KẾ HOẠCH THÁNG 11
Tiếp tục ôn tập theo kế hoạch của nhà trường.
Giúp HS:
- Củng cố kiến thức về văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả biểu cảm
- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Khắc sâu kiến thức về văn thuyết minh, cách làm bài văn thuyết minh.
- Có ý thức học hỏi, tìm hiểu, vận dụng tri thức nâng cao kĩ năng viết văn thuyết minh.
- Rèn kĩ năng viết đoạn, kĩ năng viết bài văn thuyết minhĐược rèn luyện chính tả, hình thành thói quen viết đúng chính tả khi làm bài
Có ý thức diễn đạt gãy gọn, đúng ngữ pháp, tránh những lỗi diễn đạt thông thường
Kế hoạch tháng 11 Tiếp tục ôn tập theo kế hoạch của nhà trường. Giúp HS: - Củng cố kiến thức về văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả biểu cảm - Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước tập thể. - Khắc sâu kiến thức về văn thuyết minh, cách làm bài văn thuyết minh. - Có ý thức học hỏi, tìm hiểu, vận dụng tri thức nâng cao kĩ năng viết văn thuyết minh. - Rèn kĩ năng viết đoạn, kĩ năng viết bài văn thuyết minhĐược rèn luyện chính tả, hình thành thói quen viết đúng chính tả khi làm bài Có ý thức diễn đạt gãy gọn, đúng ngữ pháp, tránh những lỗi diễn đạt thông thường Tháng Tuần Nội dung bồi dưỡng 11 I Luyện nói , kể chuyện theo ngôi kể kết hợp mtả , biêủ cảm. Ôn tập, thực hành Câu ghép II Cách làm bài văn thuyết minh (tiếp theo Ôn tập, thực hành dấu câu III Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học IV Rèn chính tả, diễn đạt Ngày soạn : 04/11/2009 Buổi 1 Ngày dạy 06/11/2009 Luyện nói , kể chuyện theo ngôi kể kết hợp mtả , biêủ cảm Ôn tập, thực hành Câu ghép A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Củng cố kiến thức về văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả biểu cảm - Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước tập thể. - Củng cố kiến thức đã học về câu ghép, cách nối các vế câu ghép. - Nhận diện, phân tích được câu ghép, tác dụng của nó B. Nội dung: * Luyện nói , kể chuyện theo ngôi kể kết hợp mtả , biêủ cảm I.Yêu cầu: - Chọn ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba) trước khi nói hoặc viết kiểu bài. - Khi nói cần nói to, lưu loát, dễ nghe. Có đổi giọng khi xuất hiện yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài nói. II. Luyện tập: Bài tập 1.Có câu chuyện vui sau: Cô giáo đặt câu hỏi như sau với học sinh A: Em đã bao giờ thực hiện theo câu nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim” chưa? Học sinh A nhanh nhảu trả lời: Dạ, chưa bao giờ ạ! Cô giáo ngạc nhiên: “Tại sao vậy?” Học sinh A trả lời: Thưa cô, vì làm như thế lâu lắm nên em đi mua kim cho nhanh ạ ! GV cho đại diện từng tổ lên trước lớp thi kể. Các tổ nhận xét đánh giá bài của nhau. GV cho điểm. Bài tập 2.Cho phần văn bản tự sự sau: Miền Đất Đỏ xích lại gần mãi. Đường đi chuyển dần từ màu cát ngả sang màu nâu nhạt, và đến ngày thứ tư thì đỏ hẳn lên. Đất Đỏ không còn xa chúng tôi nữa. Tên đất nghe sao như nỗi đắng cay lắng đọng, như mồ hôi, như màu cờ hoà chan với máu. Miền đất rất giàu mà đời người thì lại rất nghèo. Xưa nay, máu không khi nào ngơi tưới đẫm gốc cao su. Tôi biết đó là một miền đất anh hùng như mọi miền đất khác của Tổ quốc. Tại đó có một người con gái chết rồi mà bất tử. Người con gái vẫn còn sống mãi trong bài hát ngợi ca như một kỉ niệm rưng rưng: “Mùa hoa lê-ki-ma nở, quê ta miền Đất Đỏ” Hôm nay, lời ca đó đang mấp máy trên môi chúng tôi khi cầm súng tiến về nơi đã sinh ra người nữ anh hùng thời kháng Pháp. (Anh Đức) Hãy kể thành lời phần văn bản tự sự trên và cho biết: Tác giả đã sử dụng ngôi kể nào? Ngôi kể ấy có thuận lợi gì cho việc sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả và yếu tố biểu cảm? (- Khi kể chú ý biểu đạt cảm xúc thực sự nhạp vai vào nhân vật “tôi” để bày tỏ những suy nghĩ trong lòng mình. - Dựa vào đại từ “tôi”, “chúng tôi” xác định được ngôi kể thứ nhất số ít và số nhiều. - Tác dụng của ngôi kể; trực tiếp gợi tả hình ảnh thiên thiên và bày tỏ những suy nghĩ,cảm xúc đang diễn ra trong lòng mình). Bài tập 3.Tập kể đoạn truyện từ “Vào năm học cuối cùngchân trời xa thẳm biêng biếc kia” (Trích Hai cây phong của Ai-ma-tôp, Ngữ văn 8 tập I) theo ngôi kể thứ nhất số nhiều (chú ý chi tiết miêu tả và biểu cảm). Bài 4. Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. ->trình bày miệng trước lớp * Ôn tập, thực hành Câu ghép I. Kiến thức cơ bản. Cho HS nhắc lại: 1 .Khái niệm câu ghép: - Có từ 2 cụm C – V trở lên. Các cụm C-V không bao nhau. - Mỗi cụm C-V là một vế câu. 2. Cách nối các vế câu: a. Dùng từ có tác dụng nối. - Nối bằng một QHT: (và, còn, song, nhưng, rồi hay.) VD: Lão/ không hiểu và tôI/ càng buồn lắm. Vợ tôI/ không ác nhưng thị/ khổ quá rồi. Trời/ nổi gió rồi một cơn mưa/ập đến. Nối bằng cặp QHT. +NN( Vì.nên) +ĐK( Nếuthì.) + TP ( Tuy.nhưng) +TT( Không những.mà) - Nối bằng cặp phó từ hay đại từ: Càngcàng cómới bao nhiêubấy nhiêu Chưađã ai.nấy VD.Người ta vừa mở miệng nói anh đã cắt ngang. Bạn A càng nói mọi người càng chú ý. Lớp đóng góp bao nhiêu tôi đóng góp bấy nhiêu. b. Không dùng từ nối.( Giữa các vế câu dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm). VD:- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. -Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt cay cay. - Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh dã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào. Bài tập 1.Phân tích câu ghép và tìm quan hệ giữa các vế câu: a. Dù chúng có cao đến đâu đi chăng nữa, đứng xa cũng khó lòng trông được nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ. b. Chỉ khác là với một thanh niên Mỹ, một đô la mua một bao thuốc lá là một khoản tiền nhỏ còn đối với một thiếu niên Việt Nam, muốn có 15.000đ mua một bao 555- vì đã hút thì phải hút sang- thì chỉ có một cách là trộm cướp. c. Mặc dù non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi một đồng quà nhưng đời nào lòng thương yêu và kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.Bài tập 2.Viết một đoạn văn(7-10) câu có dùng ít nhất một câu ghép kể về sự việc một cậu bé (cô bé) thả con chim nhỏ về bầu trời tự do. Bài tập 3.Dùng các câu đơn sau tạo thành câu ghép (có thể dùng QHT cần thiết để nối các vế câu). Bố mẹ thương con nhiều lắm. Con cần cồ gắng hơn nữa. Trời hôm nay mưa to. Hằng ngày con thường giúp đỡ mọi người. Em nên mặc áo mưa mà đi học. Gió thổi mạnh. Nước sông lên to quá. Những cây mới trồng khó mà sống được. Bài tập 4.Xác định các câu ghép trong đoạn trích sau đây: Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đàu tiên đi đến trường ,lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôidẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.( Thanh Tịnh) Bài tập 5. Trong những câu sau câu nào là câu ghép, câu nào không phải là câu ghép? Vì sao? a. Thỉnh thoảng không có việc làm, lão bắt giận cho nó hay đen nó ra ao tắm. b. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. c. Huế còn nổi tiếng với những món ăn chỉ riêng Húê mới có. d. Từ đèo Hải Vân mây phủ,chúng ta nghe tiếng sóng biển rì rào. e. Nơi chúng em đứng, mọi người đều trông rất rõ. g. Hắn làm nghề ăn trộm nên hắn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Bài tập 6.Viết đoạn văn giới thiệu một loại cây quí ở quê em có sử dụng ít nhất một câu ghép (7-10 câu) Ngày soạn : 08/11/2009 Buổi 2 Ngày dạy :10/11/2009 Cách làm bài văn thuyết minh Ôn tập, thực hành dấu câu A.Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Khắc sâu kiến thức về văn thuyết minh, cách làm bài văn thuyết minh. - Có ý thức học hỏi, tìm hiểu, vận dụng tri thức nâng cao kĩ năng viết văn thuyết minh. - Rèn kĩ năng viết đoạn, kĩ năng viết bài văn thuyết minh. - Củng cố kiến thức về các dấu câu đã học: dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. - Luyện phát hiện, điền dấu và nêu công dụng của 3 loại trên. Có ý thức sử dụng hiệu quả 3 loại dấu này trong giao tiếp B. Nội dung. Cách làm bài văn thuyết minh I. Kiến thức cần nắm. Cho HS nhắc lại: 1. Để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết cần làm gì? (Cần quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phảI nắm bắt được bản chất, đắc trưng của chúng. Dùng các phương pháp thuyết minh thích hợp, ngôn từ chính xác, dễ hiểu) 2. Có những phương pháp thuyết minh nào? (Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại) 3. Bố cục của bài văn thuyết minh: - MB: giới thiệu đối tượng thuyết minh. - TB: trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi íchcủa đối tượng. - KB: bày tỏ thái độ đối với đối tượng. II.Luyện tập. Bài tập1. Cho dàn ý của đề văn thuyết minh về con mèo như sau: a. Mèo là động vật bốn chân thuộc lớp thú, mình nó khoác bộ lông dày mượt mà. Bộ lông ấy có thể màu đen trắng ( mèo khoang) có thể màu tro (mèo mướp) và cũng có khi là 3 màu khác nhau ( mèo tam thể) . b. Mèo có bộ ria mép dài, trắng như cước. Nó cũng là trợ thủ giúp mèo bắt chuột trong đêm. c. Khi mọi người đi ngủ, màn đêm buông xuống là lúc mèo bắt đầu hoạt động. d. Ngoài bộ ria nhạy bén, tai và mũi mèo cũng góp phần quan trọng, đắc biệt là tai mèo nghe được mọi cử động của chuột. e. Mèo cử động nhẹ nhàng, sinh con, nuôi con rất khéo. Nó thể hiện rõ nét về tình mẫu tử. *Hãy nhận xét về trình tự ý. *Dựa vào trình tự ý trên viết thành đoạn văn hoàn chỉnh giới thiệu về con mèo. Bài tập 2. Hãy thuyết minh về một thứ đồ dùng của gia đình: chiếc phích nước. Một nhóm HS dự kiến dàn ý bài viết như sau: Cách bảo quản phích nước: + Để chỗ an toàn, tránh va đập, rơi vỡ. + Chú ý cách rửa ruột phích khi đóng cặn can-xi ở đáy phích. Cấu tạo của phích nước: + Vỏ phích, tay cầm. + Ruột phích, nút phích. Tác dụng của phích nước: Phích có thể giữ nóng được bao lâu, tiện lợi như thế nào? Em có đồng ý với dàn ý trên không? Vì sao? Hãy sửa và bổ sung theo ý em. Dựa vào dàn ý đã sửa, viết bài thuyết minh hoàn chỉnh. Ôn tập, thực hành dấu câu I. Kiến thức cơ bản. GV cho HS nhắc lại về công dụng của 3 loại dấu. 1. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm). 2. Dấu hai chấm dùng để: - Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. - Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). 3. Dấu ngoắc kép dùng để: -Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạndẫn trực tiếp. - Đánh dấu từ ngữ đước hiểu theo nghĩa đắc biệt hay có hàm ý mỉa mai. - Đánh dấu tên tác phảm, tờ báo, tập sanđược dẫn. II. Luyện tập. Bài tập 1. Nói rõ tác dụng của dấu hai chấm trong các trường hợp sau: a. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay. b. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi : “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa : “Dạ” ; tiếng thầy đề hỏi : “Bẩm, bốc” ; tiếng quan lớn truyền : “Ư”. Kẻ này : “Bát sách ! Ăn”. c. Con lớn lên con biết lẽ rồi: Nước mất nhà tan, đời khổ thế Không làm nô lệ đứng lên thôi. d. Kính gửi: Thầy Hiệu trưởng Trường THCS Ba Đìn ... ng chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do con nghiện gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện. Một thiệt hại lớn mà ma túy gây ra cho nền kinh tế quốc gia là ngành du lịch bị giảm sút. Các bạn thử nghĩ xem, có ai dám đi du lịch sang một đất nước, một thành phố mà toàn người bị HIV/AIDS. Rồi họ sẽ nghĩ gì về nước ta, họ sẽ nhìn nước ta với ánh mắt khinh thường, chẳng ai dám đầu tư vào đây nữa. Quả là một mất mát, thiệt hại cho nước nhà! Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn ma túy nữa. Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền, giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của ma túy để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội. Đồng thời cũng lên án, dẹp bỏ tệ nạn bằng cách không tiếp tay cho chúng. Nếu lỡ vướng vào thì phải dùng nghị lực, quyết tâm, vượt lên chính mình để từ bỏ con đường sai trái. Bên cạnh đó nhà nước cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì thị họ. c. Kết bài - Ma túy quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quỷ dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với ma túy, xây dựng một mái trường, một xã hội không có ma túy. 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức của kì I - Giờ sau kiểm tra Tuần 34 Ngày soạn: 18/2/09 Ngày dạy: Buổi 35 A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng làm văn nghị luận qua bài kiểm tra B. Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 2. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đề bài: Câu1Câu 1: Thế nào là vai xã hội trong hội thoại ? Vai xã hội được xác định bằng quan hệ nào ? Lượt lời trong hội thoại ? Những lưu ý khi tham gia hội thoai ? VD ? Câu 2: Cảm nhận của em về HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh a. - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. - Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: + Quan hệ trên- dưới, ngang hàng (tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) + Quan hệ thân - sơ (quen biết, thân tình) -Vai xã hội đa dạng, nhiều chiều nên khi tham gia hội thoại cần xác định đúng vai để chọn cách nói cho phù hợp. b. Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần nói trong hội thoại là một lượt lời. - Khi tham gia hội thoại phải giữ lịch sự, tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời, chêm lời ... - Nhiều khi im lặng cũng là một cách biểu thị thái độ. c. Khi thầy giáo và HS giao tiếp trong giờ học thì vai thứ bậc XH của hội thoại là: A. Ngang hàng, thân thiết. B. Trên hàng. C. Trên hàng – dưới hàng. D. Dưới hàng. d. Phân tích vai xã hội giữa ông giáo và Lão Hạc? - Xét về địa vị xã hội: ông giáo là người có địa vị cao hơn 1 nông dân nghèo như lão Hạc - Xét về tuổi tác: lão Hạc có vị trí cao hơn. - Xa quê nhưng tác giả “luôn tưởng nhớ” quê hương. Lối biểu cảm trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ chân thành, tha thiết của nhà thơ nên lời thơ giản dị, tự nhiên. - Nhớ về quê hương tác giả nhớ về: Nhớ màu nước .vôi.Nhớ con quá đặc biệt là về ''cái mùi nồng mặn''. Dù đi xa, đứa con hiếu thảo của quê hương luôn tưởng nhớ ''mùi nồng mặn'' đặc trưng của quê hương - Đó là hương vị riêng đầy quyến rũ, mùi riêng của làng biển rất đặc trưng... * Quê hương là nỗi nhớ thường trực trong tâm hồn tác giả, ông luôn nhớ tới những h/a thân thuộc trong cuộc sống của người dân làng chài. Câu 3 Trần Quốc Tuấn là một vị tướng văn võ song toàn, người đã có công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc Mông. Tên của ông luôn mãi được khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam cùng với những trang sử vàng của dân tộc. Tác phẩm “Hịch tướng sĩ”-áng văn bất hủ được ông viết trước cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần II (1285) đã cho ta thấy lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha của vị Quốc công tiết chế này, đồng thời cũng vang dậy lời hiệu triệu của toàn quân ra trận Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Với bản chất ngang tàn, hống hách, chúng không chỉ coi thường dân ta, mà còn sỉ nhục triều đình từ vua đến quan: “ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê cho mà bắt nạn tể phụ”. Chúng ta càng căm tức bọn giặc hơn nữa khi chứng kiến hành động rất tàn bạo, tham lam, nhằm vơ vét của cải của nhân dân: “thác mệnh hốt tất liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiêu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn.” Thật là một bọn cầm thú, chẵng khác nào dê, chó hổ đói, cú diều. Vậy mục đích của tác giả khi tố cáo tội ác của quân thù là khích lệ lòng căm thù giặc của tướng sĩ, của toàn dân và khơi gợi nỗi nhục mất nước của 1 dân tộc. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Nỗi lo lắng đó được ông bày tỏ với binh sĩ: “Ta thường đến bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Nỗi niềm ấy được chuyển hóa, nâng lên thành niềm uất hận ngàn thâu, chứa chan trong lòng khi chưa rửa được nhục cho tổ quốc, quyết không đội trời chung với giặc: “xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân. Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ. Cũng chính nhờ tình cảm đó đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ. Yêu thương, lo lắng binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhành mà là nghiêm khắc, quyết liệt phê phán những việc làm sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh tổ quốc lâm nguy: “thấy nước nhục mà không biết lo, thấy chủ nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức”. Đó là những hành động hưởng lạc, ham vui, quên mất trách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc: “lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích uống rượu, hoặc mê ca hát.” Những lời giáo huấn của ông thật ý nghĩa, nó đã thức tỉnh biết bao binh lính lầm đường lạc lối trở về con đường đúng đắn, giúp họ nhận thức hơn về độc lập dân tộc. Và hơn hết là chỉ ra những việc cần làm đó là hãy đề cao cảnh giác, đoàn kết với nhau trước nguy cơ bị nước ngoài lăm le bờ cõi, đặc biệt hãy chăm học “Binh thư yếu lược” do chính trần Quốc Tuấn biên soạn cũng là một cách rèn luyện để chiến thắng quân thù Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức của kì I - Giờ sau kiểm tra tuần 36 Ngày soạn: 18/2/09 Ngày dạy: Buổi 37 A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Khi con tu hú B. Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 2. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đề bài: Thuyết minh về chiếc bóng đèn điện tròn. HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức của kì I - Giờ sau kiểm tra Ngày soạn: 18/2/09 Ngày dạy: Buổi 38 A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Khi con tu hú B. Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 2. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đề bài: Thuyết minh về chiếc bóng đèn điện tròn. HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức của kì I - Giờ sau kiểm tra tuần 37 Ngày soạn: 18/2/09 Ngày dạy: Buổi 39 A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Khi con tu hú B. Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 2. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đề bài: Thuyết minh về chiếc bóng đèn điện tròn. HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức của kì I - Giờ sau kiểm tra
Tài liệu đính kèm: