Đề kiểm tra Vật lý Lớp 8 học kì II

Đề kiểm tra Vật lý Lớp 8 học kì II

Bài 1: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

Bài 2: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào 1 cốc nước lạnh. Hỏi Nhiệt năng của miếng đồng và của cốc nước thay đôi như thế nào? Trong hiện tượng này, sự bảo toàn năng lượng được thể hiện như thế nào?

Bài 3: Dùng bếp dầu để đun sôi 2kg nước từ 20¬0C chứa trong một cái ấm bằng nhôm có khối lượng 0,5kg.

 a, Tính nhiệt lượng cần để đun sôi nước, Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K.

 b, Tính lượng dầu cần dùng biết chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy to ả ra đ ư ợc truyền cho nước, ấm và năng suất toả nhiệt của dầu là 44.106 J/kg.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Vật lý Lớp 8 học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: Vật Lý 8
(Thời gian: 45 phút không kể thời gian phát đề)
I, Đề bài:
A, Trắc nghiệm khách quan:
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1: Thả viên bi trên máng nghiêng hình vòng cung như hình vẽ. Có sự chuyển hoá từ động năng sang thế năng, 
Chỉ khi hòn bi chuyển động từ A đến B. A C
Chỉ khi hòn bi chuyển động từ B đến C.
C. Chỉ khi hòn bi chuyển động từ C đến B. 
D. khi hòn bi chuyển động từ B đến C và từ B đến A B
Câu 2: Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất nào? 
	A. Chất khí, chất lỏng và chất rắn. 	 B. Chỉ xảy ra trong chân không. 	
 C. Chất khí và chân không 	 D. Chỉ xảy ra trong chất khí
Câu 3: Nhiệt lượng vật thu vào để làm nóng vật lên phụ thuộc các yếu tố nào? 
	A. Khối lượng của chất làm vật. 	B. Độ tăng nhiệt độ của vật.	
	C. Chất làm vật.	D. Cả ba yếu tố trên. 
Câu 4:Khi nhiệt độ của vật tăng thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động: 
	A. Lúc đầu tăng, sau đó giảm dần 	B. Càng nhanh. 	
	C. Không thay đổi 	D. Càng chậm 
Câu 5: Điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau để được mệnh đề đúng:
 a, Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K có nghĩa là (1) ............................................
 b, Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi,nó chỉ (2) ...................................
B, Tự luận: 
Bài 1: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
Bài 2: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào 1 cốc nước lạnh. Hỏi Nhiệt năng của miếng đồng và của cốc nước thay đôi như thế nào? Trong hiện tượng này, sự bảo toàn năng lượng được thể hiện như thế nào?
Bài 3: Dùng bếp dầu để đun sôi 2kg nước từ 200C chứa trong một cái ấm bằng nhôm có khối lượng 0,5kg.
 a, Tính nhiệt lượng cần để đun sôi nước, Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K.
 b, Tính lượng dầu cần dùng biết chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy to ả ra đ ư ợc truyền cho nước, ấm và năng suất toả nhiệt của dầu là 44.106 J/kg.
Bài 4: Mét khèi gç h×nh hép ch÷ nhËt tiÕt diÖn S = 40 cm2, cao h = 10cm cã khèi lưîng m= 160 g. Ngưêi ta th¶ khèi gç vµo nưíc. T×m chiÒu cao cña phÇn gç næi trªn mÆt nưíc. Cho khèi lưîng riªng cña nưíc lµ D0= 1000 kg/m.
------------------------
II, Đáp án - Biểu điểm:
Phần I: Trắc nghiệm (3điểm) ( mỗi ý đúng cho 0,5 đ)
Câu 
1
2
3
4
Đáp án
D
C
D
B
Câu 5: (1) nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nhôm tăng lên 10C là 880J.
 (2) truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
Phần II: Tự luận (7điểm)
Bài 1: (1,5đ)
Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ quả bóng có khoảng cách nên các phân tử khí qua đó thoát ra ngoài 	
Bài 2: (1,5đ)
 - Miếng đồng có nhiệt độ cao hơn, truyền nhiệt năng cho nước, nên nhiệt năng của miếng đồng giảm và nhiệt năng của nước tăng. (0,75đ)
 - Sự bảo toàn năng lượng thể hiện ở chỗ nhiệt lượng do miếng đồng toả ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào. (0,75đ)
Bài 3: (4 đ)
Cho biết: 
Giải:
Vnước = 2 lít = 0.002 m3
mnhôm = 0.5 kg
t0 = 200 C
t = 1000 C
Cnước = 4200 J/Kg.K
Cnhôm = 880J/Kg.K
a,Q = ?
b, mdàu = ?
tóm tắt cho (0,25đ)
a, Nhiệt lượng cung cấp cho 2 lít nước tăng từ 200 C đến 1000 C:
Q1 = mnước.Cnước (t – t0) (0.5 đ)
 = 2 . 4200 .(100 – 20)
 = 872000 (J) (0.25đ)
Nhiệt lượng cung cấp cho 0,5 Kg nhôm nóng từ 200 C đến 1000 C:
Q2 = mnhôm.Cnhôm (t – t0) (0.5 đ)
 = 0,5 . 880 . (100 – 20)
 = 35200(J) (0.25đ)
Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước:
Q = Q1 + Q2 (0.5 đ)
 = 872000 + 35200
 = 907200(J) (0.25đ)
b, Nhiệt lương do dầu cung cấp để đun sôi nước là:
Q’ = Q.100/40 (0.5 đ)
= 2267500 (J) (0.25đ)
 Lượng dầu cần dùng là: 
m = Q’/q (0.5 đ)
= 0,05 (kg) (0.25đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra ky II ly 8 coa dap an.doc