Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học lớp 6, 7, 8 & 9 (cấp thcs)

Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học lớp 6, 7, 8 & 9 (cấp thcs)

Đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 40/2000/ QH10 của Quốc hội là một quá trình đổi mới về nhiều lĩnh vực của giáo dục mà tâm điểm của quá trình này là đổi mới chương trình giáo dục từ Tiểu học tới Trung học phổ thông.

Quá trình triển khai chính thức chương trình giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở và thí điểm ở Trung học phổ thông cho thấy có một số vấn đề cần phải tiếp tục điều chỉnh để hoàn thiện. Luật giáo dục năm 2005 đã quy định về chương trình giáo dục phổ thông với cách hiểu đầy đủ và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Do vậy, chương trình giáo dục phổ thông cần phải tiếp tục được diều chỉnh để hoàn thiện và tổ chức lại theo quy định của Luật Giáo dục.

Từ tháng 12 năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hoàn thiện bộ Chương trình giáo dục phổ thông với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, nhà sư phạm, cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên đang giảng dạy tại các nhà trường. Hội đồng Quốc gia thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông được thành lập và đã dành nhiều thời gian xem xét, thẩm định các chương trình. Bộ Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành trước đây, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo và tổ chức dạy học ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước.

 

doc 124 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1031Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học lớp 6, 7, 8 & 9 (cấp thcs)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÔ VĂN HƯNG (Chủ biên)
ĐỖ THỊ HÀ - DƯƠNG THU HƯƠNG – PHAN HỒNG THE
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 
CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
CỦA CHƯƠNG TRÌNH 
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
MÔN SINH HỌC 
LỚP 6, 7, 8 & 9 (CẤP THCS)
HÀ NỘI 2009
Lời nói đầu
Đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 40/2000/ QH10 của Quốc hội là một quá trình đổi mới về nhiều lĩnh vực của giáo dục mà tâm điểm của quá trình này là đổi mới chương trình giáo dục từ Tiểu học tới Trung học phổ thông.
Quá trình triển khai chính thức chương trình giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở và thí điểm ở Trung học phổ thông cho thấy có một số vấn đề cần phải tiếp tục điều chỉnh để hoàn thiện. Luật giáo dục năm 2005 đã quy định về chương trình giáo dục phổ thông với cách hiểu đầy đủ và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Do vậy, chương trình giáo dục phổ thông cần phải tiếp tục được diều chỉnh để hoàn thiện và tổ chức lại theo quy định của Luật Giáo dục.
Từ tháng 12 năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hoàn thiện bộ Chương trình giáo dục phổ thông với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, nhà sư phạm, cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên đang giảng dạy tại các nhà trường. Hội đồng Quốc gia thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông được thành lập và đã dành nhiều thời gian xem xét, thẩm định các chương trình. Bộ Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành trước đây, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo và tổ chức dạy học ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước. 
Để giúp các thầy cô giáo thực hiện tốt chương trình sinh học lớp 6, 7, 8 & 9, chúng tôi biên soạn tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn sinh học lớp 6, 7, 8 &9”. Nội dung tài liệu gồm các phần:
Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
Phần thứ hai: Hướng dẫn thực hiện chương trình và SGK sinh học 6, sinh học 7, sinh học 8 & sinh học 9.
Phần này nội dung được viết theo từng phần, từng chủ đề, bám sát chuẩn kiển thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông: Trình bày, mô tả và làm rõ chuẩn kiến thức, kỹ năng bằng các yêu cầu cụ thể, tường minh (Mỗi chuẩn được mô tả đầy đủ bởi một số yêu cầu về kiến thức, kỹ năng với nội dung cô đọng trong SGK). Không quá tải, phù hợp với điều kiện các vùng miền.
Cuối sách chúng tôi có phần phụ lục giới thiệu với các thầy cô giáo một số giáo án dự thi giáo viên giỏi của thành phố Hà Nội năm học 2008 – 2009 và một số báo cáo của học sinh trong các bài thực hành (theo nhóm hoặc từng cá nhân) để tham khảo.
Nhân dịp này, các tác giả xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, nhà sư phạm, nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đã tham gia góp ý trong quá trình biên soạn, hoàn thiện tài liệu. Các tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới các cơ quan, các tổ chức và những cá nhân đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thiện tài liệu này.
Trong quá trình sử dụng tài liệu, nếu phát hiện ra vấn đề gì cần trao đổi các thầy cô giáo có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Ngô Văn Hưng – Vụ GDTrH – Bộ GD&ĐT, 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội
ĐT: 043 8684270; 0913201271
Email: nvhungthpt@moet.edu.vn
CÁC TÁC GIẢ
Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông
I. Mục tiêu của chương trình giáo dục Trung học cơ sở (THCS).
Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
II. Yêu cầu đối với nội dung giáo dục THCS
Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những nội dung đã học ở Tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về Tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp
III.Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình giáo dục THCS
Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần pahỉ và có thể đạt được.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp và các lĩnh vực học tập. Yêu cầu về thái độ được xác định cho cả cấp học.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giao dục nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của chương trình giáo dục THCS, bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.
IV. Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục THCS
1. Phương pháp giáo dục THCS phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học; khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Sách giáo khoa và các phương tiện dạy học khác phải đáp ứng yêu cầu của phương pháp giáo dục THCS.
2. Hình thức tổ chức giáo dục THCS bao gồm các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục trên lớp, trong và ngoài nhà trường. Các hình thức giáo dục phải đảm bảo cân đối, hài hòa giữa dạy học các môn học và hoạt động giáo dục; giữa dạy học theo lớp, nhóm và cá nhân, bảo đảm chất lượng giáo dục chung cho mọi đối tượng và tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân của học sinh.
Đối với học sinh có năng khiếu, có thể vận dụng hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục phù hợp nhằm phát triển các năng khiếu đó.
Giáo viên cần chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể.
V. Đánh giá kết quả giáo dục THCS
1. Đánh giá kết quả giáo dục đối với học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp học nhằm xác định mức độ đạt được của mục tiêu giáo dục THCS, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao giáo dục toàn diện.
2. Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp học cần phải:
Bảo đảm tính khách quan, toàn diện khoa học và trung thực.
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp, cấp học;
Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng;
Kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.
Sử dụng công cụ đánh giá thích hợp.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên hoặc chỉ đánh giá bằng nhận xét của giáo viên cho từng môn học và hoạt động giáo dục. Sau mỗi lớp và sau cấp học có đánh giá, xếp loại kết quả giáo dục của học sinh.
Phần thứ hai:
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
Môn: Sinh học
Mục tiêu: Môn Sinh học THCS nhằm giúp học sinh đạt được
Về kiến thức
Mô tả được hình thái, cấu tạo của cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của các nhóm vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật và cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường sống.
Nêu được các đặc điểm sinh học trong đó có chú ý đến tập tính của sinh vật và tầm quan trọng của những sinh vật có giá trị trong nền kinh tế.
Nêu được hướng tiến hóa của sinh vật(chủ yếu là động vật, thực vật), đồng thời nhận biết sơ bộ về các đơn vị phân loại và hệ thống phân loại động vật, thực vật.
Trình bày các quy luật cơ bản về sinh lí, sinh thái , di truyền. Nêu được cơ sở khoa học của các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất, cải tạo giống cây trồng vật nuôi.
Về kĩ năng
Biết quan sát, mô tả, nhận biết các cây, con thường gặp; xác định được vị trí và cấu tạo của các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể thực vật, động vật và người.
Biết thực hành sinh học: sưu tầm, bảo quản mẫu vật, làm các bộ sưu tập nhỏ, sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, dặt và theo dõi một số thí nghiệm đơn giản.
Vận dụng kiến thức vào việc nuôi trồng một số cây, con phổ biến ở địa phương; vào việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng; vào việc giải thích các hiện tượng sinh học thông thường trong đời sống.
Có kĩ năng học tập: tự học, sử dụng tài liệu học tập, lập bảng biểu, sơ đồ,...
Rèn luyện được năng lực tư duy: phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện, hiện tượng sinh học...
Về thái độ
Có niềm tin khoa học về về bản chất vật chất của các hiện tượng sống và khả năng nhận thức của con người.
Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Sẵn sàng áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật thuộc lĩnh vực Sinh học vào trồng trọt và chăn nuôi ở gia đình và địa phương.
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số, sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, lạm dụng ma túy và các tệ nạn xã hội.
II. Nội dung
1. Kế hoạch dạy học
Lớp
Số tiết/ tuần
Số tuần
Tổng số tiết/ năm
6
2
37
70
7
2
37
70
8
2
37
70
9
2
37
70
Cộng (toàn cấp)
148
280
 Sinh học 6
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ
CẦN ĐẠT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
Mở đầu sinh học
Kiến thức:
Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng
Đối tượng
Thực vật. Ví dụ: cây đậu
Động vật. Ví dụ: con gà
Vật vô sinh. Ví dụ: hòn đá
Dấu hiệu
Trao đổi chất:
Lớn lên(sinh trưởng- phát triển)
Sinh sản
Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng.
Trao đổi chất
Nêu định nghĩa 
Ví dụ: quá trình quang hợp.
Lớn lên (sinh trưởng- phát triển)
Nêu định nghĩa 
Ví dụ: Sự lớn lên của cây bưởi, cây nhãn...
Sinh sản
Nêu định nghĩa
Ví dụ: Sự ra hoa, kết quả của cây phượng
Cảm ứng
Nêu định nghĩa 
Ví dụ: Hiện tượng cụp lá của cây xấu hổ
Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật học nói riêng
- Nhiệm vụ của sinh học: Nghiên cứu các đặc điểm của cơ thể sống:
Hình thái,
Cấu tạo
Hoạt động sống
Mối quan hệ giữa các sinh vật và với môi trường
Ứng dụng trong thực tiễn đời sống
Ví dụ: Thực vật
- Nhiệm vụ của thực vật học:Nghiên cứu các vấn đề sau:
Hình thái
Cấu tạo
Hoạt động sống
Đa dạng của thực vật
Vai trò
Ứng dụng trong thực tiễn đời sống
1. Đại cương về giới thực vật
Kiến thức:
Nêu được các đặc điểm của th ... u được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái(ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm). Nêu được một số ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường
Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài
Kĩ năng :
Nhận biết một số nhân tố sinh thái trong môi trường
Không giải thích cơ chế sinh lí, các đặc điểm hình thái, tập tính biểu hiện sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
- Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, Nêu các loại môi trường sống của sinh vật, cho ví dụ sinh vật sống ở môi trường đó.
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái. Nêu các nhóm nhân tố sinh thái
Vô sinh 
Hữu sinh
Con người
- Trình bày được khái niệm về nhân tố sinh thái
- Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái. Nêu ví dụ
- Nêu được ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lý và tập tính của sinh vật. 
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
- Liên hệ vận dụng giải thích một số hiện tượng về đặc điểm sinh lý và tập tính của sinh vật.
- Học sinh mô tả được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái: nhiệt độ môi trường đến các đặc điểm về hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật một cách sơ lược.
+ Phân tích, tổng hợp rút ra sự thích nghi của sinh vật.
 - Học sinh mô tả được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.
+ Phân tích rút ra sự thích nghi của sinh vật
- Nêu được các nhóm sinh vật và đặc điểm của các nhóm : ưa sáng, ưa bóng, ưa ẩm, chịu hạn, hằng nhiệt và biến nhiệt 
+ Học sinh trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật.
+ Học sinh trình bày được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài.
+ Học sinh nêu đặc điểm các mối quan hệ cùng loài, khác loài giữa các sinh vật: cạnh tranh, hỗ trợ, cộng sinh, hội sinh, kí sinh, ăn thịt sinh vật khác.
Quan hệ cùng loài:
Đặc điểm
Phân loại 
Ví dụ 
Ý nghĩa 
Quan hệ khác loài:
Đặc điểm
Phân loại 
Ví dụ 
Ý nghĩa 
+ Học sinh nhận biết được các môi trường sống của sinh vật ngoài thiên nhiên các nhân tố sinh thái của môi trường ảnh hưởng lên đời sống sinh vật.
+ Học sinh biết cách thu thập mẫu.
+ Xây dựng tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên.
 2. Hệ sinh thái
 Kiến thức: 
Nêu được định nghĩa quần thể
Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi.
Nêu được đặc điểm quần thể người. Từ đó thấy được ý nghĩa của việc thực hiện pháp lệnh về dân số
Nêu được định nghĩa quần xã
Trình bày được các tính chất cơ bản của quần xã, các mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, giữa các loài trong quần xã và sự cân bằng sinh học
Nêu được các khái niệm: hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn
Kĩ năng :
Biết đọc sơ đồ 1 chuỗi thức ăn cho trước
Khái niệm quần thể (chủ yếu đề cập đến quần thể giao phối).
Cần phải phân biệt quần thể với một tập hợp cá thể ngẫu nhiên
+ Học sinh trình bày được khái niệm quần thể và lấy được ví dụ minh hoạ về một quần thể sinh vật.
+ Học sinh lấy được ví dụ để minh hoạ cho các đặc trưng cơ bản của quần thể
+ Học sinh trình bày được một số đặc điểm cơ bản của quần thể người, liên quan tới vấn đề dân số.
+ Học sinh thay đổi nhận thức về dân số và phát triển xã hội.
+ Đặc điểm quần thể người giống quần thể sinh vật: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong, ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật.
+ Đặc điểm chỉ có ở quần thể người: Pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hoá, do con người có tư duy phát triển và có khả năng làm chủ thiên nhiên.
+ Học sinh trình bày được khái niệm quần xã; phân biệt được quần xã và quần thể.
+ Quần xã là tập hợp những quần thể sinh vật cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, chúng có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
+Nêu được các tính chất cơ bản của quần xã và cho ví dụ:
Số lượng các loài trong quần xã
Thành phần loài trong quần xã
+ Học sinh lấy được ví dụ minh hoạ các mối quan hệ sinh thái trong quần xã.
+ Học sinh mô tả được một số dạng biến đổi phổ biến trong quần xã, thấy được sự biến đổi ® ổn định và chỉ ra một số biến đổi có hại do tác động của con người gây nên.
Nhân tố môi trường (vô sinh + hữu sinh) luôn thay đổi ® tác động đến sinh vật làm sinh vật biến đổi về số lượng được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
+ Trình bày được thế nào là một hệ sinh thái, lấy được ví dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn.
+ Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
+ Thành phần hệ sinh thái, gồm:
 - Thành phần không sống: Đất, đá, nước, thảm mục...
 - Thành phần sống: Động vật, thực vật, vi sinh vật... 
+ Sinh vật sản xuất trên cạn phổ biến là thực vật.
+ Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, ... (phân giải xác sinh vật).
+ Cây rừng cung cấp thức ăn, nơi ở, tạo khí hậu ôn hoà cho động vật sống.
+ Động vật ăn thực vật nhưng cũng góp phần thụ phấn, phát tán và cung cấp phân bón cho thực vật.
+ Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng hiện nay.
Mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã khá phức tạp và đa dạng, nhưng trọng tâm về mối quan hệ về dinh dưỡng thông qua lưới và chuỗi thức ăn.
+ Học sinh nhận biết được các thành phần của hệ sinh thái ngoài thiên nhiên và xây dựng được những chuỗi thức ăn đơn giản.
 3. Con người và môi trường sống
a) Con người là một nhân tố môi trường
 Kiến thức: 
Nêu được các tác động của con người tới môi trường, đặc biệt là nhiều hoạt động của con người làm suy giảm hệ sinh thái, gây mất cân bằng sinh thái
Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường
Nêu được một số chất gây ô nhiễm môi trường: các khí công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các tác nhân gây đột biến
Nêu được hậu quả của ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật.
Kĩ năng :
Liên hệ ở địa phương xem có những hoạt động nào của con người có thể làm suy giảm hay mất cân bằng sinh thái
Lưu ý con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt.
Không cần nhớ các tác động của con người tới môi trường qua các giai đoạn phát triển của xã hội.
+ Học sinh nêu được những ảnh hưởng của con người đến môi trường ở mỗi giai đoạn.
+ Học sinh chỉ ra được những hậu quả phá rừng của con người.
+ Học sinh nêu được các biện pháp của con người nhằm khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, từ đó có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường.
+ Nêu được khái niệm “ô nhiễm môi trường “
+ Hiểu được các nguyên nhân chính gây ô nhiễm và tác hại của việc ô nhiễm MT:
+ Thảo luận về vai trò của con người trong việc làm mất cân bằng môi trường tự nhiên.
+ Giải thích được sử dụng quá mức năng lượng và các nguồn tài nguyên khác dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường. 
+ Thảo luận về sự tăng dân số, công nghiệp hoá và đô thị hoá, cơ khí hoá nông nghiệp làm suy thoái môi trường 
+ Giải thích được nguyên nhân của sự mất rừng, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn và hậu quả của chúng.
+ Nêu các biện pháp hạn chế tác hại của ô nhiễm môi trường trên thế giới và ở địa phương. 
+ Quan sát phim, tranh ảnh để rút ra được khái niệm về sự ô nhiễm môi trường và tác hại.
 Liên hệ và vận dụng giải thích một số vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường trong thực tế địa phương.
 b) Bảo vệ môi trường
 Kiến thức: 
Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu (tài nguyên tái sinh, không tái sinh, năng lượng vĩnh cửu).
Trình bày được các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng.
Nêu được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường và bảo vệ sự đa dạng sinh học
Nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: xây dựng khu bảo tồn, săn bắt hợp lí, trồng cây gây rừng, chống ô nhiễm môi trường
Nêu được sự đa dạng của các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước
Nêu được vai trò của các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp và đề xuất các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái này.
Nêu được sự cần thiết ban hành luật và hiểu được một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trường
Kĩ năng :
Liên hệ với địa phương về những hoạt động cụ thể nào của con người có tác dụng bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
 Nêu được cụ thể một số dạng tài nguyên.
- Học sinh phân biệt và lấy được ví dụ về các dạng tài nguyên
- Trình bày được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã.
- Nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã
Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã góp phần giữ cân bằng sinh thái
+ Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng 
+ Tránh được các thảm hoạ: xói mòn, lũ lụt, hạn hán ô nhiễm môi trường.
Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên:
 + Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn
 + Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật
 + Xây dựng khu bảo tồn, các vườn quốc gia
 + Không săn bắn động vật và khai thác quá mức các loài sinh vật
 + ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm
- HS đưa ra được ví dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái chủ yếu.
- Trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh của địa phương.
Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp:
+ Duy trì các hệ sinh thái chủ yếu
+ Cần cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao 
- Phát biểu được những ý chính của chương II và chương III của luật bảo vệ môi trường.
- Hiểu được tầm quan trọng của luật bảo vệ môi trường.
- Có ý thức chấp hành luật bảo vệ môi trường
Luật bảo vệ môi trường ban hành nhằm:
+ Điều chỉnh hành vi của cả xã hội để ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra
+ Điều chỉnh việc khai thác sử dụng các thành phần môi trường hợp lí
Luật bảo vệ môi trường quy định: 
+ Các tổ chức cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn khắc phục hậu quả xấu; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
+ Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam
+ Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
+ Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường phải bồi thường
- HS vận dụng được những nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể ở địa phương.
- Nâng cao ý thức của HS trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuan kien thuc ki nang SH 2010.doc