức bộ môn của HS.

II- NHIỆM VỤ BỘ MÔN.

1- Về kiến thức.

 Hiểu đựoc những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông thiết thực, phù hợp với lứa tuổi trong các quan hệ với bản thân, với người khác; với công việc và môi trường sống.

 Hiểu được ý nghĩa của các chuẩn mực đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội; sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện đẻ đạt được các chuẩn mực đó.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch chung môn Giáo dục công dân 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch môn gdcd 6
I- Đặc điểm tình hình:
1- Thuận lợi.
 Môn học với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hoá xã hội ... phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại nên các em rất thích, hào hứng học bộ môn.
 HS có đủ SGK, đồ dùng học tập phục vụ bộ môn tương đối đầy đủ.
2- Khó khăn:
 Trường nằm ở xa địa bàn trung tâm huyện , đại đa số dân cư có nguồn thu nhập thấp, các em ít được đi đây đó, việc tiếp cận với các loại hình văn hoá còn hạn chế, ảnh hưởng đến nhận thức bộ môn của hs.
II- Nhiệm vụ bộ môn.
1- Về kiến thức.
 Hiểu đựoc những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông thiết thực, phù hợp với lứa tuổi trong các quan hệ với bản thân, với người khác; với công việc và môi trường sống.
 Hiểu được ý nghĩa của các chuẩn mực đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội; sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện đẻ đạt được các chuẩn mực đó.
2- Về kĩ năng:
 Biết đánh giá hành vi của bản thân và của mọi người xung quanh, biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật văn hoá- xã hội trong giao tiếp và trong hoạt động (học tập , lao động, hoạt động tập thể, vui chơi giải trí...)
 Biết cách tổ chức việc học tâp và rèn luyện của bản thân theo yêu cầu của các chuẩn mực đã học.
3- Về thái độ.
 Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức, pháp luật, văn hoá trong đời sống hàng ngày; có tình cảm trong sáng lành mạnh đối với mọi người, đối với gia đình, nhà trường, quê hương đất nước.
 Có niềm tin đúng đắn vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đạo đức đã học và hướng tới những giá trị tốt đẹp.
 Có trách nhiệm với hành động của bản thân; có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện đẻ trở thành 1 chủ thể xã hội tích cực, năng động.
III- Chỉ tiêu phấn đấu
Lớp
G
kh
TB
Y
6A
6B
IV- Biện pháp thực hiện
- Bám sát chương trình SGK, nghiên cứu kỹ SGK, SGV để soạn bài; dạy đúng chương trình,có chất lượng. Dạy học môn GDCD là phải hình thành ở HS cảm xúc, tình cảm niềm tin đạo đức,vì đó là động cơ bên trong giúp các em tự hoàn thiện tự điều chỉnh để vươn tới cái chân, thiện mĩ trong cuộc sống. Đây là yêu cầu có tính đặc trưng của bộ môn GDCD.
- Rà soát, thốngkê những đồ dùng cần thiết để khắc phục, bổ sung
- Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, sưu tầm thêm tư liệu phục cho bài giảng.
- Chuẩn bị tốt các nội dung buổi chuyên đề, ngoại khoá, chương trình địa phương.
- Vận dụng phương pháp bộ môn phù hợp
* Với HS:
- Đọc và tìm hiểu các bài học trước khi đến lớp.
- Học bài ở nhà, biết khai thác chất liệu cuộc sống, tự rèn luyện thái độ, bổn phận niềm tin, thực hành các chuẩn mực giá trị và hành vi tích tích cực mà bài học đặt ra.
- Kiểm tra đánh giá theo yêu cầu của GV
V- Giáo dục hướng nghiệp
- Giúp HS biết cách ứng xử để giải quyết các mối quan hệ thường ngày phù hợp với yêu cầu của xã hội và sự phát triển bản thân.
- Hình thành cho các em, tình cảm, niềm tin đạo đức, pháp luật và nhất là hình thành hành vi, thói quen đạo đức, pháp luật ở mỗi HS.
- HS biết thực hành,. áp dụng trong cuộc sống
VI- Chuyên đề áp dụng SKKN
- Chống đọc chép áp đặt
- Tham gia đầy đủ các buổi hội thảo chuyên đề do PGD,Sở giáo dục tổ chức.
- Tấm gương đạo đức trong thực tế, các danh nhân văn hoá trong ngoài nước...
để giáo dục HS
Kế hoạch cụ thể
Chủ đề
mục tiêu cần đạt
kiến thức trọng tâm
Đạo đức
- HS được học các chuẩn mực đạo đức:
- Sống cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư
- Sống tự trọng và tôn trọng người khác
- Biết sống có kỷ luật
- Sống nhân ái vị tha
- Sống hội nhập
- Sống có văn hoá
- sống chủ động sáng tạo
- Sống có mục đích
- Biết thực hành các chuẩn mực trong cuộc sống, sinh hoạt học tập hàng ngày
- HS hiểu, biết thế nào là tự chăm sóc rèn luyện thân thể siêng năng kiên trì; tiết kiệm; lễ độ, tôn trọng kỷ luật; biết ơn; yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên, sống chan hoà với mọi người ; lịch sự tế nhị; tích cực tự giác trong lao động trong hoạt động xã hội; mục đích học tập của HS
- ý nghĩa của các chuẩn mực đạo đức trên
Phát luật
Các chuẩn mực pháp luật.
- Quyền trẻ em và quyền, nghĩa vụ công dân trong gia đình
- Quyền và nghĩa vụ công dân về giữ gìn trật tự an toàn xã hội
- Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hoá giáo dục và kinh tế
- Các quyền tự do cơ bản của công dân
- Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam, quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí nhà nước
- Thực hành các chuẩn mực pháp luật
- Hiểu rõ:
+ Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em
+Công dân nước cộng hoà XHCN Việt nam 
+ Thực hiện trật tự an toàn giao thông
+ Quyền và nghĩa vụ học tập
+ Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
+ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
+ Quyền được đảm bảo bí mật thư tín , điện thoại, điện tín
- ý nghĩa của các chuẩn mực pháp luật.
Ngoại khoá các vấn đề của địa phương
- Hiểu được vai trò tầm quan trọng của luật an toàn giao thông trong cuộc sống hàng ngày
- Thực hiện tốt luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông
- Biết các quy định cơ bản của luật an toàn giao thông đành cho người đi bộ, điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ....
Kỹ năng
Hướng nghiệp
CB của thầy
CB của trò
Kết quả
- Kỹ năng ứng xử, phân tích, lí giải, tranh luận các tình huống, các sự kiện thực tế.
- Thảo luận nhóm, đóng vai, chơi trò chơi...
- Liên hệ giữa bài học với đời sống đạo đức.
- Phát huy vốn sống và kinh nghiệm sống vào thực 
tế.
- Có thói quen vận dụng các chuẩn mực đạo đức vào thực tế cuộc sống
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Soạn bài kỹ
- Phương pháp dạy học phong phú đa dạng phù hợp.
- Biết vận dụng linh hoạt các phương pháp để HS nắm bài
- Đọc kỹ các truyện đọc
- Biết khai thác nội dung bài học dựa vào các câu hỏi trong SGK
- Sưu tầm tài liệu tư liệu , vốn sống thực tiễn phục vụ bài giảng
- Kỹ năng thực hiện theo các chuẩn mực pháp luật
- Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người, biết lựa chọn và thực hiện phù hợp các chuẩn mực
- Hình thành được tình cảm, niềm tin, thói quen pháp luật trong cuộc sống
- Có trách nhiệm với hành động của bản thân; có nhu cầu tự hoàn thiện điều chỉnh hành vi cho đúng
- Chuẩn bị đồ dùng phương tiện dạy học.
- Sưu tầm tư liệu, tài liệu, tranh ảnh liên quan.
- Bài soạn...
- Đọc kỹ các truyện đọc,tình huống.
- Tự khai thác nội dụng
- Tập làm các bài tập ở mỗi bài
- Hiểu các quy định của luật ATGT.
- có kỹ năng thực hiện các quy định đó
Thực hiện tốt các quy định cảu luật an toàn giao thông khi đi đường.
- Tuyên truyền mọi người hiểu .
- Soạn bài,đọc tư liệu tham khảo luật an toàn giao thông
Sưu tầm các tranh ảnh, biển báo về luật ATGT
- Thực hiện tốt luật này

Tài liệu đính kèm:

  • docke hoach cd6.doc