Bài 2
Tiết 5,6: Đọc hiểu văn bản
Trong lòng mẹ
I. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh nhận thức được sự tàn nhẫn trong cách cư xử của người cô; Nỗi cay đắng, tủi nhục mà chú bé Hồng phải chịu đựng và tình yêu thương cháy bỏng của chú đối với người mẹ đáng thương.
- HS hiểu được thế nào là hồi ký; nhận biết được chất trữ tình trong truyện ngắn của Nguyên Hồng.
II. Tài liệu tham khảo
+ Hồi kí: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng.
+ Bài thơ: Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa.
+ Những câu ca dao nói về tình mẹ con.
- Vẳng nghe chim vịt kêu chiều.
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
- Nguồi buồn nhớ mẹ ta ưa.
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa miếng xương
Hướng dẫn dạy học Ngữ văn 8 Bài 2 Tiết 5,6: Đọc hiểu văn bản Trong lòng mẹ I. Mục tiêu cần đạt - Học sinh nhận thức được sự tàn nhẫn trong cách cư xử của người cô; Nỗi cay đắng, tủi nhục mà chú bé Hồng phải chịu đựng và tình yêu thương cháy bỏng của chú đối với người mẹ đáng thương. - HS hiểu được thế nào là hồi ký; nhận biết được chất trữ tình trong truyện ngắn của Nguyên Hồng. II. Tài liệu tham khảo + Hồi kí: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. + Bài thơ: Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa. + Những câu ca dao nói về tình mẹ con. - Vẳng nghe chim vịt kêu chiều. Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau - Nguồi buồn nhớ mẹ ta ưa. Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa miếng xương III. Hoạt động trên lớp 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (Gợi ý): Ai cũng có những kỷ niệm về tuổi thơ. Kỉ niệm về mái trường có người mẹ thường để lại dấu ấn sâu đậm nhất. Chúng ta đã từng cùng nhà văn Thanh Tịnh nhớ lại thời đi học (Tôi đi học). Hôm nay với "Trong lòng mẹ", Nguyên Hồng gợi lại cho ta những kỉ niệm về người mẹ thân thương của mình. - Học sinh liên tưởng bài cũ: "Tôi đi học", có được ấn tượng: mái trường, người mẹ là những kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất của tuổi thơ. Hoạt động 2: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích 1. Tìm hiểu văn bản GV: Đọc văn bản, hoặc cho học sinh lần lượt đọc từng phần. Lưu ý học sinh khi đọc cần thể hiện được nét bản chất của mỗi nhân vật qua miêu tả tâm trạng và qua đối thoại - Học sinh đọc trôi chảy nắm được ý khái quát của bài văn. Nỗi xót xa tủi nhục. HS: Đọc chú thích và giải nghĩa những từ khó. GV: Nhấn mạnh cách đọc một số từ, cụm từ, câu có tác dụng giúp học sinh hiểu thêm nhân vật và nghệ thuật viết văn: Rắp tâm, mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư... lấy một đồng quà,. Tôi cười dài trong tiếng khóc. Những cảm giác ấm áp.. mơn man khắp da thịt. GV hỏi (chuyển ý): Câu chuyện kể về việc gì? Chuyện có mấy nhân vật ? Cảm nhận đầu tiên về các nhân vật. - Có cái nhìn khái quát về văn bản sau khi đọc : Câu chuyện về một chú bé có hoàn cảnh đáng thương. Hai nhân vật, người cô và bé Hồng đối lập nhau trong thái độ người mẹ bé Hồng Hoạt động 3: Tìm hiểu nhân vật bà cô 2. Nhân vật bà cô GV hỏi: Hoàn cảnh hiện tại của bé Hồng như thế nào? (Bố mất sớm, xa mẹ vì mẹ lầm lỡ, phải tha phương, đáng được đồng cảm, chia sẻ của mọi người, nhất là sự đồng cảm, chia sẻ của những người ruột thịt. Nhưng thực tế thì sao? HS: Đọc lướt những đoạn miêu tả thái độ và lời thoại của bà cô qua con mắt và sự cảm nhận của bé Hồng. - Hoàn cảnh hiện tại của bé Hồng đáng được mọi người cảm thông, chia sẻ và nâng đỡ, đặc biệt là những người thân thích. GV: Hướng dẫn học sinh chú ý đến những đoạn: - Cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi... - Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt ngào... - Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng... - Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể về nỗi khổ của mẹ bé Hồng. - Cô tôi bỗng đổi giọng... nghiêm nghị... Thế nhưng với trách nhiệm của một người có quan hệ ruột rà, máu thịt, người cô lại coi đây là một cơ hội để thực hiện dã tâm "gieo rắc những hoài nghi" khiến cho người con có thể "khinh miệt và ruồng rẫy" mẹ của mình. HS: Đọc các đoạn văn trên để phân biệt được ý nghĩa thực của lời nói với vỏ ngôn ngữ chứa chúng. Lời lẽ vẫn ngọt ngào nhưng lại chứa đựng một dã tâm và sự tàn nhẫn. - Nguy hiểm hơn, suy nghĩ đen tối ấy lại được ngụy trang bằng một vẻ mặt tươi cười và giọng nói ngọt ngào rất dễ đánh lừa người nghe, người đọc. - Đây không chỉ là nhẫn tâm mà hai lần nhẫn tâm, không chỉ ác độc mà hai lần ác độc. Thái độ, cách cư xử của người cô chính là tội ác. GV (chuyển ý): Có thể nói, bé Hồng đứng trước một cạm bẫy, bé Hồng có mắc cái bẫy "ngọt ngào" này không? Chú thoát ra bằng cách nào? Hoạt động 4: Tìm hiểu nhân vật bé Hồng 3. Nhân vật bé Hồng GV: Yêu cầu HS đọc lướt những đoạn văn bản kẻ về bé Hồng. Chú ý HS theo dõi mối quan hệ của bé Hồng với các nhân vật trong truyện - Các quan hệ của bé Hồng với các nhân vật khác. + Quan hệ với người cô + Quan hệ với người mẹ 2.1. Với người cô GV (hỏi): Trước cách cư xử của người cô, thái độ của bé Hồng thể hiện như thế nào? (Hướng dẫn HS theo dõi diễn biến tâm trạng của nhân vật bé Hồng) - Bé Hồng cũng giống như bất kì em bé nào, a mẹ thì nhớ, mong ước được gặp. Vì vậy khi được hỏi, Hồng đã trả lời thật tin và toan trả lời HS: (Tìm và trả lời câu hỏi) - Toan trả lời... -Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói, nét mặt rất kịch của bà cô, nhận ra những rắp tâm của người cô... - Các phản ứng: Cúi đầu xuống đất, im lặng, cười dài trong tiếng khóc, cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng... - Nhưng rồi Hồng đã nhận ra thái độ giả dối, những toan tính chia rẽ tình mẫu tử của người cô. Từ việc nhận ra mà bé Hồng đã có những phản ứng tuy chưa gay gắt, nhưng không kém phần mạnh mẽ, quyết liệt. GV (hỏi): Trong quan hệ với người cô, em thấy Hồng là cậu bé như thế nào? HS (trả lời): - Nhạy cảm, tỉnh táo và có thái độ rõ ràng trước cái ác, cái xấu. - Đối diện với người cô là bé Hồng đối diện với cái xấu, cái ác. Tuy vậy em không lầm tưởng cung không ngã lòng mà vẫn vững tâm với tình yêu thương người mẹ của mình. - Chúng ta thấy được nỗi xót xa, cay đắng, tủi cực của bé Hồng và cũng trân trọng tình cảm sâu sắc mà Hồng dành cho mẹ GV (hỏi): Trước những rắp tâm của người cô, bé Hồng suy nghĩ về mẹ như thế nào? 2.2. Với người mẹ + Khi chưa gặp mẹ. HS (trả lời) - Thấy được nỗi bất hạnh mà mẹ phải gánh chịu: Người đàn bà bị cái tội... tha hương cầu thực. - Diễn biến tâm trạng của bé Hồng phát triển theo chiều hướng tăng dần từ đối lập với toan tính của người cô. - Thương mẹ. - Căm tức sao mẹ lại vì sợ hãi.. - Cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng... - Từ hiểu đến thương, có lúc lại căm tức rồi tủi nhục trước tình cảnh của mẹ... tất cả đều là những ý nghĩ, xúc cảm chân thành biểu hiện "tình thương yêu và lòng kính mến" của một người con với người mẹ của mình. GV (hỏi): Tác giả kể cuộc hội ngộ giữa hai mẹ con như thế nào? + Khi gặp được mẹ - Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn này HS (gợi ý trả lời): Đọc và trả lời - Thoáng thấy bóng người giống mẹ, liên đuổi theo gọi bối rối - Sự vồ vập của bé Hồng khi gặp lại mẹ chứng tỏ sự khát khao vô cùng - òa khóc rồi cứ thế nức nở - Nhận ra gương mặt tươi sáng... tươi đẹp.." - Thấy lại những cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt - Cảm nhận được sự chăm sóc của người mẹ êm dịu vô cùng. - Bé Hồng khóc rồi nức nở chính là sự giải thoát cho nỗi uất ức, đắng cay mà bấy lâu nay phải chịu. Người mẹ chính là chỗ dựa tinh thần cho cầu bé. - Quên hết lời lẽ cay độc của người cô - Lòng tin của bé Hồng được củng cố bởi vẻ đẹp của mẹ, cảm giác ấm áp nơi mẹ, sự dịu êm của lòng mẹ. - Chính lòng tin vào người mẹ đã chiến thắng tất cả. Tình mẹ con đã chiến thắng tất cả. Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết 4. Tổng kết GV (hỏi): Câu chuyện được kể đang xảy ra hay đã xảy ra? HS (trả lời) - Kể lại một câu chuyện đã xảy ra. Hồi kí là một thể loại văn học ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã chứng kiến, đã trải qua (hồi: nhớ lại, kí: ghi) - (Gợi ý trả lời): Đã xảy ra. Nguyên Hồng sinh năm 1918, tác phẩm ra đời năm 1938, lúc tác giả 20 tuổi. Câu chuyện diễn ra lúc nhà văn còn là cậu bé Hồng đi học ở trường làng. Đây là câu chuyện có thật, tác giả đã trải qua.Những gì ghi lại được trong tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tâm trí nhà văn. GV (hỏi): Tháiđộ với người cô, tình cảm với mẹ của cậu bé Hồng được thể hiện chủ yếu bằng hình thức nào? (Hành động, suy nghĩ cảm nhận, xúc cảm) (Gợi ý trả lời): - Phản ánh hiện thực bằng cách biểu hiện những ý nghĩ, xúc cảm, tâm trạng chính là phản ánh hiện thực bằng phương thức trữ tình. - Suy nghĩ, cảm nhận, xúc cảm. - Trong lòng mẹ được coi là tác phẩm giàu chất trữ tình bởi khi kể chuyện, nhà văn dành nhiều đoạn biểu hiện suy nghĩ, xúc cảm của mình GV (hỏi): ấn tượng sâu sắc nhất của em khi học tác phẩm trong lòng mẹ là gì? HS (trả lời) - Nỗi cay đắng tủi nhục của bé Hồng. - Tình yêu thương cháy bỏng của bé Hồng với mẹ. - Bằng thể văn hồi kí giàu chất trữ tình, đoạn văn. Trong lòng mẹ đã kể lại nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ của nhà văn thời kì thơ ấu Hoạt động 6: Hướng dẫn học bài ở nhà 5. Bài học ở nhà - Đọc kĩ đoạn văn, thể hiện được chất trữ tình của nhà văn Nguyên Hồng khi đọc diễn cảm. Kể lại kỉ niệm về người mẹ bằng một đoạn văn có độ dài từ 7 đến 10 câu. - Hiểu được nỗi tủi cực và tình yêu thương mẹ của bé Hồng. Tiết 7 Trường từ vựng I. Mục tiêu cần đạt - Hiểu được thế nào là trường từ vựng. Vai trò của trường từ vựng với hiệu quả diễn đạt. - Bước đầu vận dụng những kiến thức về trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt. II. Thiết bị dạy học 1. Bản trong viết đoạn văn trong SGK. 2. Máy chiếu hắt. III. Hoạt động trên lớp 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV: Khi giao tiếp ai cũng muốn mình có được một vốn ngôn ngữ phong phú để diễn đạt và tiếp nhận chính xác, biểu cảm những vấn đề được nói tới. Muốn vậy người nói, người nghe phải có trong tay một trường từ vựng đủ rộng. Vậy trường từ vựng là gì ? HS có ý thức bước đầu về vai trò của trường từ vựng trong hoạt động giao tiếp. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu thế nào là trường từ vựng I. Thế nào là trường từ vựng. GV: Chuẩn bị bản trong, máy chiếu hắn Viết đoạn văn ở phần 1 - Bài học SGK lên bản trong. Dùng cho máy chiếu cho HS quan sát. 1.1. Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp các từ có nét chung về nghĩa GV (hỏi): Đọc lưới đoạn văn, chọn những từ in âm và cho biết chúng có nét chung gì về nghĩa? HS: chỉ ra những từ in đậm: Mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng. Nét chung về nghĩa: Chỉ các bộ phận của cơ thể con người. GV: Yêu cầu học sinh đọc phần 2. Lưu ý trong SGK. 1.2. Những lưu ý về trường từ vựng. GV: Khi nói về "mắt", người ta có thể nói đến phương diện sau: - Bộ phận của mắt - Đặc điểm của mắt. - Cảm giác của mắt... HS: theo dõi trong SGK GV. Các phương diện trên đều nằm trong giới hạn "mắt". Ta gọi "mắt" là trường từ vựng lớn. Trong trường từ vựng lớn lại có những trường từ vựng nhỏ. a. Một trường từ vựng có thể có những trường từ vựng nhỏ hơn. GV (hỏi): Việc xác định trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có tác dụng gì. - Cụ thể hóa nội dung diễn đạt tạo được sự liên tưởng vừa gần gũi vừa rộng rãi hơn. HS (trả lời) GV: Khi nói đến tinh anh, đờ đẫn hay thông manh, cận thị, người ta có liên tưởng ngay đến mắt một ai đó. GV: Hướng dẫn học sinh lấy thêm thí dụ. GV (hướng dẫn HS xác định từ loại của các từ chỉ về mắt trong mục a (SGK) và kết luận. b. Các từ trong một trường từ vựng ... lựa chọn. Câu e: Vừa có quan hệ bổ sung, vừa có quan hệ đồng thời. GV: Kết luận HS: Đọc phần ghi nhớ trong SGK. Hoạt động 2: Hướng dẫn dạy học phần Luyện tập. II. Luyện tập GV: Hướng dẫn làm bài luyện tập 1. HS: Theo dõi SGK và trả lời câu hỏi. Câu 1: Có quan hệ nối tiếp "rồi" Câu 2: Có quan hệ bổ sung giữa hai vế "và" GV: Nếu gọi vế 1 là A, vế 2 là B, hãy biểu diễn các mối quan hệ của câu ghép đẳng lập bằng sơ đồ. Câu 1: A, rồi B. Câu 2: A, và B. GV: Hướng dẫn làm bài luyện tập 2. HS: Đọc các bài tập trong SGK và trả lời câu hỏi. Câu a: Quan hệ nối tiếp. Câu b: Quan hệ bổ sung. Câu c: Quan hệ nối tiếp. Câu c: Quan hệ bổ sung Câu d: Quan hệ tương phản (nghịch đối). Câu e: Quan hệ tương phản. GV: Hướng dẫn làm bài luyện tập 3. HS: Thực hiện bài luyện tập 3 (chuẩn bị và trình bày các câu của mình trước lớp (tổ, nhóm). Ví dụ: Mỗi nước trên thế giới đều có thể tham gia Ngày Trái Đất. Quy mô, nội dung hoạt động của ngày này do từng nước quy định. Ghép thành câu đẳng lập sau: Mỗi nước trên thế giới đều có thể tham gia Ngày Trái Đất. Nhưng quy mô, nội dung hoạt động của ngày nay do từng nước quy định. GV: Hướng dẫn làm bài luyện tập 4. HS: Thực hiện bài luyện tập 4. - Gói thức ăn bằng lá tốt hơn hay đựng thức ăn bằng túi ni lông màu tốt hơn. - Gói thức ăn bằng lá tốt hơn. GV: Hướng dẫn làm bài luyện tập 5. - Lần lượt điền các từ: và, mà, rồi vào các câu để tạo các mối quan hệ từ như yêu cầu. GV: Hướng dẫn làm bài luyện tập 6. (Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập này ở nhà theo yêu cầu của sách giáo khoa). Tiết: 47 Yêu cầu và phương pháp thuyết minh I. Mục tiêu bài học - Nắm được yêu cầu chung và phương pháp chung của văn bản thuyết minh. - Biết sử dụng các phương pháp thuyết minh, biết cách phối hợp các phương pháp thuyết minh để tạo lập một văn bản thuyết minh. II. Thiết bị dạy học - Bản trong. - Máy chiếu hắt. III. Hoạt động trên lớp 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh (Bài tập số 6, phần luyện tập, tiết 47). 3. Hướng dẫn dạy học bài mới Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới Ta đã biết văn thuyết minh là gì và đặc điểm của nó? Muốn có được một văn bản thuyết minh cùng phương pháp thực hiện nó. Hoạt động 2: Hướng dẫn dạy học phần tìm hiểu yêu cầu và phương pháp thuyết minh I. Tìm hiểu yêu cầu và phương pháp thuyết minh 1. Yêu cầu HS: Nêu lại đặc điểm của văn thuyết minh. - Văn bản thuyết minh nhằm cung cấp các tri thức xác thực về hiện tượng, sự vật hữu ích cho con người. - Văn bản thuyết minh được trình bày rõ ràng, hấp dẫn đặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết minh bằng các phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích. - Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động. GV (hỏi): Vậy muốn làm được một văn bản thuyết minh về một đối tượng nào đó, cần có những yêu cầu nào? HS (trả lời): GV: Kết luận - Hiểu biết rõ ràng, chính xác về đối tượng đó, nắm được những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng. - Có kỹ năng trình bày, giới thiệu có sức thuyết phục. - Có được ngôn ngữ diễn đạt vừa sinh động, vừa biểu cảm. HS: Đọc các văn bản được chỉ định trong câu c và trả lời câu hỏi. Đoạn văn: Cây dừa Bình định - Phải có sự hiểu biết về cây dừa và người dân Bình Định. Đoạn văn: Tại sao lá cây lại có màu xanh lục - Phải có sự hiểu biết về thực vật. Đoạn văn về Huế - Phải có sự hiểu biết về thiên nhiên, con người, danh lam thắng cảnh, lịch sử của Huế. Về đoạn Khởi nghĩa Nông Văn Vân. - Hiểu biết về người anh hùng Nông Văn Vân. Viết về Con giun đất. - Biết những tri thức về giun đất. GV (hỏi): Để có được những kiến thức như thế, người ta phải làm gì? - Quan sát, nghiên cứu. HS (trả lời): GV: Kết luận Hoạt động 3: Hướng dẫn dạy học phần 2 - Phương pháp thuyết minh. 2. Phương pháp thuyết minh. GV: Có mấy phương pháp thuyết minh? là những phương pháp nào? HS: Đọc lướt phần 2 và trả lời. - Thường thường người ta sử dụng sáu phương pháp thuyết minh mà SGK đã nêu. a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. HS: Đọc các câu trong SGK và trả lời câu hỏi. - Thường gặp cấu trúc Danh từ là... - Sau đó người ta cung cấp những chi tiết cụ thể về sự vật. b. Phương pháp liệt kê. HS: Chỉ ra các phép liệt kê trong các bài thuyết minh: Cây dừa Bình Định, Thông tin về ngày trái đất. - "Cây dừa cống hiến... chịu nắng". - "Theo các nhà... trẻ sơ sinh". HS: Tìm trong bài "Thông tin về ngày trái đất", "Ôn dịch, thuốc lá" những ví dụ cụ thể. c. Phương pháp nêu ví dụ cụ thể. - Là những căn cứ minh chứng giúp cho người ta tin điều mà diễn giả đang trình bày. d. Dùng số liệu. - Cũng là cách tạo cơ sở để cho người ta tin tưởng vào sự trình bày của người thuyết minh. HS: Chỉ ra trong bài "Ôn dịch, thuốc lá" tác giả dùng phương pháp so sánh và hiệu quả của nó. e. Phương pháp so sánh. - Đem cái này đặt cạnh cái kia có tác dụng làm nổi bật vấn đề cần được thuyết minh. HS: Chỉ ra trong bài Huế, tác giả đã dùng phương pháp này như thế nào? g. Phương pháp phân loại, phân tích. - Chịu sự vật, hiện tượng ra thành nhiều loại, nhiều mặt để làm rõ những đặc điểm riêng biệt của nó. GV: Cho học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa. Hoạt động 4: Hướng dẫn dạy học phần Luyện tập. II. Luyện tập GV: Hướng dẫn học sinh làm bài luyện tập 1, 2. - Phạm vi tìm hiểu vấn đề: Việt Nam và thế giới; Sức khỏe và đạo đức... - Các phương pháp thuyết minh được sử dụng: Liệt kê, nêu ví dụ, số liệu, so sánh, phân loại. GV: Hướng dẫn làm bài luyện tập 3. - Thuyết minh đòi hỏi kiến thức lịch sử về thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Hà Tĩnh. - Các phương pháp được sử dụng: Định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, số liệu. GV: Hướng dẫn làm bài luyện tập 4. Bài 14 (Tiết 52, 53, 54, 55) Tiết: 52 Chương trình địa phương (Phần văn) I. Mục tiêu bài học - Bước đầu có ý thức tìm hiểu các tác giả văn học địa phương và các tác phẩm viết về địa phương mình. - Làm quen với công việc sưu tầm văn học. II. Hoạt động trên lớp 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Hướng dẫn dạy học bài mới. Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm theo yêu cầu trong mục (1), (2) trong sách giáo khoa. 1. Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ ở địa phương mình với các nội dung: Họ và tên, bút danh, năm sinh, năm mất, tác phẩm chính. Dưới đây là một ví dụ cho việc thống kê các nhà văn của tỉnh Hà Nam. TT Họ và tên Bút danh Năm sinh Năm mất Tác phẩm chính 01 Nguyễn Khuyến - Thu vịnh - Thu điếu - Thu ẩm 02 Trần Hữu Tri Nam Cao 1917 1951 - Sống mòn - Chí phèo - ......... 03 .......... .......... .......... .......... * Tên được xếp theo thứ tự ABC. 2. Sưu tầm và chép lại một bài thơ hoặc một bài văn (có thể là đoạn trích) viết về phong cảnh thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hóa, truyền thống lịch sử của quê hương em mà em thấy hay. Khi sưu tầm tác phẩm văn học cần làm được những yêu cầu sau: - Tên tác phẩm (nếu là đoạn trích thì nằm trong tác phẩm nào), tác giả. - Năm xuất bản, nhà xuất bản. - Giải nghĩa những từ khó (đặc biệt là những từ mang sắc thái địa phương. Tiết: 53 Dấu ngoặc kép I. Mục tiêu bài học - Hiểu rõ các công dụng của dấu ngoặc kép ("..."). - Biết sử dụng dấu ngoặc kép ("...") trong các văn bản viết. II. Thiết bị dạy học - Bản trong. - Máy chiếu hắt. III. Hoạt động trên lớp 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Hướng dẫn dạy học bài mới. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn dạy phần I - Công dụng của dấu ngoặc kép. I. Công dụng HS: Đọc các ví dụ trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi của phần I. a. Dẫn trực tiếp lời của Thánh Găng đi "Phương châm... càng khó hơn". GV: Kết luận. (dùng máy chiếu hắt chiếu bản trong đã viết các ví dụ cho học sinh tiện theo dõi) b. Đánh dấu từ ngữ "dải lụa" theo nghĩa đặc biệt. c. Đánh dấu từ ngữ hàm ý mỉa mai "Văn minh" của thực dân Pháp. d. Đánh dấu tên nước các vở kịch: "Tay người đàn bà", "Giác ngộ"... HS: Đọc phần ghi nhớ. + Dấu ngoặc kép dùng để: - Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. - Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt. - Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa mỉa mai. - Đánh dấu tên tác phẩm được nói tới Hoạt động 2: Hướng dẫn dạy học phần Luyện tập II. Luyện tập HS: Làm bài luyện tập 1. a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp GV: Kết luận (dùng máy chiếu hắt chiếu bản trong đã viết các ví dụ cho học sinh tiện theo dõi). b. Đánh dấu từ dùng theo nghĩa mỉa mai "hầu cận ông lý". c. Lời dẫn trực tiếp "em bé". d. Đánh dấu từ ngữ dùng theo nghĩa mỉa mai "An nam mit", "con yêu"... e. Lời dẫn trực tiếp "mặt sắt", ngây...". HS: Làm bài tập 2 GV: Kết luận (dùng máy chiếu hắt chiếu bản trong đã viết các ví dụ cho học sinh tiện theo dõi) a. ... cười bảo:... bỏ ngay chữ "tươi"... b. ... lời dạy của chú Tiến: "Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu". c. ... "Đây là cái vườn... một sào". HS: Làm bài tập 3 GV: Kết luận Câu (a) là lời dẫn trực tiếp, câu (b) không dẫn trực tiếp mà thông qua tác giả. HS: Làm bài tập 4: Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng có cả mở bài, thân bài, kết bài. Đọc thảo luận ở tổ. GV: Chọn một số bài dùng đúng và dùng sai để sửa chữa trên lớp. HS: Làm bài tập 5 (ở nhà). Tiết: 54 Luyện nói: Giới thiệu trường em I. Mục tiêu bài học - Rèn luyện kỹ năng lập ý, dàn ý bài văn thuyết minh. - Rèn luyện kỹ năng nói về văn bản thuyết minh theo dàn bài đã lập trên cơ sở biết vận dụng các thao tác thuyết minh. II. Thiết bị dạy học - Bản trong. - Máy chiếu hắt. III. Hoạt động trên lớp 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Hướng dẫn dạy học bài mới. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị Đề bài: Hãy giới thiệu trường của em với một đoàn khách đến thăm quan. I. Chuẩn bị GV: Đoàn khách tham quan muốn biết những gì về nhà trường? HS: Trả lời - Tên trường, ngày thành lập. - Vị trí diện tích, địa bàn trường đóng (xã, huyện, tỉnh). - Các khu vực của trường. - Số lớp học, số học sinh. - Số giáo viên. - Những thành tích nổi bật. - Vị trí xã hội của nhà trường. HS: Lập dàn ý (xác định đủ 3 phần, nội dung của các phần). 1. Mở bài: Giới thiệu chung về nhà trường (tên, ngày thành lập, ấn tượng chung nhất). GV: Kết luận (cần thiết tóm tắt những ý chính của mỗi phần vào bản trong cho học sinh căn cứ vào đó mà chọn các phương pháp thuyết minh hợp lý. 2. Thân bài. 2.1. Những nền tảng vật chất của nhà trường (vị trí, diện tích, số lớp, số học sinh, đội ngũ giáo viên...). 2.2. Thành tích mọi mặt. HS: Chia tổ luyện nói theo dàn ý (có thể mở rộng ý hoặc sắp xếp lại bố cục miễn là đạt được hiệu quả diễn đạt. Học sinh có thể luyện nói theo từng phần: Mở bài, thân bài, kết luận. GV: Chọn lựa học sinh bất kỳ diễn đạt trước lớp. Trên cơ sở đó bổ sung, nhắc nhở để bài văn hoàn thiện hơn.
Tài liệu đính kèm: