Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8, Bài 7: Áp suất - Năm học 2011-2012 - Hoàng Đình Tuấn

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8, Bài 7: Áp suất - Năm học 2011-2012 - Hoàng Đình Tuấn

GV: Người đứng trên nền nhà, bàn, tủ đặt trên nền nhà đều tác dụng lên nền nhà một lực, lực đó ta gọi là áp lực lên nền nhà.

GV: Vậy áp lực là gì?

HS: Là lực ép có phương vuông góc với mặt

 bị ép

GV: Em hãy lấy một ví dụ về áp lực

HS: Lấy ví dụ

GV: Quan sát hình 7.3a,b và cho biết lực nào là áp lực?

HS: a) Lực máy kéo tác dụng lên mặt đường

 b) Cả hai lực I. Áp lực là gì?

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

C1: a) Lực máy kéo tác dụng lên mặt đường

 b) Cả hai lực

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8, Bài 7: Áp suất - Năm học 2011-2012 - Hoàng Đình Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
TIẾT 08 
ÁP SUẤT
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị áp suất là gì
Viết được công thức tính áp suất, nêu tên và đơn vị từng đại lượng trong công thức
2. Kĩ năng : Vận dụng được công thức p = 
3. Thái độ : Có tinh thần cộng tác, phối hợp với các bạn trong nhóm
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 chậu nhựa đựng cát hạt nhỏ, ba miếng kim loại hình hộp chữ nhật. Tranh phóng to các hình 7.1; 7.2; 7.3; 7.4 
 2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài mới
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức: (1’)
 + Ổn định lớp:
 + Kiểm tra sĩ số: 
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: (2’)
 GV: Cho HS quan sát tranh vẽ hình 7.1
 Tại sao máy kéo nặng nề lại chạy được bình thường trên nền đất mềm. Còn ôtô nhẹ hơn lại có thể bị lún bánh và sa lầy trên chính quảng đờng này? Để hiểu rõ, ta vào bài mới
 2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Hình thành khái niệm áp lực (10’)
GV: Người đứng trên nền nhà, bàn, tủ đặt trên nền nhà đều tác dụng lên nền nhà một lực, lực đó ta gọi là áp lực lên nền nhà.
GV: Vậy áp lực là gì?
HS: Là lực ép có phương vuông góc với mặt
 bị ép
GV: Em hãy lấy một ví dụ về áp lực
HS: Lấy ví dụ
GV: Quan sát hình 7.3a,b và cho biết lực nào là áp lực?
HS: a) Lực máy kéo tác dụng lên mặt đường
 b) Cả hai lực
 I. Áp lực là gì?
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
C1: a) Lực máy kéo tác dụng lên mặt đường
 b) Cả hai lực
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào? (17’)
GV gợi ý: Kết quả tác dụng của áp lực là độ lún xuống của vật. Độ lún khác nhau chứng tỏ độ lớn của áp lực khác nhau. 
GV thông báo: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yêu tố là độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.
 Để tìm hiểu xem tác dụng của áp lực phụ thuộc như thế nào vào những yếu tố này. Chúng ta làm TN.
GV: Hướng dẫn HS làm TN
 + Bố trí TN như hình 7.4
 + Dựa vào quan sát TN để điền vào bảng 7.1. 
HS: Hoạt động nhóm
 + Bố trí và tiến hành TN
 + Quan sát TN và điền kết quả vào bảng 7.1
GV: Hướng dẫn các nhóm làm TN và ghi kết quả
HS: Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả lên bảng phụ
GV: Hướng dẫn các nhóm trao đổi thống nhất
HS: Chọn từ thích hợp điền vào C3
GV: Hướng dẫn và chốt
GV: Vậy muốn tăng tác dụng của áp lực phải có những biện pháp nào?
HS: Tăng tác dụng của áp lực có thể có những biện pháp:
+ Tăng F, giữ nguyên S
+ Tăng S, giữ nguyên F
+ Đồng thời tăng F và giảm S
GV: Để xác định tác dụng của áp lực lên mặt bị ép người ta đưa ra khái niệm áp suất. Vậy áp suất là gì?
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi áp suất là gì?
HS: Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép 
GV: Theo khái niệm áp suất thì:
 Áp suất = Áp lực/Diện tích bị ép
Với áp suất kí hiệu là p thì công thức tính áp suất là gì?
HS: p = 
GV: Đơn vị lực là N, đơn vị diện tích là m2 đơn vị áp suất là gì?
HS: N/m2, Paxcan (Pa). (1Pa =1N/m2)
II. Áp suất
Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
 * Thí nghiệm
 * Kết luận:
Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
 2.Công thức tính áp suất:
Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
 p = 
Trong đó : p là áp suất (N/m2)
 F là áp lực tác dụng (N)
 S là diện tích bị ép (m2)
Đơn vị áp suất là N/m2 = Pa
Pa đọc là paxcan
HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng (10’)
GV: Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng hoặc giảm áp suất?
HS: Dựa vào áp lực tác dụng và diện tích bị ép để làm tăng hoặc giảm áp suất
GV: Biện pháp tăng áp suất
HS: Trả lời
GV: Về nhà nêu biện pháp giảm áp suất
GV: Hãy lấy ví dụ?
HS: Lưỡi dao bén dễ thái hơn lưỡi dao không bén.
GV: Cho HS đọc C5 SGK
HS: Đọc và thảo luận 2 phút
GV: Gọi 1 HS tóm tắt
GV: Gọi 1 HS lên bảng giải
HS: Lên bảng giải
GV: Dựa vào kết quả tính toán hãy giải thích câu hỏi đầu bài?
HS: Do máy kéo dùng xíc có bản rộng nên áp suất gây ra bởi trọng lượng của máy kéo nhỏ. Còn ôtô dùng bánh (diện tích bị ép nhỏ), nên áp suất gây bởi trọng lượng của ôtô lớn hơn 
III. Vận dụng
C4: Dựa vào nguyên tắc áp suất phụ thuộc vào áp lực và diện tích bị ép để làm tăng hoặc giảm áp suất.
* Tăng áp suất:
+ Tăng F, giữ nguyên S
+ Tăng S, giữ nguyên F
+ Đồng thời tăng F và giảm S
* Giảm áp suất: 
* Ví dụ: 
 + Lưỡi dao bén dễ thái hơn lưỡi dao không bén.
 + Cái kim khâu có đầu nhọn
 C5: Tóm tắt:
 F1 = 340.000N
 s1 = 1,5 m2
 F2 = 20.000 N
 s2 = 250 cm2 =0,025m2
 Giải: 
 Áp suất xe tăng:
 p1 =226666,6 N/m2 
 Áp suất ôtô: 
 p2 =N/m2
IV. Củng cố: (3’)GV: Áp lực là gì? Áp suất được xác định như thế nào?
 Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu phần có thể em chưa biết
V. Dặn dò: (2’) Học bài cũ, Xem lại cách giả bài tập 5
 Nghiên cứu bài mới: Áp suất chất lỏng – bình thông nhau
 Câu hỏi soạn bài:
 - Chất lỏng gây ra áp suất như thế nào?
 - Công thức tính áp suất chất lỏng ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 8..doc