Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 25+26

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 25+26

HĐ1: Tổ chức tình huống học tập

GV: Bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy từ trường. vậy làn thế nào để có thể nhìn thấy, hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó 1 cách dễ dàng, thuận lợi

Ta vào bài học hôm nay

HĐ2: Thí nghiệm tạo ra từ phổ của thanh nam châm

Y/C HS tự nghiên cứu phần thí nghiệm. Gọi 2 HS nêu: Dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm

GV giao dụng cụ TN theo nhóm và y/ c HS làm thí nghiệm theo nhóm

GV lưu ý HS các mạt sắt phải dàn đều , không được đặt nghiên tấm nhựa so với bề mặt của NC

Y/C HS so sánh sự sắp xếp của mạt sắt lúc ban đầu và khi đã đặt tấm nhựa chứa mạt sắt lên thanh NC, nhận xét độ mau thưa của các mạt sắt ở các vị trí khác nhau

GV y/c các nhóm HS trả lời C1

GV nhận xét và thông báo kết luận

Dựa vào hình ảnh từ phổ ta có thể vẽ được đường sức từ để nghiên cứu từ trường. Vậy đường sức từ được vẽ như thế nào ?

 

doc 7 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 25+26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Tiết 25
từ phổ - Đường sức từ
A – Mục tiêu 
 1. Kiến thức::
Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm 
Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm 
 2. Kỹ năng :
Nhận biết cực của nam châm, vẽ đường sức từ đúng cho nam châm thẳng, nam châm hình chữ U
 3. Thái độ:
Trung thực, cẩn thận, khéo léo trong thao tác thí nghiệm 
B – Chuẩn bị
 1. Giáo viên:
Cho mỗi nhóm HS: 1 thanh NC thẳng , 1 tấm nhựa trong , mạt sắt , bút dạ , kim NC
 2. Học sinh:
Đọc trước bài mới 
C – Tiến trình dạy – học
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra
Nêu đặc điểm của Nam Châm ?
Nêu cách nhận biết từ trường ?
 3. Bài mới
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập 
GV: Bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy từ trường. vậy làn thế nào để có thể nhìn thấy, hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó 1 cách dễ dàng, thuận lợi 
HS nắm bắt vấn đề nghiên cứu trong bài học hôm nay 
Ta vào bài học hôm nay 
HĐ2: Thí nghiệm tạo ra từ phổ của thanh nam châm
I - Từ phổ 
1. Thí nghiệm 
Y/C HS tự nghiên cứu phần thí nghiệm. Gọi 2 HS nêu: Dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm 
HS đọc phần 1. thí nghiệm . Nêu dụng cụ cần thiết và cách tiến hành thí nghiệm 
GV giao dụng cụ TN theo nhóm và y/ c HS làm thí nghiệm theo nhóm 
HS làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát và trả lời câu C1
GV lưu ý HS các mạt sắt phải dàn đều , không được đặt nghiên tấm nhựa so với bề mặt của NC
HS nắm bắt 
Y/C HS so sánh sự sắp xếp của mạt sắt lúc ban đầu và khi đã đặt tấm nhựa chứa mạt sắt lên thanh NC, nhận xét độ mau thưa của các mạt sắt ở các vị trí khác nhau 
HS thấy được: Các mặt sắt xung quanh NC được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của NC, càng xa NC các đường cong này càng thưa
GV y/c các nhóm HS trả lời C1
2. Kết luận 
GV nhận xét và thông báo kết luận 
HS nắm bắt và ghi vở kết luận
Dựa vào hình ảnh từ phổ ta có thể vẽ được đường sức từ để nghiên cứu từ trường. Vậy đường sức từ được vẽ như thế nào ?
HĐ3: Vẽ và xác định chiều đường sức từ 
II - Đường sức từ 
1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ 
Y/C hs làm việc theo nhóm nghiên cứu phần a) hướng dẫn trong SGK
HS làm việc theo nhóm dựa vào hình ảnh các đường mạt sắt vẽ các đường sức từ của NC thẳng 
GV hướng dẫn và uốn nắn cách vẽ cho HS
HS vẽ theo sự hướng dẫn của GV
GV thông báo: Các đường liền nét mà các em vừa vẽ được gọi là các đường sức từ 
HS nắm bắt 
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm như hướng dẫn của phần b) và trả lời câu C2?
HS làm việc theo nhóm xác định chiều đường sức từ và trả lời câu C2:
Trên mỗi đường sức từ , kim NC định hướng theo 1 chiều nhất định 
GV thông báo quy ước chiều của đường sức từ và y/c HS dùng mũi tên biểu diễn chiều của đường sức từ vừa vẽ được 
HS ghi nhớ quy ước chiều của đường sức từ và đánh dấu chiều của đường sức từ vừa vẽ được 
GV y/c HS trả lời câu C3?
HS trả lời câu C3: Bên ngoài thanh NC, các đường sức từ đều có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam 
GV y/c hs nêu đặc điểm của đường sức từ của thanh NC 
GV thông báo quy ước về độ mau thưa của các đường sức từ biểu thị độ mạnh yếu của từ trường tại mỗi điểm 
2. Kết luận 
HS ghi vở kết luận 
HĐ4: Vận dụng - củng cố 
GV y/c HS trả lời câu C4 bằn cách làm thí nghiệm quan sát từ phổ của NC hình chữ U
HS làm thí nghiệm quan sát từ phổ của NC hình chữ U
Hãy nhận xét đặc điểm đường sức từ của NC hình chữ U ở giữa 2 cực và bên ngoài 
HS cá nhân trả lời câu C4:
+ ở giữa 2 cực của NC chữ U các đường sức từ gần như song song với nhau 
GV uốn nắn , sửa sai cho HS
+ Bên ngoài là nhữnh đường cong nối 2 cực của NC 
GV y/c HS cá nhân trả lời câu C5 và C6
HS cá nhân hoàn thành câu C5 và C6
C5: Đường sức từ có chiều đi vào ở cực Nam và đi ra ở cực Bắc vì vậy đầu B của NC là cực Nam 
GV uốn nắn HS có câu trả lời chính xác và ghi vở 
C6: Đường sức từ thể hiện chiều đi từ cực Bắc của NC bên trái cực Nam của NC bên phải 
D – Hướng dẫn về nhà 
\ Y/c HS đọc mục có thể em chưa biết 
\ Học thuộc ghi nhớ và làm bài tập 23 (SBT)
\ Nghiên cứu trước bài mới : Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua 
 Ngày soạn:
Tiết 26
 Ngày giảng:
Từ trường của ống dây có
 dòng điện chạy qua 
A – Mục tiêu 
 1. Kiến thức::
So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của nam chân thẳng 
Vẽ đượưc đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây 
Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện 
 2. Kỹ năng :
Làm từ phổ của từ trường trong ống dây có dòng điện chạy qua 
Vẽ đường sức từ của từ trường ống dây có dòng điện chạy qua 
 3. Thái độ:
Thận trọng, khéo léo khi làm thí nghiệm 
B – Chuẩn bị
 1. Giáo viên:
Cho mỗi nhóm HS: 1 tấm nhựa có sẵn các vòng dây, 1 nguồn 6V, mạt sắt, công tắc, bút dạ 
 2. Học sinh:
Ôn tập từ trường của thanh NC thẳng và cách vẽ đường sức từ 
C – Tiến trình dạy – học
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra
Nêu cách tạo ra từ phổ và đặc điểm từ phổ của NC thẳng 
Nêu quy ước chiều đường sức từ ?
 3. Bài mới
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập 
Chúng ta đã biết từ phổ và các đường sức từ biểu diễn từ trườngcủa NC thẳng. Xung quanh dòng điện cũng có từ trường 
HS nắm bắt vấn đề đặt ra 
Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì được biểu diễn như thế nào ?
HĐ2: Tạo ra và quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua
I- Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua 
1. Thí nghiệm 
GV gọi HS nêu cách tạo để quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với những dụng cụ đã phát cho các nhóm 
HS nêu cách tạo ra từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua: Rắc đều 1 lớp mạt sắt trên tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây 
cho dòng điện chạy qua ống dây, gõ nhẹ tấm nhựa 
Y/C hs làm thí nghiệm tạo ra từ phổ của ống dây có dòng điện theo nhóm, quan sát từ phổ bên trong và bên ngoài ống dây để trả lời câu C1?
HS làm thí nghiệm theo nhóm quan sát từ phổ và thảo luận trả lời C1:
+ Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh nam châm giống nhau 
Gọi đại diện trả lời câu C1, các nhóm khác thảo luận nhận xét 
+ Khác nhau: Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt sắp xếp gần như song song với nhau 
GV đánh giá, sửa chữa và yêu cầu HS ghi vào vở 
HS ghi vở 
Gọi HS trả lời câu C2?
Cá nhân HS hoàn thành câu C2: Đường sức từ ở bên trong và bên ngoài ống dây tạo thành những đường cong khép kín 
GV nhận xét C2 và y/c hs tiếp tục trả lời câu C3 theo nhóm ?
HS thảo luận nhóm trả lời câu C3: 
Dựa và định hướng của kim NC ta xác định được chiều đường sức từ. ở hai cực của ống dây đường sức từ cùng đi ra ở một đầu ống dây và cùng đi vào ở đầu kia 
GV thông báo: Hai đầu của ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai từ cực. Đầu có các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc. Đầu có các đường sức từ đi vào gọi là cực Nam 
HS nắm bắt và ghi vở 
Từ kết quả thí nghiệm ở các câu C1, C2, C3 chúng ta rút ra được kết luận gì về từ phổ, đường sức từ ở 2 đầu ống dây?
2. Kết luận 
HS rút ra kết luận và ghi vở 
Gọi 2 HS đọc lại kết luận trong SGK
HĐ4: Tìm hiểu qui tắc nắm tay phải 
II- Qui tắc nắm tay phải
1. Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào ?
GV: Từ trường do dòng điện sinh ra, vậy chiều của đường sức từ có phụ thuộc vào chiều dòng điện hay không?
HS nêu dự đoán và cách kiểm tra sự phụ thuộc của chiều đường sức từ vào chiều của dòng điện 
Làm thế nào để kiểm tra được điều đó ?
HS: Đổi chiều dòng điện trong ống dây, kiểm tra sự định hướng của kim NC trên đường sức cũ 
GV: tỏ chức HS thực hiện thí nghiệm kiểm tra dự đoán theo nhóm và hướng dẫn HS thảo luận kết quả thí nghiệm từ đó rút ra kết luận 
HS thực hiện thí nghiệm kiểm tra dự đoán theo nhóm và thảo luận kết quả thí nghiệm từ đó rút ra kết luận:
Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào chiều dòng điện 
GV: để xác định chiều của đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua ta sử dụng 1 quy tắc nắm tay phải để xác định 
HS nắm bắt 
2. Quy tắc nắm tay phải 
Y/C hs nghiên cứu qui tắc nắm tay phải (SGK- 66 ). Gọi 2 HS đọc quy tắc 
HS nghiên cứu qui tắc nắm tay phải
HS đọc quy tắc
GV hướng dẫn HS thực hành xác định đường sức từ 
HS thực hành theo sự hướng ẫn của GV vừa vận dụng vừa phát biểu quy tắc 
HĐ5: Vận dụng - củng cố 
Gọi HS nhắc lại quy tắc nắm tai phải 
Y/C cá nhân vận dụng hoàn thành câu C4, C5, C6 
GV gợi ý HS:
Câu C4: Muốn xác định tên từ cực của ống dây cần biết gì? Xác định bằng cách nào ?
Hs nhắc lại quy tắc nắm tay phải và vận dụng hoàn thành câu C4, C5, C6
Câu C5: Muốm xác định chiều dòng điện chạy qua các vòng dây cần biết gì ? vận dụng qui tắc nắm tay phải như thế nào?
D – Hướng dẫn về nhà 
\ Đọc mục có thể em chưa biết 
\ Học thuộc qui tắc nắm tay phải vận dụng thành thạo qui tắc 
\ Làm bài tập 24 (SBT)

Tài liệu đính kèm:

  • docV Li 9 T 25,26.doc