Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập
-Khi kéo nước từ dưới giếng lên, có nhận xét gì khi gàu còn gập trong nước và khi lên khỏi mặt nước?
Tại sao lại có hiện tượng đó ?
Hoạt động 2:Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
-GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo câu C1 và phát dụng cụ cho HS
-Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm rồi lần lượt trả lời các câu C1, C2
-GV giới thiệu về lực đẩy Acsimét
Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Acimét
-GV kể cho HS nghe truyền thuyết về Acimét và nói thật rõ là Acsimét đã dự đoán độ lớn lực đẩy Acsimét bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
-GV tiến hành thí nghiệm kiểm tra, yêu cầu HS quan sát
-Yêu cầu HS chứng minh rằng thí nghiệm đã chứng tỏ dự đoán về độ lớn của lực đẩy Acsimét là đúng (C3)
ngày soạn 28/10/2010 Tiết 11: Lực đẩy Ac-si-mét I. Mục tiêu của bài học 1. Kiến thức:-Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Acsimét, chỉ rõ các đặc điểm của lực này. Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét, nêu tên các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. Vận dụng giải thích các hiện tượng đơn giản thường gặp và giải các bài tập. 2. Kỹ năng: -Làm thí nghiệm để xác định được độ lớn của lực đẩy Acsimét 3. Thái độ: -Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, chính xác trong làm thí nghiệm II.Phương pháp - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp học sinh tích cực tự học III.Chuẩn bị Giáo viên:: 1 giá thí nghiệm, 1 lực kế, 2 cốc thuỷ tinh, 1 vật nặng, 1 bình tràn Học sinh: 1 giá thí nghiệm, 1 lực kế, 1 cốc thuỷ tinh, 1 vật nặng IV. Tiến trình tiết dạy 1. ổn định tổ chức(1’) Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú 8A 8B 8C 2. Kiểm tra bài cũ(7’): -Tại sao mọi vật trên trái đất chịu tác dụng của áp suất khí quyển?áp suất khí quyển được xác định như thế nào? 3.Bài mới(32’) TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2’ 10’ 13’ 7’ Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập -Khi kéo nước từ dưới giếng lên, có nhận xét gì khi gàu còn gập trong nước và khi lên khỏi mặt nước? Tại sao lại có hiện tượng đó ? Hoạt động 2:Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó -GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo câu C1 và phát dụng cụ cho HS -Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm rồi lần lượt trả lời các câu C1, C2 -GV giới thiệu về lực đẩy Acsimét Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Acimét -GV kể cho HS nghe truyền thuyết về Acimét và nói thật rõ là Acsimét đã dự đoán độ lớn lực đẩy Acsimét bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. -GV tiến hành thí nghiệm kiểm tra, yêu cầu HS quan sát -Yêu cầu HS chứng minh rằng thí nghiệm đã chứng tỏ dự đoán về độ lớn của lực đẩy Acsimét là đúng (C3) (P1 là trọng lượng của vật FA là lực đẩy Acsimét) -Gv đưa ra công thức tính và giới thiệu các đại lượng d: N/ m3 V: m3 FA : ? Hoạt động 4: Vận dụng -Hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức vừa thu thập được giải thích các hiện tượng ở câu C4, C5, C6 -Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời -Yêu cầu HS đề ra phương án TN dùng cân kiểm tra dự đoán (H10.4) -HS trả lời câu hỏi của GV và dự đoán (giải thích được theo suy nghĩ chủ quan của mình) -Ghi đầu bài 1.Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó -HS nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm theo nhóm -Trả lời câu C1, C2.Thảo luận để thống nhất câu trả lời và rút ra kết luận Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng gọi là lực đẩy Acsimét 2.Độ lớn của lực đẩy Acimét a.Dự đoán -HS nghe truyền thuyết về Acimétvà tìm hiểu dự đoán của ông b.Thí nghiệm kiểm tra -Cá nhân HS tìm hiểu thí nghiệm và quan sát thí nghiệm kiểm chứng độ lớn lực đẩy Acsimét -Từ thí nghiệm HS , HS trả lời câu C3 Khi nhúng vật chìm trong bình tràn, thể tích nước tràn ra bằng thể tích của vật. Vật bị nước tác dụng lực đẩy từ đưới lên số chỉ của lực kế là: P2= P1- FA.Khi đổ nước từ B sang A lực kế chỉ P1, chứng tỏ FA có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ c.Công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimét FA= d.V d:là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/ m3 ) V: là thể tích của phần chát lỏng bị vật chiếm chỗ (m3 ) 3.Vận dụng -HS trả lời lần lượt trả lời các câu C4, C5, C6.Thảo luận để thống nhất câu trả lời C5: FAn= d.Vn ; FAt= d.Vt Mà Vn = Vt nên FAn = FAt Lực đẩy Acsimét tác dụng lên hai thỏi có độ lớn bằng nhau C6: dnước= 10 000N/ m3 ddầu = 8000 N/ m3 So sánh: FA1& FA2 Lực đẩy của nước và của dầu lên thỏi đồng là: FA1= dnước.V FA2= ddầu .V Ta có dnước > ddầu FA1 > FA2 -HS suy nghĩ, thảo luận nhóm đưa ra phương án thí nghiệm 4.Củng cố (4’) -Chất lỏng tác dụng lên vật nhúng chìm trong nó một lực có phương, chiều như thế nào?Công thức tính lực đẩy Acimét? Đơn vị? Lực đẩy Acimét phụ thuộc gì? -GV thông báo: Lực đẩy của chất lỏng còn được áp dụng cả với chất khí 5.Hướng dẫn về nhà(1’) -Làm bài tập 10.1- 10.6 (SBT) -Đọc trước bài 11 và chép sẵn mẫu báo cáo thực hành ra giấy (GSK/ 42) V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tài liệu đính kèm: