Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 30: Động cơ điện một chiều - Lê Xuân Độ

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 30: Động cơ điện một chiều - Lê Xuân Độ

I/ MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Mô tả được các bộ phận chính , giải thích được hoạt động của động cơ điện 1 chiều

 - Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện

 - Phát hiện sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động

 2. Kĩ năng:

 - Vận dụng qui tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ , biểu diễn lực điện từ

 - Giải thích được nguyên tắc Hoạt động của động cơ điện 1 chiều

3. Thái độ: Ham hiểu biết , yêu thích môn học

II/ CHUẨN BỊ:

ã Đối với mỗi nhóm học sinh : 1 mô hình động cơ điện một chiều , Hoạt động được với nguồn 6V; 1 nguồn điện 6V

ã Cả lớp : Hình vẽ 28.2 phóng to

III/ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 30: Động cơ điện một chiều - Lê Xuân Độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 30 – Bài 28: động cơ điện một chiều
I/ Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: 
 	- Mô tả được các bộ phận chính , giải thích được hoạt động của động cơ điện 1 chiều
	- Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện
	- Phát hiện sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động 
	2. Kĩ năng:
 	- Vận dụng qui tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ , biểu diễn lực điện từ
	- Giải thích được nguyên tắc Hoạt động của động cơ điện 1 chiều 
3. Thái độ: Ham hiểu biết , yêu thích môn học
II/ chuẩn bị: 
Đối với mỗi nhóm học sinh : 1 mô hình động cơ điện một chiều , Hoạt động được với nguồn 6V; 1 nguồn điện 6V
Cả lớp : Hình vẽ 28.2 phóng to
III/ hoạt động của thầy và trò:
 	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập :
HS1: Phát biêu qui tắc bàn tay trái ? Chữa bài tập 27.3. Có lực từ tác dụng lên cạnh BC không ? Tại sao ?
- ĐVĐ: Nếu đưa liên tục dòng điện vào trong khung dây thì khung dây sẽ liên tục chuyển động quay trong từ trường của nam châm , như thế ta có 1 động cơ điện đ Bài mới 
- HS lên bảng HS khác nhận xét
- HS : Trong trường hợp dây dẫn song song với đường sức từ thì không có lực điện từ tác dụng lên dây dẫn
	Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo của động cơ điện một chiều
- Giáo viên phát mô hình động cơ điện 1 chiều cho các nhóm .
- Yêu cầu HS đọc SGK kết hợp với quan sát mô hình để trả lời : động cơ điện 1 chiều có mấy bộ phận ? là những bộ phận nào ?
- Giáo viên vẽ mô hình đơn giản lên bảng .
- HS nghiên cứu hình 28.1 SGK và nêu được các bộ phận chính :
+ Khung dây dẫn 
+ Nam châm 
+ Cổ góp điện
I. Nguyên tắc cấu tạo và Hoạt động của động cơ điện một chiều
1. Các bộ phận chính của động cơ điện một chiều:
	Hoạt động 3: Nghiên cứu nguyên tắc Hoạt động của động cơ điện 1 chiều
- Yêu cầu HS đọc thông báo và nêu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện 1 chiều
- Yêu cầu HS trả lời câu C1
- Cặp lực từ có tác dụng gì đối với khung dây
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán câu C3
- Động cơ điện 1 chiều gồm những bộ phận nào ? Nó hoạt động theo nguyên tắc nào ?
- HS đọc SGK nêu được nguyên tắc Hoạt động của động cơ điện 1 chiều
- HS trả lời câu C1: Vận dụng qui tắc bàn tay trái xác định cặp lực từ tác dụng lên cạnh AB, CD của khung dây
- C2: Nêu dự đoán hiện tượng xảy ra với khung dây
- HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán câu C3 . Báo cáo kết quả
- HS rút ra kết luận và ghi vở
2. Hoạt động của động cơ điện 1 chiều
3. Kết luận: 
Hoạt động 4: Tìm hiểu động cơ điện một chiều trong kĩ thuật
- Giáo viên treo hình vẽ 28.2 Yêu cầu HS quan sát chỉ ra các bộ phận chính 
- Động cơ điện trong kĩ thuật bộ phận tạo ra từ trường có phải là nam châm vĩnh cửu không ? Bộ phận quay có đơn giản chỉ là 1 khung dây không ?
- Giáo viên thông báo : Trong động cơ điện kĩ thuật bộ phận chuyển động gọi là Rôto , bộ phận đứng yên gọi là Stato
- Gọi HS đọc kết luận 
- Giáo viên thông báo : Ngoài động cơ điện một chiều còn động cơ điện xoay chiều là loại động cơ thường dùng trong đời sống và kĩ thuật
- HS quan sát hình 28.2 để chỉ ra 2 bộ phận chính của động cơ điện trong kĩ thuật 
- Nhận xét sự khác nhau của mô hình và động cơ điện thực tế:
+ Trong động cơ điện kĩ thuật từ trường là nam châm điện
+ Bộ phận quay là một khung dây gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng lá thép kĩ thuật ghép lại
- HS ghi kết luận vào trong vở
II. Động cơ điện một chiều trong kĩ thuật
1. Cấu tạo của động cơ điện một chiều trong kỹ thuật.
.
2. Kết luận:
Hoạt động 5: Phát hiện sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện
- Khi hoạt động , động cơ điện chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào ?
- Gv: uốn nắn HS trả lời và ghi vở
- HS nêu nhận xét về sự chuyển hoá năng lượng trong động cơ điện
- HS: Khi động cơ điện một chiều hoạt động , điện năng được chuyển hoá thành cơ năng
III. Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện .
Hoạt động 6: Vận dụng – * Hướng dẫn về nhà:
- Cho HS trả lời câu C5, C6, C7 vào vở
- Hướng dẫn HS trao đổi đi đến đáp án đúng.
* Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài và làm bài tập 28 SBT
- Kẻ sẵn mẫu thực hành ( tr 81 – SGK ) và trả lời phần 1 vào vở
- Cá nhân HS trả lời các câu hỏi C5, C6, C7 vào vở

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_9_tiet_30_dong_co_dien_mot_chieu_le_xuan.doc