Hoạt động 1 (15): Tìm hiểu các phương pháp giải bài tập.
GV: Muốn xác định một lực nào đó có phải là áp lực hay không ta cần căn cứ vào đâu?
HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét sau đó nhấn mạnh cách xác định áp lực.
GV: Từ công thức tính áp suất hãy suy ra công thức tính F và S
HS: Cá nhân trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét sau đó nhấn mạnh cách tính áp lực và diện tích mặt bị ép.
- Chú ý cho hs về đơn vị của các đại lượng trong công thức. Và một vài công thức tính diện tích của một sô hình cơ bản.
- Một số trường hợp của trọng lực (vuông góc và không vuông góc)
Hoạt động 2 (20): Bài tập vận dụng.
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời bài tập 7.3, 7.4, 7.5, 7.6
HS: Thảo luận hoàn thành theo yêu cầu của GV
GV: Yêu cầu 4 hs lên bảng trình bày 4 bài tập trên, các hs khác hoàn thành vào vở.
Ngày giảng: Lớp 8 . Tiết 6 Bài tập về áp suất I. Mục Tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách giải và giải được các bài tập của bài áp suất. 2. Kĩ Năng: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập 3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, kiên trì, sáng tạo. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Các phương pháp giải bài tập và các bài tập trong SBT. 2. Học sinh: Làm trước các bài tập ở nhà. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp (1’): Lớp 8 .. 2. Kiểm tra bài cũ (5’): Câu hỏi: áp suất là gì? công thức tính áp suất? Trả lời: áp suất là đơn vị của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Công thức: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 (15’): Tìm hiểu các phương pháp giải bài tập. GV: Muốn xác định một lực nào đó có phải là áp lực hay không ta cần căn cứ vào đâu? HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi GV: Nhận xét sau đó nhấn mạnh cách xác định áp lực. GV: Từ công thức tính áp suất hãy suy ra công thức tính F và S HS: Cá nhân trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét sau đó nhấn mạnh cách tính áp lực và diện tích mặt bị ép. - Chú ý cho hs về đơn vị của các đại lượng trong công thức. Và một vài công thức tính diện tích của một sô hình cơ bản. - Một số trường hợp của trọng lực (vuông góc và không vuông góc) Hoạt động 2 (20’): Bài tập vận dụng. GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời bài tập 7.3, 7.4, 7.5, 7.6 HS: Thảo luận hoàn thành theo yêu cầu của GV GV: Yêu cầu 4 hs lên bảng trình bày 4 bài tập trên, các hs khác hoàn thành vào vở. HS: Hoàn thành trên bảng và trong vở. GV: Cho các hs khác nhận xét, bổ xung (nếu sai sót) sau đó nhận xét chung rồi chuẩn hoá kiến thưc. I. Phương pháp giải bài tập. 1. Cách nhận biết áp lực. Muốn xác định một lực nào đó có phải là áp lực hay không thì ta phải xác định mặt bị ép là mặt nào để biết được phương của lực đó có vuông góc với diện tích mặt bị ép hay không. 2. Tính âp lực hay diện tích bị ép. Dựa vào công thức: suy ra: + Tính áp lực: F = p.S + Tính diện tích mặt bị ép: S = - Khi vật đặt trên mặt phẳng ngang thì trọng lực được gọi là áp lực. - Khi vật đặt trên mặt phẳng nằm nghiêng thì trọng lực không được gọi là áp lực vì khi đó trọng lực có phương không vuông góc với diện tích mặt bị ép II. Bài tập 7.3 – Loại xẻng có đầu nhọn nhấn vào đất dễ dàng hơn vì diện tích bị ép nhỏ hơn loại xẻng có đầu bằng, khi tác dụng cùng một áp lực thì áp suất của xẻng có đầu nhọn lớn hơn áp suất của xẻng có đầu bằng. 7.4 - áp lực ở 3 trường hợp bằng nhau. Vì trọng lượng của viên gạch không đổi. - ở vt a) áp suất lớn nhất vì S nhỏ nhất - ở vt b) áp suất nhỏ nhất vì S lớn nhất. 7.5: m = 51kg. 7.6: p = 200000N/m2 4. Củng cố (3’): Nhấn mạnh lại các phương pháp giải bài tập. 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’): Hoàn thành các bài tập còn lại trong sách bài tập. Làm trước các bài tập của bài “áp suất chất lỏng – bình thông nhau” Ngày giảng: Lớp 8 .. Tiết 7 Bài tập về áp suất chất lỏng Bình thông nhau I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm được phương pháp và giải được các bài tập của bài áp suất chất lỏng, bình thông nhau. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập 3. Thái độ: Hợp tác trong hoạt động nhóm. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Phương pháp và các bài tập trong sách bài tập 2. Học sinh: Đọc, tìm hiểu và trả lời các bài tập trong sách bài tập. III. Tiến trình dạy và học: 1. ổn đinh tổ chức lớp (1 phút): Lớp 8 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Câu hỏi: Bình thông nhau là gi? Trả lời: Bình thông nhau là một bình có hai nhánh nối thông đáy với nhau. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 (15’): Tìm hiểu các phương pháp giải bài tập. GV: Để tính áp suất chất lỏng gây ra tại một điểm bất kì thì ta áp dụng công thức nào? giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị của các đại lượng đó. HS: Cá nhân trả lời câu hỏi , giải thích cac đại lượng và nêu đơn vị của các đại lượng trong công thức. GV: Nhận xet câu trả lời của HS và nhấn mạnh công thức. GV: Hãy nêu công thức tính độ cao của chất lỏng? HS: Cá nhân trả lời. GV: p là áp suất chất lỏng tại đâu? HS: Tại đáy của cột chất lỏng. GV: Để tính trọng lượng riêng của chất lỏng thì ta tính theo công thức nào? HS: d = Hoạt động 2 (20’): Bài tập vận dụng GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời bài tập 8.1 đến 8.4. HS: Thảo luận hoàn thành theo yêu cầu của GV GV: Yêu cầu 4 hs lên bảng trình bày 3 bài tập trên, các hs khác hoàn thành vào vở. HS: 4 HS hoàn thành các bài 8.1 đến 8.4, các hs khác hoàn thiện vào vở bài tập. GV: Cho các hs khác nhận xét, bổ xung (nếu sai sót) sau đó nhận xét chung rồi chuẩn hoá kiến thức. GV: Hướng dẫn hs hoàn thiện tiếp các bài 8.5 và 8.6 8.5: Nếu áp suất càng lớn thì nước chảy càng mạnh. 8.6: Hai điểm có cùng chiều cao thì áp suất bằng nhau. I. Phương pháp giải: 1. Tính áp suất chất lỏng gây ra tại một điểm bất kì Để tính áp suất chất lỏng gây ratại một điểm bất kì thì ta áp dụng công thức: PA = dA.hA Trong đó: hA là độ sâu của điểm A đc tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điẻm A (m) dA là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) pA là áp suất chất lỏng gây ra tại điểm A (N/m2). 2. Tính độ cao của cột chất lỏng. Công thức: h = Lưu ý: p là áp suất do cột chất lỏng gây ra tại đáy. 3. Tính trọng lượng riêng của chất lỏng. d = II. Bài tập. Bài 8.1: a) A; b) D Bài 8.2: D Bài 8.3: PE < PC = PB < PD < PA Bài 8.4: a) áp suất tác dụng lên vỏ tàu ngầm giảm, tức là cột nước ở phía trên tầu ngầm giảm. Vởy tầu ngầm đã nổi lên. b) Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm trước: h1 = 196m - Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm sau là: h2 = = 83,5m Bài 8.5: Bài 8.6 4. Củng cố (3’): Nhắc lại các phương pháp giải bài tập. 5. Hướng dẫn học ở nhà (2’): làm các bài tập của bài “áp suất khí quyển”
Tài liệu đính kèm: