Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi môn: Toán 8

Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi môn: Toán 8

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.

1. Yêu cầu chung:

 - HS được rèn luyện về kiến thức, kĩ năng bộ môn một cách cơ bản nhất, từ đó làm nền tảng để phát triển kiến thức lên một mức cao hơn, sâu hơn phù hợp với phẩm chất về môn học của các em.

 - HS được đào tạo một cách bài bản, cao và sâu về môn Toán, đáp ứng phần nào yêu cầu học tập và thi cử.

2. Kiến thức cơ bản:

 - Nắm vững toàn bộ kiến thức cơ bản trong chương trình SGK.

 - Nắm được các dạng toán hay và khó theo các nội dung và chuyên đề được luyện, từ đó biết giải các bài toán khó trong chương trình Toán THCS tính đến lớp 8 một cách linh hoạt, logic.

 - HS được phát triển kiến thức lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu học tập và thi cử.

 

doc 4 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 3119Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi môn: Toán 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch Bồi dưỡng học sinh giỏi
Môn: toán 8
i. mục đích - yêu cầu.
1. Yêu cầu chung:
 - HS được rèn luyện về kiến thức, kĩ năng bộ môn một cách cơ bản nhất, từ đó làm nền tảng để phát triển kiến thức lên một mức cao hơn, sâu hơn phù hợp với phẩm chất về môn học của các em.
 - HS được đào tạo một cách bài bản, cao và sâu về môn Toán, đáp ứng phần nào yêu cầu học tập và thi cử.
2. Kiến thức cơ bản:
 - Nắm vững toàn bộ kiến thức cơ bản trong chương trình SGK.
 - Nắm được các dạng toán hay và khó theo các nội dung và chuyên đề được luyện, từ đó biết giải các bài toán khó trong chương trình Toán THCS tính đến lớp 8 một cách linh hoạt, logic.
 - HS được phát triển kiến thức lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu học tập và thi cử.
3. Kĩ năng cơ bản:
 - Thành thạo các kĩ năng cơ bản về giải Toán thông thường.
 - Có kĩ năng biến đổi các biểu thức phức tạp, kĩ năng nhìn ra “điểm mấu chốt ” trước một bài toán.
4. Thái độ:
 - Rèn trí lực, tư duy của HS.
 - phát triển tư duy HS lên một tầm cao hơn.
 - Hình thành tính tò mò trong khoa học, lòng yêu thích môn học
 - HS có ham muốn trinh phục kiến thức mới và mong muốn khẳng định mình qua thi cử.
ii. Tài liệu tham khảo.
 Để thực hiện có hiệu quả các yêu cầu đề ra cho đối tượng HS giỏi lơp 8 tôi sử dụng các tài liệu sau trong giảng dạy cũng như cấp cho các em học tập:
1. SGK Toán 8(Tập 1&2) của Bộ giáo dục và đào tạo.
2. Sách Bài tập Toán 8(Tập 1&2) của nhà xuất bản giáo dục.
3. Bộ sách Nâng cao và phát triển Toán 8(Tập 1&2) của Vũ Hữu Bình.
4. Bộ sách Nâng cao và các chuyên đề Toán 8(Tập 1&2) của Vũ Dương Thuỵ
5. Tạp chí Toán học và tuổi trẻ(số báo ra hàng tháng).
6. Các tài liệu, đề thi sưu tầm trên mạng Internet.
iii. kế hoạch cụ thể.
 Với mục tiêu đã đề ra cùng các tài liệu có trong tay tôi lên chương trình bồi dưỡng cụ thể cho đối tượng các em HS giỏi như sau:
1.Thời gian.
 - Bắt đầu thực hiện từ 15/9/2009 đến tháng 3/2019(theo dự kiến)
 - Bồi dưỡng theo thời gian cố định vào chiều thứ hai hàng tuần.
 - Tăng cường bồi dưỡng vào buổi chiều thứ sáu hàng tuần và các thời gian khác.
 - bồi dưỡng HS ngay trên lớp bằng việc dạy học phân hoá HS.
2. Biện pháp.
 - Lên chương trình bồi dưỡng cụ thể theo các nội dung: Ôn tập nâng cao theo các bài học trên lớp kết hợp việc thực hiện ôn theo các chuyên đề.
 - Cấp tài liệu học tập cho HS (giáo viên giảng dạy cấp).
 - GV định hướng về phương pháp học tập cho HS: yêu cầu HS tích cực tự tìm hiểu tài liệu và tự làm bài tập. GV giải thích kiến thức mới và khó, chốt lại những điểm quan trong. Giao nhiệm vụ cho HS và giải đáp thắc mắc của HS.
 - Động viên HS và giúp đỡ tạo điều kiện cho HS về mọi mặt.
 - Bản thân GV phải tìm hiểu tài liệu, trau dồi kiến thức để phục vụ cho công tác bồi dưỡng.
 - Kết hợp việc bồi dưỡng bằng việc dạy học phân hoá HS ngay trên lớp.
3. Các chuyên đề chính bồi dưỡng theo thời gian.
 Những chuyên đề sâu đây được ôn tập theo thời gian được lên, ngoài ra việc bồi dưỡng còn thực hiện bằng cách nâng cao kiến thức và bài tập theo các tiết học căn cứ vào các tài liệu đã nêu ở trên.
Stt
Chuyên đề
Tên chuyên đề
Nội dung chính của chuyên đề
Thời gian thực hiện
Những thay đổi
1
Một số phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
5 Phương pháp chính sử dụng để phân tích đa số các đa thức thành nhân tử trong chương trình Toán THCS
Tháng 9
2
Tính chia hết đối với số nguyên
Các bài Toán về chia hết và chia có dư đối với số nguyên - tiếp tục chương trình lớp 6
Tháng 10
3
Tập hợp điểm
Các bài Toán về quỹ tích
4
Tính chia hết đối với đa thức
Các bài Toán liên quan đến tính chia hết với đa thức, chú trọng việc sử dụng định lí Bơ-du và sơ đồ Hoóc-Ne.
 Tháng11
5
Sử dụng công thức diện tích để thiết lập các quan hệ về độ dài các đoạn thẳng.
Chú trọng các bài toán về tính và so sánh độ dài các đoạn thẳng, các hệ thức và bất đẳng thức về diện tích và độ dài.
6
Ôn tập, củng cố lại các nội dung đã học kết hợp cho HS giải một số đề HS giỏi các cấp.
Tháng12
7
Chứng minh bất đẳng thức
Trong chương trình lớp 8 chỉ chú trọng 4 phương pháp cơ bản.
8
Tính các đại lượng hình học bằng cách lập phương trình.
Chú trọng các bài Toán đưa đại số vào hình học để giải quyết nhanh và dễ dàng.
Tháng 1
9
Tính giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của một biểu thức.
Các bài Toán về Max, Min với các biểu thức số và biểu thức đại số.
10
Toán cực trị hình học
Các bài Toán về tìm điều kiện để một đại lượng hình học đạt giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất.
Tháng 2 + 3
11
Tổng ôn
 Than Uyên, ngày 10 tháng 9 năm 2009
 Người duyệt kế hoạch Người lên kế hoạch và thực hiện
 P.Hiệu trưởng
 Kiều Việt Tuấn
 Nguyễn Trung Kiên

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong BDHSG Toan 8.doc