Giáo án Vật lý Khối 8 - Tiết 4, Bài 4: Biểu diễn lực - Năm học 2010-2011

Giáo án Vật lý Khối 8 - Tiết 4, Bài 4: Biểu diễn lực - Năm học 2010-2011

Một người đi bộ đều trên đoạn đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. ở đoạn đường sau dài 1,95 km người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường.

3. Bài mới.

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (2ph)

GV: Một đầu tàu kéo các toa với một lực 106N chạy theo hướng Bắc -Nam. Làm thế nào để biểu diễn được lực kéo trên?

- Ghi đầu bài.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc.

- Cho HS làm TN hình 4.1 và trả lời C1.

- Quan sát trạng thái của xe lăn khi buông tay.

- Mô tả hình 4.2.

- GV: Khi có lực tác dụng có thể gây ra những kết quả nào?

- Tác dụng của lực, ngoài phụ thuộc vào độ lớn còn phụ thuộc vào yếu tố nào? I.Ôn lại khái niệm lực:

- HS làm TN như hình 4.1 (hoạt động nhóm) để biết được nguyên nhân làm xe biến đổi chuyển động và mô tả được hình 4.2.

- HS: Tác dụng của lực làm cho vật bị biến đổi chuyển động hoặc bị biến dạng.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Khối 8 - Tiết 4, Bài 4: Biểu diễn lực - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 4	Ngày soạn / 09 / 2010
 Tiết 4	Ngày giảng / 09 / 2010
Đ4. Biểu diễn lực
A. Mục tiêu.
- Kiến thức: + Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
 + Nhận biết được lực là một đại lượng véc tơ. Biểu diễn được véc tơ lực.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng biểu diễn lực.
- Thái độ: Tập trung và yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị.
- Mỗi nhóm: 1giá thí nghiệm, 1 xe lăn, 1 miếng sắt, 1 nam châm thẳng.
C. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định. 
2. Kiểm tra. 
Một người đi bộ đều trên đoạn đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. ở đoạn đường sau dài 1,95 km người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (2ph)
GV: Một đầu tàu kéo các toa với một lực 106N chạy theo hướng Bắc -Nam. Làm thế nào để biểu diễn được lực kéo trên?
- Ghi đầu bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc.
- Cho HS làm TN hình 4.1 và trả lời C1. 
- Quan sát trạng thái của xe lăn khi buông tay.
- Mô tả hình 4.2.
- GV: Khi có lực tác dụng có thể gây ra những kết quả nào?
- Tác dụng của lực, ngoài phụ thuộc vào độ lớn còn phụ thuộc vào yếu tố nào?
I.Ôn lại khái niệm lực:
- HS làm TN như hình 4.1 (hoạt động nhóm) để biết được nguyên nhân làm xe biến đổi chuyển động và mô tả được hình 4.2.
- HS: Tác dụng của lực làm cho vật bị biến đổi chuyển động hoặc bị biến dạng.
Hoạt động 3: Thông báo về đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng véc tơ.
- Yêu cầu HS nhắc lại các yếu tố của lực (đã học từ lớp 6).
- GV thông báo: Lực là đại lượng có độ lớn, phương và chiều nên lực là một đại lượng véc tơ.
Nhấn mạnh: Hiệu quả tác dụng của lực phụ thuộc vào 3 yếu tố này.
- GV thông báo cách biểu diễn véc tơ lực.
Nhấn mạnh: Phải thể hiện đủ 3 yếu tố.
- GV: Một lực 20N tác dụng lên xe lăn A, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Hãy biểu diễn lực này.
II.Biểu diễn lực:
1.Lực là một đại lượng véctơ:
- HS nêu được các yếu tố của lực: Độ lớn, phương và chiều.
- HS nghe và ghi vở: Lực là một đại lượng vừa có độ lớn, phương và chiều gọi là đại lượng véc tơ.
2.Cách biểu diễn và kí hiệu véctơ lực:
 Biểu diễn véc tơ lực bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (điểm đặt của lực).
+ Phương và chiều là phương và chiều của lực.
+ Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.
- Kí hiệu véc tơ lực: 	F
- Độ lớn của lực được kí hiệu bằng chữ F
 - HS biểu diễn lực theo yêu cầu của GV.
F = 20N
|
|
|
F
Hoạt động 4: Vận dụng-Củng cố-Hướng dẫn về nhà
*Vận dụng :
- GV gọi 2 HS lên bảng biểu diễn 2 lực trong câu C2. HS dưới lớp biểu diễn vào vở và nhận xét bài của HS trên bảng.
GV hướng dẫn HS trao đổi lấy tỉ lệ xích sao cho thích hợp.
- Yêu cầu HS trả lời C3.
- Tổ chức thảo luận chung cả lớp để thống nhất câu trả lời.
* Củng cố :
- Vì sao nói lực là một đại lượng véctơ ?
- Lực được biểu diễn như thế nào?
* Hướng dẫn về nhà :
 - Học thuộc phần ghi nhớ.
 - Làm bài tập 4.1- 4.5 (SBT).
 - Đọc lại bài 6: Lực - Hai lực cân bằng (SGK Vật lý 6).
- Đọc trước bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính.
III.Vận dụng :
- HS lên bảng biểu diễn lực theo yêu cầu của GV.
- HS cả lớp thảo luận, thống nhất câu C2.
- Trả lời và thảo luận C3:
a) F1 = 20N, phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên.
b) F2 = 30N, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
c) F3 = 30N, phương nghiêng một góc 300 so với phương nằm ngang, chiều hướng lên.
- HS trả lời các câu hỏi GV yêu cầu để hệ thống lại các kiến thức.
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc8L 4.doc