Giáo án môn Ngữ văn 8 tiết 29, 30 bài 8: Văn bản Chiếc lá cuối cùng

Giáo án môn Ngữ văn 8 tiết 29, 30 bài 8: Văn bản Chiếc lá cuối cùng

Tiết 29 – 30 ,Bài 8 – Văn bản

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

- Hiểu rõ sức mạnh tình thương yêu của con người, nhất là những người nghèo khổ, sức mạnh của cái đẹp, của tình yêu cuộc sống, đã kết thành một tác phẩm hội hoạ kiệt tác.

- Tích hợp với phần tiếng việt ở bài chương trình địa phương với phần tập làm văn qua bài lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

- Rèn luyện kĩ năng đọc, kể chyện diễn cảm, phân tích nhân vật.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học.

- Học sinh: Sách giáo khoa, chuẩn bị bài.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp.

- Kiểm tra sĩ số học sinh.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị vào bài.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Phân tích những ưu nhược điểm của nhân vật Đôn ki - Hô - tê qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió?

? Phân tích những ưu nhược điểm của nhân vật Xan chô - Pan - xa?

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 tiết 29, 30 bài 8: Văn bản Chiếc lá cuối cùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29 – 30 ,Bài 8 – Văn bản
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh:
- Hiểu rõ sức mạnh tình thương yêu của con người, nhất là những người nghèo khổ, sức mạnh của cái đẹp, của tình yêu cuộc sống, đã kết thành một tác phẩm hội hoạ kiệt tác.
- Tích hợp với phần tiếng việt ở bài chương trình địa phương với phần tập làm văn qua bài lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, kể chyện diễn cảm, phân tích nhân vật.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học. 
- Học sinh: Sách giáo khoa, chuẩn bị bài. 
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp. 
- Kiểm tra sĩ số học sinh. 
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị vào bài. 
2. Kiểm tra bài cũ. 
? Phân tích những ưu nhược điểm của nhân vật Đôn ki - Hô - tê qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió?
? Phân tích những ưu nhược điểm của nhân vật Xan chô - Pan - xa?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Dẫn vào bài.
Văn học Mĩ là một nền văn học trẻ nhưng đã xuất hiện những nha văn kiệt xuất như: Hêminguây, Giắc Lơn Dơn ... Trong số đó tên tuổi của O-Hen ri rất nổi bật lên như 1 tác giả truyện ngắn tài danh. Chiếc là cuối cùng là một trong những truyện ngắn hướng vào cuộc sống nghèo khổ bất hạnh của người dân Mĩ, sức mạnh của nghệ thuật chân chính đem lại niềm tin cho con người.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc chú thích
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Giáo viên: Gọi học sinh đọc chú thích SGK và nêu vài nét sơ lược về tác giả và giải thích các từ khó.
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh cách đọc.
Chú ý: phân tích lời kể, tả của tác giả với những câu, đạon đặt trong dấu ngoặc kép, lời nói trực tiếp của nhân vật. Đoạn cuối truyện nói về cái chết của cụ Bơ men đọc với giọng rưng rưng cảm động ngẹn ngào.
? Dựa vào nội dung đoạn trích chúng ta cío thể chia nội dung đoạn trích làm thành mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn.
Học sinh: Bố cục: 3 đoạn :
- Đoạn 1: Từ đầu ............ tảng đá.
=> Cuộc trò chuyện: Xiu và cụ Bơ men .
- Đoạn 2: tiếp theo ... thế thôi.
=> Chiếc lá cuối cùng không rụng.
- Đoạn 3: Còn lại.
=> Giôn-Xi khoẻ lại, cụ Bơ men chết.
I. Đọc chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.( SGK)
3. Bố cục: 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu ............ tảng đá.
=> Cuộc trò chuyện: Xiu và cụ Bơ- men .
- Đoạn 2: tiếp theo ... thế thôi.
=> Chiếc lá cuối cùng không rụng.
- Đoạn 3: phần còn lại.
=> Giôn-Xi khoẻ lại, cụ Bơ-men chết.
* Hoạt động 3: Phân tích chi tiết
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Trong đoạn trích ta thấy Giôn - Xi đang ở trong tình trạng như thế nào?
Học sinh: Mệt mỏi, thất vọng, chán nản lại mang bệnh tật.
? Tình trạng ấy khiến cô hoạ sĩ này có tâm trạng gì?
Học sinh: Chán sống.
? Suy nghĩ càu Giôn - Xi “ khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cùng lúc đó cô sẽ chết “ nói lên điều gì?
Học sinh: Sự sống gắn liền với những chiếc lá. Cô sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống.
=> Chán sống.
? Tại sao tác giả lại viết khi “ khi trời vừa hừng sáng ..kéo màng lên “?
Học sinh:
? Hành động này thể hiện tâm trạng gì của Giôn - Xi? Có phải cô là người tàn nhẫn?
Học sinh:
? Thái độ và lời nói và tâm trạng của cô sau đó như thế nào?
? Vậy nguyên nhân làm cho Giôn - Xi khỏi bệnh là gì? Từ chiếc lá cuối cùng không rụng, từ sự chăm sóc của Xiu? Từ tác dụng của thuốc? Việc Giôn-Xi khỏi bệnh nói lên điều gì?
Học sinh: Giôn - Xi khỏi bệnh chính là từ tâm trạng hồi sinh - Giôn - Xi đã tự chữa bệnh cho mình bằng tình yêu cuộc sống bằng vđấu tranh để chiến thắng bệnh tật.
? Sàng hôm sau Xiu có biết chiếc lá là lá vẽ hay không ? Vì sao?Nếu biết thì sao? 
Học sinh: 
- Xiu không biết là lá giả.
- Xiu cũng rất mong Giôn - Xi được sống, nhưng lại bất kực, không biết làm gì?
? vậy xiu biết rõ sự thật vào lúc nào? Vì sao em biết?
Học sinh: Tác giả không nói rõ xiu biết lúc nào => cô đã biết chính cụ Bơ men là tác giả.
? Tại sao tác giả kông trực tiếp tả cảnh cụ Bơ men vẽ tranh trong giá rét? Không tả cụ Bơ men bị bệnh phải vào viện và qua đời?
Học sinh: Cụ Bơ men với kiệt tác chiếc lá cuối cùng.
- Cụ Bơ men suốt kgông thành đạt => mơ ước vẽ được 1 bức tranh kiệt tác để đời.
? Cụ Bơ men vẽ chiếc lá là để làm gì?
Học sinh: Cụ vẽ chiếc lá: mục đích cứu Giôn - Xi.
? Có thể coi bức tranh chiếc lá cuối cùng là kiệt tác được không? Vì sao?
Học sinh: Chiếc lá cuối cùng làmột kiệt tác:
+ Nó có giá trị nhân sinh và nghệ thuật rất cao.
+ Cái giá của nó quá đắt => quy luật nghiệt ngã của nghệ thuật.
+ Vì con người, phục vụ cuộc sống.
Giáo viên: Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Tâm trạng của Giôn – Xi:
- Mệt mỏi, thất vọng, chán nản lại mang bệnh tật.
- Sự sống gắn liền với những chiếc lá. Cô sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống.
=> Chán sống, thiếu nghị lực sống.
- Giôn - xi nhìn ra cửa sổ chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó, vẫn hiên ngang bám trụ => Cô đã muốn sống, đã vui và đã sống.
- Giôn - xi khỏi bệnh chính là từ tâm trạng hồi sinh - Giôn - Xi đã tự chữa bệnh cho mình bằng tình yêu cuộc sống bằng đấu tranh để chiến thắng bệnh tật.
2. Tấm lòng của một người bạn:
- Xiu không biết là lá giả.
- Xiu cũng rất mong Giôn - Xi được sống, nhưng lại bất kực, không biết làm gì.
- Tác giả không nói rõ xiu biết lúc nào => cô đã biết chính cụ Bơ men là tác giả.
3. Cụ Bơ men với kiệt tác chiếc lá cuối cùng.
- Cụ Bơ men suốt kgông thành đạt => mơ ước vẽ được 1 bức tranh kiệt tác để đời.
- Cụ vẽ chiếc lá: mục đích cứu Giôn – Xi.
- Chiếc lá cuối cùng làmột kiệt tác:
+ Nó có giá trị nhân sinh và nghệ thuật rất cao.
+ Cái giá của nó quá đắt => quy luật nghiệt ngã của nghệ thuật.
+ Vì con người, phục vụ cuộc sống.
* Ghi nhớ: SGK.
4. Củng cố: Luyện tập.
? Qua nội dung văn bản đã học em hãy khái quát chủ đề của tác phẩm?
? Phân tích nghệ thuật đặc sắc đảo ngược tình huống hai lần?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Soạn bài: “Hai cây phong”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 8 tiet 29tuan 8.doc