Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 14: Sự nổi

Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 14: Sự nổi

*Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập:

- GV: Hãy quan sát khi thả 1 hòn bi thép và hòn bi gỗ vào nước có hiện tượng gì sảy ra?

- HS: trả lời .(viên bi thép chìm, viên bi gỗ nổi)

- GV tại sao có hiện tượng đó?

- HS: dự đoán

- GV Thế tại sao con tàu bằng thép nặng hơn hòn bi thép lại nổi còn hòn bi lại chìm?

 Vào bài hôm nay

* Hoạt động 2: Tìm hiểu khi nào vật nổi, vật chìm:

- GV: Yêu cầu cá nhân hs trả lờ C1

- HS: Cá nhân trả lời.

- GV: Thông báo C2 và sau đó yêu cầu hs vẽ véc tơ lực ứng với 3 trường hợp.

- HS: quan sát hình và thực hiện điền.

- Gv Treo bảng phụ H12.1 lên bảng yêu cầu hs đại diện các nhóm lên biểu diễn vào bảng.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu độ lớn của lực đẩy ác si mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng.

- GV đưa H12.2 lên bảng phụ yêu cầu hs đọc câu hỏi C3, C4 sau đó trả lời

 

doc 7 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 14: Sự nổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 
Lớp 8://20
Tiết 14
sự nổi
I. Mục Tiêu:
Kiến thức:
Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
 Nêu được điều kiện nổi của vật
Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong thực tế.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải thích sự nổi của một vật
Thái độ: Nghiêm túc
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Mỗi nhóm học sinh: 1 cốc thủy tinh to đựng ước, 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ nhỏ,1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín, Bảng phụ vẽ sẵn các hình trong SGK
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
Ôn định tổ chức (1’): 
Lớp 8: ..........Vắng:........................................
Kiểm tra : (Khụng - bài dài)
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập:
- GV: Hãy quan sát khi thả 1 hòn bi thép và hòn bi gỗ vào nước có hiện tượng gì sảy ra? 
- HS: trả lời ...(viên bi thép chìm, viên bi gỗ nổi)
- GV tại sao có hiện tượng đó?
- HS: dự đoán
- GV Thế tại sao con tàu bằng thép nặng hơn hòn bi thép lại nổi còn hòn bi lại chìm?
 Vào bài hôm nay
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khi nào vật nổi, vật chìm:
- GV: Yêu cầu cá nhân hs trả lờ C1 
- HS: Cá nhân trả lời.
- GV: Thông báo C2 và sau đó yêu cầu hs vẽ véc tơ lực ứng với 3 trường hợp.
- HS: quan sát hình và thực hiện điền...
- Gv Treo bảng phụ H12.1 lên bảng yêu cầu hs đại diện các nhóm lên biểu diễn vào bảng.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu độ lớn của lực đẩy ác si mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng.
- GV đưa H12.2 lên bảng phụ yêu cầu hs đọc câu hỏi C3, C4 sau đó trả lời
- HS thảo luận nhóm hoàn thành C3, C4
- GV: Yêu cầu cá nhân trả lời C5.
- HS: Cá nhân C5
*Hoạt động 4: Vận dụng:
- GV Với kiến thức ta vừa học hãy vận dụng vào để trả lời các câu hỏi sau:
Gợi ý;
- GV Cho hs thảo luận trả lời C7
- HS: Thảo luận và đưa ra ý kiến.
- GV đọc câu hỏi C8, C9 điều khiển cả lớp thảo luận thống nhất ý kiến trả lời.
- GV: Thụng bỏo về sự nổi bất lợi của một số chất trong tự nhiờn.
- GV: Ở những nơi tập trung đụng người cần cú biện phỏp lưu thụng khụng khớ , hạn chế khớ thải động hại, cú biện phỏp an toàn khi vận chuyển khớ độc.
(4’)
(12’)
(13’)
(10’)
I. Điều kiện để vật nổi, vật chìm
C1. Chịu tác dụng của lực đẩy P và FA hai lực này cùng phương nhưng ngược chiều
a) Vật chìm; b)Vật lơ lửng; c) Vật nổi
II. Độ lớn của lực đẩy ác si mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng.
C3: Vì trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước
C4: Hai lực cân bằng P = F 
C5: Câu B
III. Vận dụng:
C6 : dựa vào gợi ý:
- Vật chìm xuống khi P > FA dv > dl 
- Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi P=FA dv =dl
- Vật nổi khi : P < FA dv < dl
C7: d hòn bi thép > d nước nên bị chìm. Tàu làm bằng thép, nhưng người ta thiết kế sao cho có các khoảng trống để d của cả con tàu < d của nước nên con tàu có thể nhỏ hơn mặt nước.
C8: Hòn bi nổi vì trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng lượng rieng của thủy ngân
C9: FAM = FAN; FAM PN
4. Củng cố(4’)
GV nhắc lại : Khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng?
Nêu kết luận trong bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà:(1’)
Học bài, làm bài tâp của bài 12 sbt.
Đọc có thể em chưa biết.
Đọc trước bài 13.
* Những lưu ý,kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
Ngày giảng: 
Lớp 8.
Tiết 15
Công cơ học
Mục Tiêu:
1.Kiến thức: 
Biết được dấu hiệu để có công cơ học; Nêu được các ví dụ khác trong sgk về các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học, chỉ ra được sự khác biệt giữa các trường hợp đó.
Phát biểu được công thức tính công, nêu được tên các đại lượng và đơn vị, biết vận dụng công thức A = F.S để tính công trong trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển rời của vật
2.Kỹ năng : Rèn kĩ năng sử dụng công thức để tính công
3.Thái độ: Yêu thích môn học.
Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
2.Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Ôn định tổ chức (1’): 
Lớp 8: ..........Vắng:..........................................................
2.Kiểm tra (4’):Nêu điều kiện để vật chìm, vật nổi, lơ lửng.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập:
- GV: Đặt vấn đề như sgk Bài hôm nay.
*Hoạt động 2: Hình thành khái niệm công cơ học:
 - GV: Yêu cầu hs quan sát vào h13.1 và H13.2 rồi thông báo:
+ TH1: Lực kéo của con bò thực hiện công.
+ TH2: Người lực sĩ không thực hiện công.
- GV: Yêu cầu hs trả lời C1:
- HS: Cá nhân trả lời, các hs khác NX.
- GV: Từ câu trả lời của C1 hãy tìm từ thích hợp điền vào C2.
- HS: cá nhân điền C2, các hs khác NX
*Hoạt động 3: Củng cố kiến thức về công cơ học.
- GV: Nêu lần lượt C3, C4, yêu cầu hs thảo luận theo nhóm để trả lời.
- HS: Thảo luận, cử đại diện trả lơi
* Hoạt động 3: Thông báo kiến thức mới: công thức tính công.
- GV: Thông báo công thức tính công A, giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị. Nhấn mạnh hai điều cần chú ý
* Hoạt động 4: vận dụng:
- GV: Yêu cầu 3 HS giải C5, C6, C7
- HS: 3 HS giải trên bảng, các hs khác giải tại chỗ.
- GV: Yêu cầu các hs khác đã làm bài tại chỗ nhận xét bài của các bạn trình bày trên bảng.
- HS: Nhận xét, thảo luận.
- GV: Phân tích lại các câu trả lời của hs rồi chuẩn hóa kiến thức.
- GV: hóy lấy vd trong thực tế khi cỏc phương tiện giao thụng khụng di chuyển mà vẫn tiờu tốn năng lượng? Và khi đú cú gõy ụ nhiễm mụi trường khụng? 
- HS trả lời cõu hỏi của GV
- GV: Cải thiện chất lượng đường giao thụng và thực hiện cỏc giải phỏp đồng bộ nhằm giảm ỏch tắc giao thụng bảo vệ mụi trường và tiết kiệm năng lượng.
(2’)
(5’)
(15’)
(5’)
(5’)
I. Khi nào có công cơ học:
1. Nhận xét:
C1: Khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời.
2. Kết luận: 
C2: Chỉ có công cơ học khi có lực lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời
3. Vận dụng:
C3: ý a,c,d
C4: ý a,b,c.
II. Công thức tính công:
1. công thức tính công cơ học:
A = F.s
*Trong đó: 
A: là công cơ học của lực F 
F: lực tác dụng lên vật
s : là quãng đường của vật cđ
*Đơn vị của công là: Jun (J); 1J=1N.m
*Chú ý: 
- Nếu vật không cđ theo phương của F thì A được tính bằng công thức khác.
- Nếu vật cđ theo phương vuông góc với phương của F thì A của F đó = 0
2. Vận dung:
C5: Giải
Công của lực kéo đầu tàu là: 
A = Fk.s = 5000N. 1000m = 5000000J = 5000KJ
C6:
m =2kg P =20 N = Fh
s = 6m
A =?
Giải:
Công của trọng lực là: A = Fh.s
 thay số: A = 20.6 = 120J
C7: Trọng lực có phương thẳng đứng, vuông góc với phương chuyển động của vật nên không có công cơ học của trọng lực
Củng cố (2’):
Tóm tắt kiến thức đã học
HS đọc phần ghi nhớ.
Hướng dẫn học ở nhà (1’):
Học bài và làm bài tập 13.1, 13.4 (sbt)
Đọc trước bài 14 “Định luật về công” sgk
* Những lưu ý,kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
Ngày giảng: 
Lớp 8.
Tiết16
Định luật về công
I. Mục Tiêu: 
1. Kiến thức:
Phát biểu được định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
Vận dụng Định luật để giải các bài tập về mặt mặt phẳng nghiêng và ròng rọc động.
2. Kĩ năng: Ren luyện kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo trong thực hành.
3. Thái độ: Trung thực về kết quả thực hành.	 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: lực kế loại 5 N, 1 ròng rọc động , một quả nặng 200g, một giá có kẹp, 1thước đo thẳng đứng; bảng 14.1 sgk
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1.ổn định tổ chức (1’):
Lớp 8:: .. vắng: .
2.Kiểm tra (1’): 
CH: Khi nào có công cơ học ? công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào?
ĐA: Ghi nhớ sgk.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động 1: Đặt vấn đề
- GV: Muốn đưa một vật lên cao, người ta có thể đưa trực tiếp hoặc sử dụng máy cơ đơn giản cho ta lợi về lực, nhưng có cho ta lợi về công không? Bài mới
* Hoạt động2: Thí nghiệm 
 - GV: Yêu cầu hs đọc phần 1 rồi nêu cách làm TN.
- HS: Nêu các bước tiến hành TN.
- GV: Yêu cầu nhóm trưởng nhận dụng cụ và tiến hành TN
- HS: Làm việc nhóm tiến hành TN theo các bước.
- GV: Treo bảng 14.1 Yêu cầu 1 nhóm đại diện hoàn thành bảng 14.1
- HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- GV: Yêu cầu hs dựa vào bảng 14.1, trả lời C1.
- HS: Cá nhân trả lời C1
- GV: Yêu cầu hs dựa vào bảng 14.1, trả lời C2.
- HS: Cá nhân trả lời C2
- GV: Yêu cầu hs dựa vào bảng 14.1, trả lời C3.
- HS: Cá nhân trả lời C3
- GV: Yêu cầu hs dựa vào bảng 14.1, trả lời C4.
- HS: Cá nhân trả lời C4
* Hoạt động3: Bài tập vận dụng Định luật về công.
- GV: Thông báo định luật về công.
- HS: Nhắc lại.
- GV: Yêu cầu hs vận dụng để trả lời Các câu hỏi C5, C6
- HS: Cá nhân hoàn thành C5,C6
- GV: Yêu cầu 2 hs lên bảng trình bày C5, C6, các hs khác làm vào vở bài tập.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu của gv.
- GV: Yêu cầu các hs khác nhận xét 2 bài trình bày trên bảng. Sau đó chuẩn hóa.
(1’)
(15’)
(20’)
I. Thí nghiệm:
Các đại lượng cần xác định
Kéo trực tiếp
Dùng dòng dọc động
Lực F (N)
F1 = 
F2 = .
Quãng đường đi được s (m)
S1 = 
S2 = .
Công A (J)
A1 = 
A2 = .
C1: F2 = 
C2: S2 = 2S1 
C3: A1= A2
C4: (1) Lực .....;(2)đường đi...;(3) Công
II. Định luật về công:
Định luật: sgk/50.
III. Vận dụng:
C5: 
a/ F1 < F2 2lần
b/ A1= A2
c/ Công kéo vật lên bằng mặt phẳng nghiêng đúng bằng công của lực kéo trực tiếp thùng hàng theo phương thẳng đứng.
 A = P.h = 500 x 1 = 500 J
C6: 
a) Lực kéo vật là:
F = = 210 N
b) Công năng vật lên: A = P.h = 1680J
4.Củng cố (3’):
GV nhắc lại: Nội dung Định luật về công
Cách tính công bằng công thức A = F.S
5.Hướng dẫn học ở nhà (1’):
Học bài, làm bài tập 14.1 đến 14.4 sách bài tập.
Đọc phần có thể em chưa biết, 
Ôn tập kiến thưc học kì I để giờ sau ôn tập học kì.
* Những lưu ý,kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • docT14 su noi.doc