Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 10, Bài 9: Áp suất khí quyển - Năm học 2010-2011

Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 10, Bài 9: Áp suất khí quyển - Năm học 2010-2011

- Giới thiệu sự tồn tại của khí quyển và khí quyển có trọng lượng như SGK.

- Dự đoán có áp suất khí quyển.

- TN kiểm chứng

- Lúc đầu vỏ hộp không bẹp vì sao ?

- Khi ht không khí trong hộp ra p suất trong hộp như thế nào ? Vì sao hộp lại bẹp ?

-Yêu cầu HS làm TN như hình 9.3 SGK và trả lời C2 và C3.

- Giới thiệu TN với hai bán cầu Mácđơ buốc

+ Khi hút không khí ra thì áp suất trong quả cầu bằng bao nhiêu ?

+ Quả cầu lúc này còn chịu tác dụng của áp suất nào?

- Yêu cầu học sinh trả lời C4

- Nhận xét câu trả lời và cho học sinh tự ghi vở

- Có áp suất khí quyển.

- Làm TN kiểm chứng

- Mặt trong và ngoài đều có áp suất không khí.

- Áp suất bên trong giảm, áp suất bên ngoài lớn hơn bên trong.

- Bịt đầu trên ống áp suất khí quyển đẩy nước từ dưới lên giữ cho nước không rơi.

- Buông ngón tay bịt ra khí quyển tác dụng lên cả hai đầu ống, cân bằng nhau,chỉ còn trọng lực kéo nước xuống.

- Ap suất trong quả cầu bằng 0

- Chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ bên ngoài

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 10, Bài 9: Áp suất khí quyển - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 10	Ngµy so¹n / 10 / 2010
TiÕt 10	Ngày d¹y / 10 / 2010
§9. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
A. Mục tiêu:
* Kiến thức:
 - Mô tả được một số hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
 - Nêu được áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
 - Mô tả được TN Tô ri xe li và áp suất khí quyển được đo bằng đơn vị mm thuỷ ngân.
* Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng trình bầy, kĩ năng nhận dạng, kĩ năng lập luận.
* Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực trong học tập.
B. Chuẩn bị: 
* GV: Cốc đựng nước, bình nước, miếng bìa không thấm nước, tranh vẽ TN Tô-ri-xe-li.
 Nhóm : vỏ hộp sữa -cốc nước - ống thuỷ tinh 3mm.
* HSø: Học bài, làm bài tập. Tìm hiểu bài.
C. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
Nêu kết luận về sự tồn tại áp suất trong lòng chất lỏng ? (5đ)
Công thức tính áp suất chất lỏng. Đơn vị ? (5đ)
Trả lời:
Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.
P=d.h trong đó p(pa); d(N/m3);h(m).
 3. Bài mới: 
HĐ Của Giáo Viên
HĐ Của Học Sinh
Hoạt động1 :Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển.
- Giới thiệu sự tồn tại của khí quyển và khí quyển có trọng lượng như SGK.
- Dự đoán có áp suất khí quyển.
- TN kiểm chứng 
- Lúc đầu vỏ hộp không bẹp vì sao ?
- Khi hút không khí trong hộp ra áp suất trong hộp như thế nào ? Vì sao hộp lại bẹp ?
-Yêu cầu HS làm TN như hình 9.3 SGK và trả lời C2 và C3.
- Giới thiệu TN với hai bán cầu Mácđơ buốc
+ Khi hút không khí ra thì áp suất trong quả cầu bằng bao nhiêu ?
+ Quả cầu lúc này còn chịu tác dụng của áp suất nào?
- Yêu cầu học sinh trả lời C4
- Nhận xét câu trả lời và cho học sinh tự ghi vở
- Có áp suất khí quyển.
- Làm TN kiểm chứng 
- Mặt trong và ngoài đều có áp suất không khí.
- Áp suất bên trong giảm, áp suất bên ngoài lớn hơn bên trong.
- Bịt đầu trên ống áp suất khí quyển đẩy nước từ dưới lên giữ cho nước không rơi.
- Buông ngón tay bịt ra khí quyển tác dụng lên cả hai đầu ống, cân bằng nhau,chỉ còn trọng lực kéo nước xuống.
- Aùp suất trong quả cầu bằng 0
- Chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ bên ngoài
Hoạt động 2 :Tìm hiểu cách đo áp suất khí quyển.
- Tương tự như chất lỏng. muốn xác định được áp suấtcủa chất lỏng lên đáy bình ta phải xác định được cột nước trong bình. vậy ở đây ta có xác định được cột không khí trong khí quyển không? vì sao?
- Thông báo thí nghiệm Tô- ri - xe- li và yêu cầu học sinh mô tả lại cách làm thí nghiệmtừ đó trả lời C5, C6
Với câu c7 : gợi ý
 + Trọng lượng riêng của thuỷ ngân là bao nhiêu ?
 + Chiều cao cột thuỷ ngân ?
 + Aùp dụng công thức nào ?
- Kết luận lại và ghi bảng
Lớp khí quyển có chiều cao rất lớn và không có d xác định.
+ Đổ đầy thuỷ ngân vào ống dài 1m.
+ Lấy tay bịt miệng ống rồi úp ngược miệng ống chìm vào chậu thuỷ ngân.
+ Buông tay thuỷ ngân tụt xuống nhưng không tụt ra hết còn 76cm.
- pA = pB ( cùng nằm trên một mặt phẳng )
 pA = áp suất khí quyển và pB = áp suất ở đáy của cột thuỷ ngân cao 76 cm.
- pB = d.h = 136000 N/m3.0,76 m = 103360 N/m2
Hoạt động 3 :Vận dụng.
Yêu cầu HS giải các bài tập vận dụng C8, C10,C11.
- Với câu C11 GV gợi ý: Từ công thức p = d.h tính chiều cao cột nước như thế nào ?
- Với câu C12 GV gợi ý : trọng lượng riêng của không khí có thay đổi theo độ cao không ?
 + Chiều cao của lớp khí quyển có xác định được không ?
- Làm việc cá nhân.
11: p = h.d => h = p/d = 103360 N/m2 : 104 N/m3 = 10,336 m. Vậy ống Tô-ri-xe-li dài nhất là10,336m
Hoạt động 4 : Tổng kết bài học.
1. Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
2. Trả lời các câu hỏi:
a. Áp suất khí quyển tác dụng lên vật theo phương nào? 
b. Độ lớn của áp suất khí quyển bằng bao nhiêu? Đơn vị đo áp suất khí quyển thường dùng là gì?
Nhắc HS chuẩn bị cho tiết ôn tập.
- Học sinh đọc ghi nhớ và trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc8L 10.doc