Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 36: Kiểm tra học kì II - Năm học 2011-2012

Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 36: Kiểm tra học kì II - Năm học 2011-2012

1.Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.(câu 2)

2.Nêu được công suất là gì? Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất.(câu 1)

3.Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về định luật này.(câu 25)

4.Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.(câu 5, 6)

5.Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.(câu 7, 8)

6.Tìm được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu (cậu 9)

7.Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. (câu 10)

8.Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.(câu 11)

9.Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì. (câu 12, 13)

10.Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. (câu 14)

Hiểu:

11.Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.(câu 3)

12.Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.(câu 26)

13.Tìm được ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt (câu 15)

14.Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.(câu 16)

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 36: Kiểm tra học kì II - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Mục tiêu:
Nhận biết:
1.Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.(câu 2)
2.Nêu được công suất là gì? Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất.(câu 1)
3.Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về định luật này.(câu 25)
4.Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.(câu 5, 6)
5.Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.(câu 7, 8)
6.Tìm được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu (cậu 9)
7.Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. (câu 10)
8.Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.(câu 11)
9.Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì. (câu 12, 13)
10..Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. (câu 14)
Hiểu:
11.Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.(câu 3)
12.Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.(câu 26)
13.Tìm được ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt (câu 15)
14.Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.(câu 16)
15.Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn. (câu 17)
16.Tìm được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt (câu 27)
Vận dụng:
17.Vận dụng được công thức: (câu 4)
18.Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản. (Câu 18, 23)
19.Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản (câu 19)
20.Giải thích được hiện tượng khuếch tán (câu 20)
21.Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách (câu 21)
22.Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản (câu 22, 24)
23.Vận dụng công thức Q = m.c.Dt (câu 28)
II.Ma trận:
 1.Tính tỉ lệ thực dạy và trọng số:
Số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
VD
LT
VD
4
3
2.1
1.9
13. 1
11.9
12
7
4.9
7.1
30.6
44.4
Tổng: 16
10
7.0
9.0
43.7
56.1
2.Câu hỏi và điểm:
LT
ND
Trong số
Số lượng câu
Điểm
Tổng số
Trắc nghiệm
Tự luận
Chương I
13.1
3.0
2 (0.5 đ)
1 (1 đ)
1.5 đ
Chương II
30.6
9
8 (2 đ)
1 (1 đ)
3 đ
VD
Chương I
11.9
3.0
2 (0.5 đ)
1 (1 đ)
1.5 đ
Chương II
44.4
13
12 (3 đ)
1 (1 đ)
4 đ
Tổng
100
28
24
4
10 đ
3.Ma trận đề thi:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương I: Cơ học từ tiết 18 (4 tiết)
C2(1), C1(2)
C3(25)
C12 (3)
C13 (26)
C18 (4)
Số câu hỏi
2
1
1
1
1
6
Số điểm
0.5 đ
1 đ
0.25 đ
1 đ
0.25 đ
3 đ (30%)
Chương II: Nhiệt học (12 tiết)
C4(5,6), C5 (7,8), C6 (9), C7 (10), C8 (11), C9 (12,13), C10 (14)
C13 (15), C14 (16), C15(17)
C16 (27)
C18 (18,23), C19 (19), C20 (20), C21 (21), C22 (22, 24)
C23 (28)
Số câu hỏi
10
3
1
7
1
22
Số điểm
2.5 đ
0.75 đ
1 đ
1.75 đ
1 đ
7 đ (70%)
Tổng số câu
12
1
4
2
8
1
28 câu
Tổng số điểm
4 đ (40%)
3 đ (30%)
3 đ (30%)
10 đ
3.Đáp án:
I.Phần TNKQ: (6 đ)
Mỗi đáp án đúng : 0.25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Đ.a
B
D
C
D
A
C
C
B
A
D
C
A
B
C
A
D
C
A
C
C
A
A
B
B
II.Phần tự luận: (4 đ)
Câu 25:(1 đ)
Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.
Ví dụ: Tùy HS cho
Câu 26: (1 đ)
Số ghi công suất trên các máy móc thiết bị cho biết công suất định mức của máy móc thiết bị đó hay công mà máy đó làm việc được trong một đơn vị thời gian.
Câu 27: (1 đ)
Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
Ví dụ HS tự cho
Câu 28: (1 đ)
Tóm tắt
 m= 2kg
 t1=200C
 t2=800C
 C=4200J/kg.K
Q=?
Giải: Nhiệt lượng cần truyền để nước sôi là:
Q=m.C. =2.4200.80=672000 (J)
Đáp số: 672000J
.Nội dung đề:
A.Trắc nghiệm khách quan:(6 điểm)
Khoanh tròn chữ cái (A, B, C, D) đứng trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1:Hãy chọn câu phát biểu đúng nhất khi nói về công suất?
A.Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ nhanh hay chậm
B.Công suất tính bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
C.Công thức tính công suất là: P = A.t
D.Đơn vị của công suất là kWh
Câu 2:Động năng của vật càng lớn khi:
A.Vật ở càng cao	B.Tốc độ của vật càng lớn
C.Vật có khối lượng càng lớn	D.Vật có khối lượng càng lớn và tốc độ của vật càng lớn
Câu 3:Hãy chọn vật nào sau đây có thế năng đàn hồi
A.Nước ở trên đập cao	B.Quả bóng đang lăn trên sân
C.Lò xo bị nén đang đặt trên mặt đất	D.Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất
Câu 4:Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20s. Người ấy phải dùng một lực F = 180N. Công suất của người kéo là :
A. 54W	B.55W	C.56W	D.57W
Câu 5:Các chất được cấu tạo như thế nào ?
A.Các chất được cấu tạo từ các hạt rất nhỏ bé, riêng biệt gọi là nguyên tử hay phân tử
B.Các chất được cấu tạo liền một khối
C.Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử
D.Các chất được cấu tạo từ các phân tử
Câu 6 :Tạo sao các chất trông có vẽ như liền một khối mặc dù chúng đều cấu tạo từ các hạt riêng biệt?
A.Vì các hạt nằm rất sát nhau	
B.Vì khoảng cách giữa các hạt rất nhỏ
C.Vì các hạt vô cùng nhỏ bé và khoảng cách giữa chúng củng rất nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấy được
D.Vì các hạt rất giống nhau, chúng lại ở sát nhau
Câu 7:Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có đặc điểm gì?
A.Các nguyên tử, phần tử luôn đứng yên tại một chổ
B.Các nguyên tử, phần tử trong chất luôn đứng yên còn trong chất lỏng và chất khí thì chuyển động
C.Các nguyên tử, phần tử luôn luôn chuyển động hổn độn không ngừng
D.Các nguyên tử, phần tử luôn luôn chuyển động theo một phía
Câu 8:Khi các nguyên tử, phân tử của vật chuyển động nhanh lên thì các đại lượng nào sao đây tăng?
A.Thể tích của vật	B.Nhiệt độ của vật
C.Chiều dài của vật	D.Khối lượng của vật
Câu 9:Trường hợp nào sau đây có xảy ra đối lưu?
A.Khi đun nước	
B.Tạo ra pin mặt trời
C.Ta cảm thấy nóng khi ngồi gần bóng đèn điện
D.Khi đốt nóng thanh sắt
Câu 10:Câu nào sau đây nói về nhiệt năng là đúng? 
A. Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật. 
B. Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật.
C. Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng hấp dẫn của vật 
D. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 11.Khi nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật như thế nào?
A.Nhiệt năng không thay đổi	B.Nhiệt năng giảm
C.Nhiệt năng tăng	D.Nhiệt năng bằng không
Câu 12:Đơn vị của nhiệt lượng là:
A.J	B.W	C.KW	D.J/s
Câu 13: Nhiệt lượng là gì?
A.Nhiệt lượng là nhiệt năng mà vật đang có.
B.Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt
C.Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được trong quá trình truyền nhiệt
D.Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt
Câu 14: Có thể làm thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách nào? 
A.Thực hiện công	B.Truyền nhiệt
C.Thực hiện cộng hoặc truyền nhiệt	D.Thực hiện công và truyền nhiệt
Câu 15: Hiện tượng nào sau đây là sự dẫn nhiệt?
A.Đốt một đầu của thanh sắt sờ vào đầu kia ta thấy nóng
B.Đun sôi nước
C.Đốt nóng không khí trong khí cầu
D.Trái đất nhận năng lượng từ mặt trời
Câu 16: Nhiệt lượng vật trao đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A.Khối lượng của vật.	B.Độ tăng-giảm nhiệt độ của vật
C.Chất cấu tạo nên vật.	D.khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.
Câu 17:Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào?
A.Từ vật có nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ
B.Từ vật có khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ
C.Từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp
D.Từ vật làm bằng chất rắn sang vật làm bắng chất lỏng
Câu 18:Tại sao muốn đun nóng chất lỏng hay chất khí phải đun từ phía dưới?
A.Vì chất lỏng và chất khí truyền nhiệt chủ yếu bằng hình thức đối lưu
B.Vì chất lỏng và chất khí truyền nhiệt chủ yếu bằng hình thức dẫn nhiệt
C.Vì chất lỏng và chất khí truyền nhiệt chủ yếu bằng hình thức bức xạ nhiệt
D.Đun từ phía dưới sẽ dễ dàng hơn
Câu 19:Tại sao xoong nồi thường làm bằng kim loại?
A.Vì khó vỡ	B.Vì dễ đúc thành khuôn mẫu
C.Vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên nấu thức ăn mau chín
D.Vì kim loại là loại vật liệu phổ biến
Câu 20:Tại sao trong nước lại có không khí?
A.Vì các nguyên tử, phân tử không khí có khoảng cách
B.Vì các nguyên tử, phân tử nước có khoảng cách
C.Vì các nguyên tử, phân tử không khí và nước xen vào khoảng cách của nhau
D.Vì các nguyên tử, phân tử không khí và nước luôn đứng yên
Câu 21:Tại sao khi thả một miếng đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt.
A.Vì giữa các nguyên tử, phân tử của đường và nước có khoảng cách
B.Vì các nguyên tử, phân tử của đường và nước luôn chuyển động
C.Vì khi khuấy lên làm đường tan ra trộn vào nước
D.Vì đường có vị ngọt 
Câu 22:Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 0.5kg vào nước. Miếng đồng nguội đi từ 800C xuống 200C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K
A.11400J	B.11300J	C.11200J	D.14100J
Câu 23:Tại sao về mùa hè, mặc áo màu trắng mát hơn mặc áo tối màu?
A.Vì áo màu trắng hấp thụ bức xạ nhiệt nhiều
B.Vì áo màu trắng ít hấp thụ tia nhiệt
C.Vì áo màu tối ít hấp thụ tia nhiệt
D.Vì áo màu trắng sáng tạo cảm giác mát hơn
Câu 24:Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt?
A.Q = a.t	B.Qtoả ra = Qthu vào
C.Q =m.C	D.Q=m.C.t	
B.Tự luận:(4 điểm)
Câu 25:Phát biểu định luật bảo toàn về chuyển hóa cơ năng? Nêu ví dụ. (1đ)
Câu 26:Cho biết ý nghĩa số ghi công suất trên máy móc, dụng cụ hay thiết bị?(1đ)
Câu 27: Bức xạ nhiệt là gì? Cho 2 ví dụ minh họa về bức xạ nhiệt? (1đ)
Câu 28:Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 2kg nước từ 200C biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K (1 điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet35thiHKII.doc