Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 1 đến 53 - Năm học 2011-2012

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 1 đến 53 - Năm học 2011-2012

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và hạt động của biến trở:

- Y/C HS quan sát hình 10.1 cho biết có mấy loại biến trở.

- Hãy đối chiếu hình 10.1a/SGK với biến trở có con chạy thật và chỉ ra đâu là cuộn dây của btrở ,đâu là 2 đầu A,B, đâu là con chạy?

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của chúng.

- Y/C HS đọc và trả lời C4 (GV treo bảng phụ hình10.2)

*Hoạt động 2: Sử dụng biến trở để điều chỉnh cđdđ

Y/c thực hiện C5

Y/c làm C6

?Dịch chuyển con chạy C về phía nào đèn sáng mạnh hơn ? tại sao?

?Đèn sáng mạnh nhất phải dịch con chạy tới vị trí nào ?

?Biến trở là gì? Biến trở dùng để làm gì?

*Hoạt động 3: Các điện trở dùng trong kỹ thuật .

- Gọi HS đọc C7

?Hãy giải thích tại sao lớp than hoặc lớp kim loại mỏng trong các vi mạch điện tử lại có đ.trở lớn?

- C8: Hãy nhận dạng cánh ghi trị số điện trở

Cho HS quan sát đ.trở có vòng màu và giới thiệu cách đọc.

*Hoạt động 4: vận dụng

-Y/c HS đọc trị số của các điện trở trong bộ thí nghiệm(nếu có)

GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C10.

- Từ công thức:

 R =ủ.=>l=?

- Chiều dài của 1 vòng dây trên lõi sứ: l1=?

- Vậy số vòng dây: N = ?

+ Yêu cầu HS làm bài tập 10.2; 10.3; 10.4 SBT

*Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.

-Học thuộc bài

-Làm BT: 10.1 10.4/SBT

- Soạn bài 11

HS nêu tên từng biến trở

HS đối chiếu với vật thật và xác định các bộ phận của biến trở.

Hs nêu nguyên tắc hoạt động.

HS vẽ hình

HS mắc mạch điện theo sơ đồ trên

Dịch chuỷên con chạy C về phía A đèn sáng hơn vì: Khi dịch C A thì l của điện trở giảmR giảmI tăng

Dịch đến M thì đèn sáng nhất

HS kết luận.

Hs đọc C7

Lớp than hay Kl mỏng đó có tiết diện S nhỏ R lớn.

Hs xác định giá trị của các điện trở theo hướng dẫn của GV

C10: Chiều dài của dây hợp kim là:

 l=

Số vòng dây của b.trở là:

N=vòng

HS lắng nghe về nhà thực hiện I. Biến trở:

1. Tìm hiểu cấu tạo và hạt động của biến trở:

+ Các loại biến trở: Biến trở con chạy; Biến trở tay quay; Biến trở than.

+ Cấu tạo: Con chạy, hoặc tay quay C và cuộn dây bằng hợp kim có điện trở suất lớn (Nikêlin, Nicrôm) được quấn trên một lõi bằng sứ.

+ Nguyên tắc hoạt động: Khi mắc biến trở vào mạch điện bởi 2 chốt A và N. Nếu C di chuyển lại gần A thì l giảm => R giảm; nếu C di chuyển ra xa A thì l tăng => R tăng.

2/ Sử dụng biến trở để điều chỉnh I

3/ Kết luận:

 Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh CĐDĐ trong mạch.

II. Các loại điện trở dùng trong kĩ thuật:

1. Cấu tạo:

- Là một lớp than (Kim loại) mỏng phủ ngoài một lõi cách điện bằng sứ.

2. Cách nhận biết: Có 2cách

- Đọc trị số ghi trên điện trở.

- Xác định trị số qua các vòng màu.

III/ Vận dụng:

C10: Chiều dài của dây hợp kim là:

 l=

Số vòng dây của b.trở là:

N=vòng

 

doc 97 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 1 đến 53 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn:10/8/2011
	Ngày dạy: 15/8/2011
CHƯƠNG I: điện học
Tiết1 - Bài 1: sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào
hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
I-Mục tiêu:
 	 *Kiến thức: - Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế gưa hai đầu dây dẫn.
 - Nêu được kết luận về sự phụ thộc của I vào U giữa hai đầu dây dẫn.
 	*Kỹ năng: - Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I,U từ số liệu cụ thể.
 	*Thái độ: - Cẩn thận ,chính xác.
II-Chuẩn bị : 	Mỗi nhóm Hs: 1dây điện trở quấn sẵn trên trụ sứ (điện trở mẫu), 1 ampekế, 1 vônkế, 1 công tắc,1 nguồn điện, dây nối .
III-Hoạt động dạy học:
1. ổn định: (1 phút)	
2. Kiểm tra: (0 phút)
3. Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
2’
15’
15
10p
2p
*Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập:
-GV nêu một số vai trò của môn học và vai trò của chương điện học
- ở lớp 7 ta đã biết, khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn và đèn càng sáng. Bây giờ ta cần tìm hiểu xem cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó hay không?
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự phụ thuộc của I vào U giữa hai đầu dây dẫn:
+ Quan sát H1.1 Sgk-4:
- Kể tên, nêu công dụng và cách mắc của từng bộ phận trong sơ đồ?
- Chốt (+) của các dụng cụ đo điện có trong sơ đồ được mắc về phía điểm A hay điểm B?
+ Theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ H1.1 Sgk-4.
+ Yêu cầu đại điện nhóm trả lời C1: Từ kết quả TN hãy cho biết khi thay đổi HĐT giữa hai đầu dây dẫn, CĐDĐ chạy qua dây dẫn có mối quan hệ ntn với HĐT ?
*Hoạt động 3 : Vẽ và sử dụng đồ thị để rút ra kết luận 
- Đồ thị biểu diễn sự thuộc của Cường độ dòng điện vào Hiệu điện thế có đặc điểm gì?
- Hướng dẫn HS xác định các điểm biểu diễn, vẽ một đường thẳng đi qua gốc tọa độ, đồng thời đi gần tất cả các điểm.
- Dựa vào dạng đồ thị vừa vẽ hãy rút ra kết luận về mối quan hệ giữa I và U?
 *Hoạt động 4: Củng cố, vận dụng:
 -Cường độ dòng điện phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn như thế nào? Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc này có đặc điểm gì ?
C3: Từ đồ thị hình 1.2/SGK hãy xác định :
? Cưòng độ dòng điện chạy qua dây dẫn khi U=2,5V; 3,5V là bao nhiêu?
? Muốn xác định U, I ứng với một điểm M bất kỳ trên đồ thị ta làm như thế nào?
? Hãy trả lời câu hỏi mà đầu bài đưa ra?
*Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà 
-Học thuộc bài và làm các bài tập 1.1 đến 1.4/SBT
-Chuẩn bị trước bài “Điện trở của dây dẫn- Định luật Ôm ”
-Quan sát hình vẽ SGK và lần lượt trả lời những câu hỏi của GV 
- Tìm hiểu sơ đồ mạch điện SGK
- Trả lời câu hỏi của GV.
-Tiến hành thí nghiệm theo nhóm
- Thảo luận nhóm để trả lời C1: khi U tăng thì I tăng ,khi U giảm thì I giảm.
-Từng HS đọc phần thông báo về dạng đồ thị Sgk-5 trả lời:Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của U và I là đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
-Tiến hành vẽ đồ thị: (C2 Sgk5).
-Đại diện nhóm nêu kết luận về mối quan hệ giữa I và U.
Hs trả lời 
C3: 
Khi U=2,5V thì I=0,5A
Khi U=3,5 thì I= 0,7A
 Hs: Từ M gióng song song xuống các trục toạ độ và đọc kết quả chính xác.
Hs: Trả lời
Ghi lại những y/c để về nhà thực hiện.
I / Thí nghiệm :
1 Sơ đồ mạch điện. 
A
V
2/ Tiến hành thí nghiệm 
a. Mắc mạch điện: H1.1 Sgk-4
b. Kết quả TN:
 Bảng 1 Sgk-4
c. Nhận xét:
- Khi tăng (hoặc giảm) Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
II. Đồ thị biểu diễn sự thuộc của Cường độ dòng điện vào Hiệu điện thế:
1. Dạng đồ thị: 
 (H1.2 Sgk-5)
2. Kết luận: 
-HĐT giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì CĐDĐ chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
III. Vận dụng:
C3: 
Khi U=2,5V thì I=0,5A
Khi U=3,5 thì I= 0,7A
 Từ M gióng song song xuống các trục toạ độ và đọc kết quả.
C4:
Lần đo 
U(V)
I(A)
1
2,0
0,1
2
2,5
0,125
3
4,0
0,2
4
5,0
2.25
5
6,0
0,3
C5: CĐDĐ chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với HĐT đặt vào 2 đầu dây dẫn đó.
	Ngày soạn:15/8/2011
	Ngày dạy: /8/2011
Tiết2 - Bài 2: điện trở của dây dẫn - định luật ôm
I-Mục tiêu:
 	*Kiến thức: - Nhận biết được đơn vị điện trở và vận dụng được công thức tính điện trở để giải bài tập. Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Ôm.Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản.
 	 *Kỹ năng: Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về hiệu điện thế và cường độ dòng điện. Vẽ sơ đồ mạch điện ,sử dụng các dụng cụ đo để xác định điện trở của một dây dẫn.
 	 *Thái độ: Cẩn thận ,chính xác, kiên trì trong họ tập.
II-Chuẩn bị : Kẻ sẵn bảng ghi giá trị thương số theo SGV.
III-Hoạt động dạy học:
1. ổn định: (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ: (6phút)
Câu hỏi 1: Nêu kết luận về mối quan hệ giữa Cường độ dòng điện và Hiệu điện thế ?
Câu hỏi 2: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ đó có đặc điểm gì?.
* ĐVĐ: Trong TN với mạch điện có sơ đồ H1.1 Sgk-4, nếu sử dụng cùng một HĐT đặt vào hai đầu dây khác nhau thì CĐDĐ qua chúng có như nhau hay không?
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
10p
10p
6p
10p
2p
 Hoạt động 2: Xác định thương số đối với mỗi dây dẫn.
Gv Treo bảng phụ : bảng1, bảng 2 SGK lên bảng
Y/c từng học sinh dựa vào bảng
 2 xác định thương số với mỗi dây dẫn ?
Y/c thảo luận nhóm và trả lời C2
 Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm điện trở:
-Y/c HS đọc khái niệm điện trở trong SGK trả lời: 
? Điện trở của dây dẫn được tính bằng công thức nào?
 GV thông báo kí hiệu như SGK
? Đơn vị điện trở là gì?
? Khi tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây lên hai lần thì điện trở tăng hay giảm mấy lần ? Vì sao?
? Nêu ý nghĩa của điện trở ?
Hoạt động 4: Phát biểu và viết biểu thức Định luật Ôm:
? Từ cách đặt R= hãy viết hệ thức tính I ?
? Nhìn hệ thức I= hãy phát biểu thành lời ?
GV chốt lại bằng định luật Ôm.
 Hoạt động 5: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà :
? Công thức R= dùng để làm gì 
? Từ công này có thể nói U tăng bao nhiêu lần thì R tăng bấy nhiêu lần được không? Tại sao?
Y/c HS giải C3,C4 
 GV chính xác hoá bài giải của HS: C3: U=6V 
C4 : 
* Hướng dẫn về nhà:
-Học thuộc bài 
-Làm hết bài tập trong SBT
-Chuẩn bị sẵn báo cáo thực hành trong đó trả lời các câu hỏi của phần 1
Hs: Trả lời sau khi HĐ cá nhân tính toán
-Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời C2: Đối với mỗi điện trở thương số là không thay đổi
- Đọc khái niệm trong SGK 
- R = 
- Đơn vị là Ôm
- Thì điện trở tăng 2 lần vì nó tỉ lệ thuận với hiệu điện thế 
- Điện trở là đại lượng đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
I=
Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây , tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
HS ghi bài
Để tính điện trở của dây dẫn khi biết hiệu điện thế giữa hai đầu dây và cường độ dòng điện qua dây. 
Từ công thức này không thể nói khi U tăng bao nhiêu lần thì R tăng bấy nhiêu lần được
2Hs: Lên bảng giải
Ghi lại những y/c để về nhà thực hiện.
I. Điện trở của dây dẫn:
1. Xác đinh thương số U/I đối với mỗi dây dẫn:
*Nhận xét:
- Đối với mỗi dây dẫn, thương số là không đổi.
-Hai dây dẫn khác nhau thương số là khác nhau.
2. Điện trở:
a. Trị số R= được gọi là điện trở 
b. Ký hiệu: (SGK)
c. Đơn vị điện trở: Ôm ()
- 1 K= 1000 
-:1M=1000k= 106 
d. ý nghĩa của điện trở: 
-Biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn
II. Định luật Ôm:
1. Hệ thức của Định luật:
I = 
U: Hiệu điện thế (V)
I: Cường độ dòng điện (A)
R: Điện trở (Ω)
2. Nội dung định luật Ôm:
- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với Hiệu điện thế đặt vào hai dầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với Điện trở của dây dẫn đó.
III. Vận dụng:
C3: (Sgk-8): 
R = 12Ω
I = 0,5A
U = ?
Lời giải:
áp dụng Định luật Ôm ta có :
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn là: 
U = I.R= 0,5. 12 = 6V
Đáp số: 6V
C4: 
	Ngày soạn:20/8/2011
	Ngày dạy: /8/2011
Tiết 3 - Bài 3: thực hành: xác định điện trở của dây dẫn
bằng vôn kế và ampe kế
I. Mục tiêu : 
-Kiến thức : Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở. Mô tả được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampekế 
-Kỹ năng : Mắc được mạch điện theo sơ đồ cho trước. Rèn kỹ năng sử dụng cụ các dụng cụ đo theo đúng quy tắc 
- Thái độ:+ Cẩn thận kiên trì, trung thực, chú ý an toàn trong sử dụng điện
 + Hợp tác trong hoạt động nhóm
 + Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị :	-Giáo viên: Một đòng hồ đo điện đa năng .
- Học sinh: ( một nhóm): 1 dây dẫn chưa biết giá trị điện trở, 1 nguồn 0-15V, 1mpekế, 1vôn kế, 1 công tắc điện, 7đoạn dây nối, viết sẵn báo cáo. 
III. Tiến trình bài dạy :
	1. ổn định lớp: 1phút
	2. Kiểm tra bài cũ:7phút
Câu hỏi: - Phát biểu định luật ôm và viết biểu thức. Vận dụng giải BT 2.2a.
 - Trình bày khái niệm điện trở, công thức tính, kí hiệu trong mạch điện , đơn vị, ý nghĩa vật lí?
	3. Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
8p
25p
3p
1p
Hoạt động 1: Trình bày câu hỏi chuẩn bị trong báo cáo thực hành 
+ Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thực hành của HS.
+ Y/C HS nêu công thức tính điện trở ?
+ Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu của một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo?.
+ Muốn đo cường độ dòng điện qua một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo?.
+ Vẽ sơ đồ mạch điện đo điện trở bằng Vôn kế và Ampe kế?
Hoạt động 2: Mắc mạch điện theo sơ đồ và tiến hành đo:
- Giao dụng cụ TN cho các nhóm
- Theo dõi, giũp đỡ, Kiểm tra các nhóm HS mắc mạch điện, đặc biệt là việc mắc Vôn kế và Ampe kế vào mạch điện.
- Theo giõi HS tiến hành TN; Đọc chỉ số Ampe kế, Vôn kế.
- Yêu cầu tất cả HS đều phải tham gia vào tiến hành TN
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá thái độ học tập của HS:
+ Thu báo cáo thực hành.
+ Nhận xét, rút kinh nghiệm:
- Các thao tác thí nghiệm.
- Cách sử dụng Ampe kế, Vôn kế
- Thái độ học tập của nhóm HS
- ý thức kỷ luật
 Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập các kiến thức của lớp 7 về mạch điện mắc nối tiếp.
- Chuẩn bị bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
-HS kiểm tra khâu chuẩn bị báo cáo của nhau.
- Từng HS chuẩn bị trả lời CH của GV.
- Từng HS Vẽ sơ đồ mạch điện đo điện trở bằng Vôn kế và Ampe kế.
- Nhận dụng cụ TN, Phân công bạn ghi chép kết quả TN, ý kiến nhận xét thảo luận của nhóm.
- Các nhóm tiến hành TN.
- Tất cả các thành viên trong nhóm tham gia vào mắc mạch điện hoặc theo dõi, kiểm tra cách mắc.
- Hoàn thành báo cáo thực hành. Nộp báo cáo.
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
HS lắng nghe về nhà thực hiện
I. Trả lời câu hỏi:
1. Công thức tính điện trở: 
 R = 
2. Muốn đo Hiệu điện thế giữa hai đầu của một dây dẫn cần dùng Vônkế. Mắc Vôn kế song song với dây dẫn.
3. Muốn đo Cư ...  của vật không, phát hiện ảnh bằng cách nào? nhận xét đặc điểm của ảnh? thảo luận nhóm trả lời C3
- Ghi nhận xét về đặc điểm của ảnh vào dòng 4 của bảng 1.
- Nhận xét kết quả TN của các nhóm
- Y/C HS đọc thông báo SGK 
* Hoạt động2: Hướng dẫn HS dựng ảnh của một vật tạo bởi TK hội tụ.
- Y/C HS nghiên cứu SGk để thực hiện C4
? Chùm tia tới xuất phát từ S qua TK cho chùm tia ló đồng quy tại S’, S’ là gì của S?
- Cần sử dụng mấy tia sáng xuất phát từ S để xác định S’?
- GV thông báo khái niệm ảnh của điểm sáng
Gọi 1 HS lên bảng vẽ 
- GV quan sát & uón nắn 
- Y/C HS dựng ảnh d >2f & 
d < f
- Y/C HS dùng 2 trong 3 tia sáng đã học dựng ảnh B’ của điểm B. Từ B’ hạ vuông góc với trục chính của thấu kính, cắt trục chính tại A’, A’ là ảnh của điểm A. A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính hội tụ.
* Hoạt động3: Vận dụng
Y/C HS tả lời C7, C8 SGK
*Hoạt động nhóm
-Đặt vật ngoài tiêu. Thực hiện các yêu cầu của C1& C2
- Ghi đặc điểm của ảnh vào dòng 1,2,3 bảng 1
C1: Vật đặt xa TK:Lấy vật sáng là cửa sổ dịch chuyển mà để hứng được ảnh, nhận xét( là ảnh thật ngược chiều với vật)
C2: Dịch vật vào gần TK hơn, vẫn thu được ảnh của vật ở trên màn. Đó là ảnh thật ngược chiều với vật. –
-Đặt vật trong khoảng tiêu cự. Di chuyển màn để hứng quan sát ảnh.
C3: Đặt vật trong tiêu cự, màn ở sát thấu kính. Từ từ dịch chuển màn ở xa thấu kính, không hứng được ảnh ở trên màn. Đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló, ta quan sát thấy ảnh cùng chiều, lớn hơn vật. đó là ảnh ảo và không hứng được trên màn. 
Hoạt động cá nhân nghiên cứu SGK & thực hiện C4
- Dùng 2 trong 3 tia đặc biệt để dựng
S
S’
o
F
F’
* Hoạt động cá nhân thực hiện C5 
B
B’
o
F
F’
A
A’
I
Nhận xét: Vật đặt ngoài f cho ảnh thật ngựơc chiều với vật 
Khi vật đặt trong f cho ảnh ảo cùng chiều với vật & lớn hơn vật.
 Hình 2
* Trả lời C6:
I. Đặc điểm cảu ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.
1. Thí nghiệm:
a) Đặt vật ngoài tiêu cự.
b) Đặt vật trong khoảng tiêu cự.
2. Bảng kết quả: SGK
II. Cách dựng ảnh:
1. Dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ.
S
S’
o
F
F’
2. Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ.
O
F’
I
TIẾT 46 – BÀI 44: THẤU KÍNH PHÂN Kè
 	Ngày soạn:05/02/2012
	Ngày dạy: /02/2012
I.Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	+ Nhận dạng được thấu kính phân kì 
	+Vẽ được đường truyền của hai tia sáng đặc biệt ( Tia tới quang tâm và tia tới song song với trục chính) qua thấu kính phân kì.
	+Vận dụng được các kiến thức đã học để giải thích một vài hiện tượng thường gặp trong thực tế.
	2. Kỹ năng:
	+ Biết tiến hành TN bằng các phương pháp như bài TKHT. Từ đó rút ra được đặc điểm của thấu kính phân kì
	+Rèn kĩ năng vẽ hình 
	3. Thái độ: Nghiêm túc, cộng tác trong nhóm để đạt kết quả theo yêu cầu
II. Chuẩn bị: Cho mỗi nhóm
	 +1 thấu kính phân kì có tiêu cự 10 – 12 cm
	+1 giá quang học
	+1 nguồn sángtạo ra 3 tia sáng song song
	+1 màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng
 III. Tiến trình giờ giảng:
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài cũ: 
	? Hãy nêu đặc điểm các tia sáng qua TKHT
	? Đối với thấu kính hội tụ khi nào ta thu được ảnh thật, khi nào ta thu được ảnh ảo của vật
 4.Bài mới: Đặt vấn đề vào bài: SGK
Nội dung
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
I. Đặc điểm của thấu kính phân kì.
1.Quan sát và tìm cách nhận biết
- phần rìa dày hơn phần giữa
2.Thí nghiệm: H44.1 SGK
II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kì.
Trục chính. SGK
Quang tâm
Tiêu điểm:
Tiêu điểm:
* Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu & nhận biết TKPK.
- Cho HS quan sát 2 loại TK. Y/C HS so sánh đặc điểm 2loại TK
- Y/C các nhóm bố trí TN như H 44.1 SGK
- Theo dõi hướng dẫn HS làm TN
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả
- Y/C HS mô tả lại tiết diện của TK bị cắt theo mặt phẳng vuông góc 
-Y/C HS vẽ H44.2 SGK vào vở 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kì.
-Y/C các nhóm tiến hành lại TN H44.1 SGK 
- Quan sát lại đường truyền của 3 tia sáng trả lời C4 & nêu phương pháp kiểm tra. 
-Y/C HS đọc thông báo vê trục chính trong SGK
? Trục chính của thấu kính có đặc điểm gì.
-Y/C HS đọc khái niệm quang tâm trong SGK 
? Quang tâm của thấu kính có đặc điểm gì.
- Y/Ccác nhóm tiến hành TN 44.1 và quan sát, dự đoán thảo luận trả lời C5
- Y/C HS vẽ vào vở C6
- Y/C HS đọc thông báo SGK & quan sát H44.4
- GV nhắc lại các 
- Thông báo khái niệm tiêu điểm.
* Hoạt động 3: Vận dụng
 - HS thực hiện C7, C8, C9 SGK vào vở
* Quan sát TK trả lời C1 
C2: TKPK có độ dày phần rìa lớn hơn phần giữa, ngược hẳn với TKHT
*Hoạt động nhóm tiến hành TN thảo luận nhóm trả lời C3( Chùm tia tới song song cho chùm tia ló là chùm phân kì nên ta gọi thấu kính đó là thấu kính phân kì
* Hoạt động nhóm: Làm lại TN H44.1 thảo luận trả lời C4 ( Tia ở giữa khi qua quang tâm của TKPK tiếp tục truyền thẳng không bị đổi hướng. Có thể dùng thức thẳng kiểm tra dự đoán 
- cá nhân đọc thông báo SGK về khái niệm trục chính
- Cá nhân đọc SGK khái niệm quang tâm.
- Hoạt động nhóm tiến hành TN quan sát thảo luận nhóm trả lời C5 trước lớp.
C5:Nếu kéo dài chùm tia ló ở thấu kính phân kì thì chúng sẽ gặp nhau tại một điểm trên trục chính, cùng phía với chùm tia tới. Có thể dùng thước thẳng kiểm tra 
- Cá nhân vẽ tiếp vào hình 44.3 trong vở
- Cá nhân đọc thông báo SGK quan sát H44.4 SGK
* Hoạt động cá nhân thực hiện C7,C*, C9 vào vở
F
F’
S
4.Củng cố: 
 - Đặc điểm nhận biết TKPK
5.Hướng dẫn ra bài tập về nhà:
+ Học bài theo SGK kết hợp vở ghi
	 +Làm bài tập 44.SBT
Tiết 48 - ảnh của một vật tạo bởi
thấu kính phân kì
 	Ngày soạn:07/02/2012
	Ngày dạy: /02/2012
I.Mục tiêu:
	+Vẽ được đường truyền của hai tia sáng đặc biệt ( Tia tới quang tâm và tia tới song song với trục chính) vẽ được ảnh qua thấu kính phân kì.
	+Phân biệt được ảnh của thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ
	2. Kỹ năng:
	+ Biết dùng hai tia sáng đặc biệt để vẽ ảnh của thấu kính phân kì
	+Rèn kĩ năng vẽ hình 
	3. Thái độ: Nghiêm túc, cộng tác trong nhóm để đạt kết quả theo yêu cầu
II. Chuẩn bị: Cho mỗi nhóm
	+ 1 thấu kính phân kì có tiêu cự khoảng 12cm
+ Một giá quang học
+ 1 cây nến
+ 1 màn hứng ảnh
 III. Tiến trình giờ giảng:
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài cũ: 
	+ Cho HS vẽ ba tia sáng cơ bản 
 4.Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
I. Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.
C1.
C2.
II: Cách dựng ảnh.
C3.
C4.
III: Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ.
* Hoạt động 1: 
Ôn tập những kiến thức có liên quan đến bài mới.
- Nêu cách nhận biết thấu kính phân kì? Thấu kính phân kì có đặc điểm gì trái ngược với thấu kính hội tụ ? ...
* Hoạt động 2: 
Tìm hiểu đặc điểm của ảnh của một vật sáng qua thấu kính phân kì.
Muốn quan sát ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì ta làm như thế nào?
HS không làm được thị hướng dẫn học sinh cách thí nghiệm.
Hoạt đông 3:
Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính phân kì.
 Cho HS trả lời câu C3
 Muốn dựng ảnh của một điểm sáng ta làm như thế nào?
Muốn dựng ảnh của một vật sáng ta làm như thế nào?
 Cho HS trả lời câu C4
Hoạt động 4:
 So sánh độ lớn của ảnh ậôt bởi thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ bằng cách vẽ.
Yêu cầu các em dựng ảnh của câu C5
*Hoạt động nhóm:
+Thảo luận để trả lời câu hỏi
Từng HS chuẩn bị trả lời câu hỏi của giáo viên
Các nhóm bố trí thí nghiêm như hình 45.1
Trả lời câu C1 và C2.
Từng HS trả lời câu C3 và C4
Thực hiện dựng ảnh
C5
C5
4.Củng cố: 
5.Hướng dẫn ra bài tập về nhà:
 + Học bài theo SGK kết hợp vở ghi
	 +Làm bài
Tiết 51 thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
 	Ngày soạn:17/02/2012
	Ngày dạy: /02/2012
I.Mục tiêu:
+ Trình bày được phương pháp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
+ Đo được tiêu cụ của thấu kính hội tụ.
II. Chuẩn bị: Cho mỗi nhóm
	+1 thấu kính hội tụ
	+1 vật sáng phẳng có dạng chữ L hoặc F
	+1 ngọn đèn
	+1 màn ảnh nhỏ
	+1 giá quanh học
	+1 thước thẳng có ĐCNN 1mm
Mối học sinh 1 mẫu báo cáo đã cho trong SGK, trả lời trước các câu hỏi của phần 1
 III. Tiến trình giờ giảng:
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài cũ: 
	+Kiểm tra sự chuẩn bị lí thuyết , trả lời các câu hỏi trong báo cáo
	+Kiểm tra việc chuẩn bị mẫu báo cáo
 4.Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
I: Chuẩn bị.
II: Nội dung thực hành
1: Lắp giáp thí nghiệm.
2: Tiến hành thí nghiệm
Đo chiều cao của
vật
Dịch chuyển vật và mà ảnh ra xa dần thấu kính những khoảng bằng nhau cho đến khi thu được ảnh dõ nét
Khi đã thấy ảnh dõ nét, cần phải kiểm tra xem d =d’ và h = h’ có được thoả mãn hay chưa
Nếu đã thoả mãn tính tiêu cự theo công thức 
Hoạt động 1: 
 Trình bày việc chuẩn bị thực hành củ HS
Hướng dẫn HS xác định tiêu cự của thấu kính
 +Đề nghị một vài đại diện nhóm nêu cách tiến hành TN để xác định tiêu cự của thấu kính.
 +Kiểm tra, hướng dẫn các nhóm mắc đúng.
 Hoạt động 2: 
 Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
+Hướng dẫn HS các nhóm cách mắc thí nghiệm
*Hoạt động nhóm:
+Thảo luận để nêu cách tiến hành TN xác định tiêu cự của thấu kính
+Tiến hành TN theo hướng dẫn SGK và sự hỗ trợ của giáo viên 
* Hoạt động nhóm: Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn SGK và hướng dẫn hỗ trợ của giáo viên.
* Hoàn thành báo cáo nộp cho giáo viên
4.Củng cố: 
5.Hướng dẫn ra bài tập về nhà:
 + Học bài theo SGK kết hợp vở ghi
	 +Làm bài
 Tiết53 sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh
I.Mục tiêu:
	+ Nêu và chỉ rõ được hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối
+ Nêu và giải thích được đặc điểm của ảnh hiện tren phim của máy ảnh.
Nội dung
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
I. Cấu tạo của máy ảnh
II: ảnh của một vật trên phim
1: Trả lời câu hỏi.
C1.
C2.
2: vẽ ảnh của một vật đặt trước máy ảnh
C3.
C4.
III: Vận dụng.
C5
C6
* Hoạt động 1: 
Tìm hiều về máy ảnh
- Yêu cầu HS đọc Sgk phần I
- Hỏi một vài HS về các thành phần cấu tạo lên máy ảnh.
* Hoạt động 2: 
Tìm hiểu cách tạo ảnh của một vật trên phim của máy ảnh.
Cho HS trả lời câuC1 dến C2
Cho HS trả lời câuC3 dến C4
Cho HS rút ra nhận xxét về đặc điểm của ảnh trên phim.
Hoạt đông 3:
Vận dụng
 Cho HS trả lời câu C5 và C6
Hoạt động nhóm: Để tìm hiểu một máy ảnh qua mô hình 
Từng HS chỉ ra đâu là buồng tối, đâu là vật kính và chỗ đặ phim của máy ảnh.
Từng HS chuẩn bị trả lời câu hỏi C1 và C2
Từng HS trả lời câu C3 và C4
+ Dựng được ảnh của một vật được tạo ra trên phim của máy ảnh. 
II. Chuẩn bị: Cho mỗi nhóm
	+ 1 hình máy ảnh
+ ảnh chụp của một số máy ảnh
III. Tiến trình giờ giảng:
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 4.Bài mới:
4.Củng cố: 
 +Làm bài tập 47.1, 47.2 SBT
5.Hướng dẫn ra bài tập về nhà:
 + Học bài theo SGK kết hợp vở ghi
	+Làm bài tập 47.3 trở đi trong SBT 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an li 9.doc