Kế hoạch bài học môn An toàn giao thông - Bài 1: Giao thông đường bộ

Kế hoạch bài học môn An toàn giao thông - Bài 1: Giao thông đường bộ

I/ Mục tiêu

1. Kiến thức : - Học sinh nhận biết hệ thống giao thông đường bộ, tên gọi các loại

 đường bộ.

 - Học sinh nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại đường bộ về mặt an toàn và

 chưa an toàn.

2. Kỹ năng : Phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên các con đường đó

 một cách an toàn.

3. Thái độ : Thực hiện đúng quy định về giao thông đường bộ.

II/ Chuẩn bị

1. Giáo viên : Bản đồ Giao thông đường bộ Việt Nam.

 Tranh ảnh đường phố, đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh lộ

 Dụng cụ trò chơi :Ai nhanh – Ai đúng.

2. Học sinh : Sưu tầm ảnh về các loại đường giao thông.

III/ Các hoạt động dạy và học :

1. Khởi động : (1) Hát

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Bài mới : Giới thiệu bài

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học môn An toàn giao thông - Bài 1: Giao thông đường bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : AN TOÀN GIAO THÔNG	
Bài 1 : GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức : - Học sinh nhận biết hệ thống giao thông đường bộ, tên gọi các loại 
 đường bộ.
 - Học sinh nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại đường bộ về mặt an toàn và 
 chưa an toàn.
2. Kỹ năng : Phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên các con đường đó 
 một cách an toàn.
3. Thái độ : Thực hiện đúng quy định về giao thông đường bộ.
II/ Chuẩn bị
1. Giáo viên : Bản đồ Giao thông đường bộ Việt Nam.
 Tranh ảnh đường phố, đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh lộ
 Dụng cụ trò chơi :Ai nhanh – Ai đúng.
2. Học sinh : Sưu tầm ảnh về các loại đường giao thông.
III/ Các hoạt động dạy và học :
Khởi động : (1’) Hát
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới : Giới thiệu bài
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ĐDDH
10’
10’
10’
Hoạt động 1 : Giới thiệu các loại đường bộ
+ Mục tiêu : HS biết được hệ thống đường bộ, phân biệt các loại đường.
+ Cách tiến hành :
- GV treo tranh yêu cầu HS quan sát
Tranh 1: giao thông trên đường quốc lộ
Tranh 2: giao thông trên đường phố
Tranh 3: giao thông trên đường tỉnh (huyện)
Tranh 5: giao thông trên đường xã 
- GV nêu câu hỏi:
+ Đặc điểm, lượng xe cộ đi trên tranh 1 ?
+ Đặc điểm, lượng xe cộ và người đi trên tranh 2 ?
+ Đặc điểm, lượng xe cộ và người đi trên tranh 3 và 4 ?
& GV chốt ý và giảng :
Tranh 1 : đường quốc lộ là trục chính của mạng lưới đường bộ, có tác dụng đặc biệt 
quan trọng nối tỉnh này với tỉnh khác. Đường quốc lộ đặt tên theo số . VD: quốc lộ 1A, quốc lộ 9 
 Tranh 2 : đường phẳng, trải nhựa là trục chính trong một tỉnh nối huyện này với huyện khác gọi là đường tỉnh. Đường trải nhựa hoặc đá nối từ huyện tới các xã trong huyện gọi là đường huyện.
 Tranh 3 : đường đi bằng đất, trải đá hoặc bê tông nối từ xã tới các thôn xóm gọi là đường xã, đường làng hay đường trong thôn, bản.
 Tranh 4 : đường trong thành phố, thị xã gọi là đường đô thị. Đường đô thị hay đường phố thường đặt tên các danh nhân hoặc địa danh.
Kết luận: Hệ thống giao thông đường bộ nước ta gồm có: đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường làng xã, đường đô thị.
 Hoạt động 2 : Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ.
+ Mục tiêu : HS phân biệt được các điều kiện an toàn và chưa an toàn của các loại đường đối với người đi bộ, đối với người đi xe máy, xe đạp và các PTGT khác. HS biết các đi an toàn trên các đường quốc lộ, đường tỉnh.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 :
+ Các em đã đi trên đường tỉnh, đường huyện. Theo em điều kiện nào đảm bảo an toàn giao thông cho những con đường đó?
+ GV ghi lại ý kiến của HS lên bảng.
 Giảng : Những con đường có đủ các điều kiện như : mặt đường phẳng, trải nhựa, có biển báo hiệu giao thông, có cọc tiêu, có vạch kẻ phân làn xe, có đường dành riêng cho xe thô sơ hoặc lề đường rộng là điều kiện để đi lại an toàn.
- Tại sao đường quốc lộ, có đủ các điều kiện nói trên lại hay xảy ra TNGT ?
Giảng : Đường quốc lộ được làm mới, có chất lượng tốt, xe đi lại nhiều chạy nhanh, nhưng vì ý thức của người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông nên hay xảy ra tai nạn.
GV chốt : Những điều kiện an toàn cho các con đường: đường phẳng, đủ rộng để các xe tránh nhau, có giải phân cách và vạch kẻ đường chia các làn xe chạy, có cọc tiêu, biển báo hiệu giao thông, có đèn tín hiệu giao thông, vạch đi bộ qua đường, có đèn chiếu sáng.
Hoạt động 3 : Quy định đi trên đường quốc lộ, tỉnh lộ.
+ Mục tiêu : Biết những quy định khi đi trên đường quốc lộ, đường tỉnh. Biết cách phòng tránh tai nạn giao thông khi đi trên các loại đường khác nhau
+ Cách tiến hành :
- Chia lớp ra thành 8 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận theo gợi ý:
+ Nhóm 1, 2, 3, 4 : Người đi trên đường nhỏ ra đường quốc lộ phải đi như thế nào?
+ Nhóm 5, 6, 7, 8 : Đi bộ trên đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện phải đi như thế nào? 
ä GV chốt : 
Tình huống 1 : Phải đi chậm, quan sát kĩ khi ra đường lớn, nhường đường cho xe đi trên đường quốc lộ chạy qua mới được vượt qua đường hoặc đi cùng chiều.
Tình huống 2 : Người đi bộ phải đi sát lề đường, không chơi đùa, ngồi ở lòng đường, không qua đường ở nơi đường cong có cây hoặc vật cản che khuất. Chỉ nên qua đường ở nơi quy định.
- HS quan sát tranh
- HS trả lời .
- HS nhắc lại.
- HS thảo luận và trả lời
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tranh 
Phiếu 
Củng cố : (3’) GV yêu cầu HS nhắc lại tên các đường bộ. GV gắn 3 bức tranh : đường quốc lộ, đường phố, đường xã. Yêu cầu HS lên ghi tên đường và các đặc điểm của đường đúng với mỗi tranh.
- Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò : Ghi nhớ những điều các em vừa học. 
 + Chuẩn bị : Bài 2 Giao thông đường sắt.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_an_toan_giao_thong_bai_1_giao_thong_duo.doc