Giáo án Vật lý Khối 8 - Tiết 23: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

Giáo án Vật lý Khối 8 - Tiết 23: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

Bài 1 (4 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất?

1) Trong các vật sâu đây, vật nào không có thế năng?

A. Viên đạn đang bay.

B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.

C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.

D. Lò xo đang bị ép đặt ngay trên mặt đất.

2) Tại sao xăm xe đạp còn tốt đã bơm căng, để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì lúc bơm, không khí vào xăm xe còn nóng, sau một thời gian không khí nguội đi và co lại làm cho xăm xe bị xẹp.

B. Vì giữa các phân tử của chất làm xăm xe có khoảng cách nên không khí có thể thoát ra ngoài.

C. Vì xăm xe làm bằng cao su nên tự nó co lại.

D. Vì không khí trong xăm xe tự nó thu nhỏ thể tích của nó.

Bài 2 (4 điểm): Điền từ thích hợp vào chỗ trống

1) Ta nói một vật có cơ năng khi vật đó có khả năng (1)

2) Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao (2) gọi là thế năng hấp dẫn.

3) Trong quá trình cơ học, cơ năng của vật (3)

4) Một vật có động năng là khi vật (4)

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Khối 8 - Tiết 23: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
tiết 23: ngyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
I-mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- GiảI thích được chuyển động Bơrao
- Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng khổng lồ do Hs xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơrao
- Hiểu được sự chuyển động của các phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
2- Kĩ năng:
- Vận dụng giải thích được một số hiện tượng tự nhiên “Hiện tượng khuyếch tán” 
3- Thái độ:
- Rèn luyện tính kiên trì và yêu thích bộ môn.
II- Chuẩn bị: Bảng phụ 
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra 15/
Đề bài:
Bài 1 (4 điểm): khoanh tròn vào đáp án đúng nhất?
1) Trong các vật sâu đây, vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay.
B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.
D. Lò xo đang bị ép đặt ngay trên mặt đất.
2) Tại sao xăm xe đạp còn tốt đã bơm căng, để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì lúc bơm, không khí vào xăm xe còn nóng, sau một thời gian không khí nguội đi và co lại làm cho xăm xe bị xẹp.
B. Vì giữa các phân tử của chất làm xăm xe có khoảng cách nên không khí có thể thoát ra ngoài.
C. Vì xăm xe làm bằng cao su nên tự nó co lại.
D. Vì không khí trong xăm xe tự nó thu nhỏ thể tích của nó.
Bài 2 (4 điểm): Điền từ thích hợp vào chỗ trống 
1) Ta nói một vật có cơ năng khi vật đó có khả năng (1)
2) Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao (2)gọi là thế năng hấp dẫn.
3) Trong quá trình cơ học, cơ năng của vật (3)
4) Một vật có động năng là khi vật (4)
Bài 3 (2 điểm): Giải thích tại sao quả bóng bay thổi căng dù buộc thật chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
Đáp án:
Bài 1: khoanh tròn mỗi đáp án đúng được 2 điểm
1 – C 2 – B
Bài 2: Điền mỗi chỗ đúng được 1 điểm
(1) thực hiện công (2) so với mặt đất
(3) được bảo toàn (4) chuyển động
Bài 3: Giải thích được 2 điểm
Vì giữa các phân tử của các chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên một số phântử khí có thể lọt ra ngoài. Do vậy quả bóng bay thổi căng dù buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp 
2. Bài mới
Hoạt động 1: Tình huống học tập: (3/)
Gv treo tranh H.20.2, 1827 Bơrao nhà thực vật học người Anh quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. Ông gán cho chuyển động đó là do một “lực sống” và chỉ có ở vật thể sống gây lên. Nhưng sau này nhười ta chứng minh được quan niệm này là không đúng. Vì khi “giã nhỏ” hay “luộc chín” thì các hạt phấn hoa vẫn chuyển động hỗn độn không ngừng.
Vậy chuyển động được giải thích như thế nào? 
Trợ giúp của thầy
tg
Hoạt động của trò
Hoạt động2: Thí nghiệm Bơrao 
Gv yêu cầu Hs đọc tài liệu 
• Các hạt phấn hoa chuyển động như thế nào?
Hoạt động3: Tìm hiểu chuyển động của các nguyên tử, phân tử. 
Gv yêu cầu Hs đọc phần mở bài và phần chấm xanh ở phần II
Gv yêu cầu thảo luận theo nhóm C1, C2 và C3.
Gv treo tranh H.20.2, 1905 Anbe Anhtanh mới giải thích đầy đủ chính xác TN Bơrao. Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong TN Bơrao là do các nguyên tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng
Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa chuyển động của các phân tử và nhiệt độ 
Gv yêu cầu Hs đọc tài liệu
• Nhiệt độ càng cao thì chuyển động của các nguyên tử, phân tử như thế nào?
• Chuyển động của các phân tử phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ?
Gv mời Hs lấy ví dụ?
Hoạt động5: Vận dụng 
Gv làm ( giới thiệu TN) H.20.4
Gv mời Hs giải thích hiện tượng
Gv mời Hs trả lời câu C5, C6
Gv làm TN C7 và mời Hs trả lời
5/
5/
5/
7/
I. thí nghiệm bơrao 
Hs đọc tài liệu
Hs tự rút ra kết luận và ghi chép
Ii- các nguyên tử phân tử chuyển động không ngừng
Hs đọc tài liệu
Các nhóm thảo luận trả lời C1, C2 và C3 
Đại diện các nhóm nhận xét chéo
Hs quan sát và lắng nghe
Hs tự rút ra kết luận:
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng
iii-chuyển động phân tử và nhiệt độ 
Hs đọc tài liệu
Hs trả lời và ghi chép
- Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Hs lấy ví dụ
Iv – Vận dụng
Hs quan sát
Hs giảI thích hiện tượng
Hs trả lời câu C5 và C6
Hs quan sát và trả lời
iv - củng cố - dặn dò: (5/) 
1.Củng cố:
- Các nguyên tử đứng yên hay chuyển động? 
- Sự chuyển động của các nguyên tử, phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
2. Dặn dò:
- VN học bài và làm bài tập trong VBT.
- VN Đọc trước bài 21

Tài liệu đính kèm:

  • docly 8 tiet 23.doc