Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6 đến 9 - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6 đến 9 - Năm học 2009-2010

gì?

H: Fms nghỉ xuất hiện khi vật chịu tác dụng của lực mà vẫn đứng yên. Fms nghỉ có tác dụng giữ cho vật đứng yên (không bị trượt) khi chịu td của lực khác.

? Fms nghỉ có đặc điểm gì?

H: Cân bằng với lực kéo và giữ cho vật đứng yên khi bị tác dụng của lực khác.

? Nhận xét gì về cường độ của Fms nghỉ khi xe chưa CĐ và bắt đầu CĐ?

H: Khi xe chưa CĐ cường độ của Fms nghỉ thay đổi (cân bằng) theo lực tác dụng lên vật. Khi xe bắt đầu CĐ cường độ của Fms nghỉ bằng 0. Vì khi xe CĐ Fms nghỉ biến thành Fms lăn.

G: Y/c HS trả lời C5.

(Có thể gợi ý): Đinh đóng vào gỗ, dùng tay tác dụng một lực lớn cũng không kéo ra được vì sao? (vì giữa đinh và gỗ có Fms nghỉ rất lớn)

? Trong hai trường hợp sau trường hợp nào xuất hiện ma sát nghỉ:

 a) quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.

b) Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nghiêng. ?

G(chốt): Fms xuất hiện khi giữa các vật (hay giữa các phần trên cùng 1 vật) có sự tiếp xúc nhau. Lực ma sát xuất hiện ở mặt tiếp xúc gây cản trở CĐ. Các loại lực ma sát chỉ xuất hiện khi có lực khác tác dụng vào vật, ta phân biệt chúng theo tính chất CĐ của vật.

? Lực ma sát có lợi hay có hại? phần II

 

doc 17 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6 đến 9 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/8/2009 
Tiết 6(Bài 6 ) : LỰC MA SÁT
Líp 
Ngµy gi¶ng
HS v¾ng
Ghi chó
8A
8B
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
Nhận biết thêm một loại lực cơ học nữa là lực ma sát.
Bước đầu phân biệt sự xuất hiện của các loại lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ và đặc điểm của mỗi loại này.
Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và trong kĩ thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này.
Kỹ năng : Biết làm thí nghiệm để phát hiện lực ma sát nghỉ.
Thái độ: Có ý thức hợp tác hoạt động nhóm và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
 II/ Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk, sbt, chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 lực kế lò xo; 1 miếng gỗ có móc, 1 quả nặng(H6.2)
HS : Học bài cũ, xem trước bài mới.
III/ Ph­¬ng ph¸p: §µm tho¹i, trùc quan, ph¸t hiÖn vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò
IV/ TiÕn tr×nh bµi gi¶ng:
1. æn ®Þnh líp
 2. KiÓm tra bµi cò:
 Câu hỏi: Phát biểu ghi nhớ bài 5? Giải thích bài 5.8 (SBT)
 Đáp án: - Ghi nhớ: sgk – 20 (7đ)
Bài tập 5.8: Khi linh dương nhảy tạt sang một bên, do quán tính con báo lao về phía trước không kịp đổi hướng CĐ vì vậy linh dương trốn thoát. (3đ)
 3. Bài mới:
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập(2ph)
 GV: Y/c HS tự đọc sgk phần mở bài.
 ? ổ bi có trong những bộ phận nào của xe đạp? nó có tác dụng gì? hãy dự đoán?
H: Có trong trục quay, líp, cổ phốt. Có tác dụng làm xe đạp nhẹ hơn hoặc CĐ nhanh hơn.
G(đvđ): Để xét xem dự đoán đúng hay sai Bài mới.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực ma sát (20ph)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Néi dung
G(đvđ): Khi nào thì có lực ma sát? Có những loại lực ma sát nào?
G: Y/c HS dọc thông tin ở mục 1 tìm hiểu lực ma sát trượt xuất hiện ở đâu?
H: Fms trượt xuất hiện ở giữa má phanh và vành xe, giữa bánh xe và mặt đường.
? Fms trượt xuất hiện khi nào? Tác dụng của Fms trượt?
G: Y/c HS tự trả lời C1.
G(chốt): Khi một vật CĐ trượt trên mặt vật khác Fms trượt xuất hiện và ngăn cản CĐ của vật.
G: Làm thí nghiệm với một xe lăn (hoặc một hòn bi) cho xe lăn CĐ trên mặt bàn.
? Nêu hiện tượng em quan sát được?
H: Xe CĐ từ từ rồi dừng lại.
? Lực nào đã làm cho xe dừng lại? có phải Fms trượt không? tại sao?
H: Không, vì bánh xe không trượt trên mặt bàn.
G(TB): Lực ngăn cản CĐ của xe được gọi là lực ma sát lăn.
? Vậy Fms lăn xuất hiện khi nào? Nó có tác dụng gì? trả lời C2?
? Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt Fmst và Fmsl?
H: Căn cứ vào CĐ của vật trên mặt vật khác.
G: Cả Fmst và Fmsl đều có tính cản trở CĐ của vật. Vậy lực nào cản trở CĐ mạnh hơn?
G: Y/c hS đọc C3, quan sát H6.1 trả lời C3 và yêu cầu giải thích.
G: Y/c HS đọc thông tin ở mục 3, làm thí nghiệm H6.2 theo nhóm. Lưu ý đọc số chỉ của lực kế khi vật nặng chưa CĐ 3 lần.
H: Làm thí nghiệm theo nhóm, thảo luận trả lời C4.
? Lực cản sinh ra trong thí nghiệm trên có phải là Fmst hay Fmsl không?
G(TB): Trong thí nghiệm trên xuất hiện 1 loại lực cản giữ cho vật không trượt khi có lực tác dụng, lực này cân bằng với lực kéo và được gọi là Fms nghỉ.
? Fms nghỉ xuất hiện khi nào? có tác dụng gì?
H: Fms nghỉ xuất hiện khi vật chịu tác dụng của lực mà vẫn đứng yên. Fms nghỉ có tác dụng giữ cho vật đứng yên (không bị trượt) khi chịu td của lực khác.
? Fms nghỉ có đặc điểm gì?
H: Cân bằng với lực kéo và giữ cho vật đứng yên khi bị tác dụng của lực khác.
? Nhận xét gì về cường độ của Fms nghỉ khi xe chưa CĐ và bắt đầu CĐ?
H: Khi xe chưa CĐ cường độ của Fms nghỉ thay đổi (cân bằng) theo lực tác dụng lên vật. Khi xe bắt đầu CĐ cường độ của Fms nghỉ bằng 0. Vì khi xe CĐ Fms nghỉ biến thành Fms lăn.
G: Y/c HS trả lời C5.
(Có thể gợi ý): Đinh đóng vào gỗ, dùng tay tác dụng một lực lớn cũng không kéo ra được vì sao? (vì giữa đinh và gỗ có Fms nghỉ rất lớn)
? Trong hai trường hợp sau trường hợp nào xuất hiện ma sát nghỉ:
 a) quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
b) Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nghiêng. ?
G(chốt): Fms xuất hiện khi giữa các vật (hay giữa các phần trên cùng 1 vật) có sự tiếp xúc nhau. Lực ma sát xuất hiện ở mặt tiếp xúc gây cản trở CĐ. Các loại lực ma sát chỉ xuất hiện khi có lực khác tác dụng vào vật, ta phân biệt chúng theo tính chất CĐ của vật.
? Lực ma sát có lợi hay có hại? phần II
I/ Khi nào có lực ma sát?
1. Lực ma sát trượt:
- Fms trượt xuất hiện khi một vật CĐ trượt trên mặt vật khác và cản trở lại CĐ.
C1: - Khi chải tóc Fms trượt xuất hiện giữa tóc và các răng lược.
Khi trượt chân, giữa mặt đất và đế giày (dép) xuất hiện Fms trượt.
Ma sát giữa trục quạt bàn và ổ trục.
2. Lực ma sát lăn:
- Fms lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt vật khác. Nó có tác dụng cản trở CĐ.
C2: - Khi xe CĐ, giữa lốp xe và mặt đường xuất hiện lực ma sát lăn.
Lực ma sát sinh ra ở giữa viên bi đệm giữa trục quay với ổ trục.
C3: H6.1 có Fmst
 H6.1b có Fmsl
- Lực ma sát trượt có cường độ lớn hơn nhiều so với lực ma sát lăn.
3. Lực ma sát nghỉ:
* Thí nghiệm:
C4: Mặc dù có lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật vẫn đứng yên, chứng tỏ giữa mặt bàn với vật có một lực cản. Lực này cân bằng với lực kéo giữ cho vật đứng yên.
* Lực cân bằng với lực kéo được gọi là lực ma sát nghỉ. Lực ma sát nghỉ giữ cho vật đứng yên khi vật bị tác dụng của lực khác.
C5: - Trong sản xuất: các băng truyền trong nhà máy, các sản phẩm (bao gạo, xi măng, ) di chuyển cùng với băng truyền nhờ Fms nghỉ.
- Trong đời sống: nhờ có Fms nghỉ người ta mới đi lại được, ma sát nghỉ giúp chân không bị trượt khi bước trên mặt đường.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu về lợi ích và tác hại của lực ma sát trong đời sống và trong kĩ thuật (10ph)
G: Y/c HS đọc C6, C7 quan sát các hình 6.3, 6.4 điền kq vào bảng sau:
G: Yêu cầu nêu rõ tên lực ma sát trong mỗi hình? Biện pháp làm tăng hoặc giảm ma sát?
G:- H6.3a nếu tra dầu mỡ giảm 
 8 – 10 lần ma sát.
 - H6.3 b nếu thay bằng trục quay có ổ bi Fms giảm tới 20, 30 lần.
Tóm lại: Ma sát có thể có hại, cũng có thể có ích tùy trường hợp cụ thể. Con người phải nắm được tính chất hai mặt của ma sát để tìm cách tăng ma sát khi có lợi, giảm ma sát khi có hại.
II/ Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật:
1. Lực ma sát có thể có hại, có thể có lợi:
C6; C7:
Hình	Lợi	Hại	Biện pháp tăng (giảm) ma sát
6.3a	x	Tra dầu, mỡ
b	x	Dùng trục quay có ổ bi
c	x	Dùng bánh xe biến Fmst Fmsl
6.4a	x	Tăng độ nhám của bảng
b	x	Tăng độ nhám giữa mặt răng của ốc và vít. Tăng độ nhám của mặt sườn bao diêm.
c	x	Tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp ô tô.
Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố (5ph)
G: Y/c một HS đọc to nội dung ghi nhớ. Vận dụng kiến thức đã học trả lời C8, C9 vào vở.
III/ Vận dụng:
C8: a) Sàn đá hoa khi lau nhẵn Fms nghỉ rất nhỏ chân khó bám vào sàn nhà dễ ngã. Fms nghỉ có lợi.
b) Bùn trơn Fms lăn giữa lốp xe và đất giảm bánh xe quay trượt trên đất Fms có lợi.
c) Ma sát làm đế giày mòn. Fms có hại.
d) Khía rãnh ở mặt bánh lốp ô tô vận tải phải có độ sâu hơn mặt lốp xe đạp để tăng độ ma sát giữa lốp với mặt đường. Fms này có tác dụng để tăng độ bám của lốp xe với mặt đường lúc xe CĐ. Khi phanh, Fms giữa mặt đường với bánh xe đủ lớn làm cho xe nhanh chóng dừng lại. Fms có lợi.
e) Bôi nhựa thông để tăng Fms giữa dây cung với dây đàn nhị dây đàn kêu to hơn. Fms có lợi.
C9: ổ bi có tác dụng giảm ma sát do thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn của các viên bi. Nhờ sử dụng ổ bi đã giảm được lực cản lên các vật CĐ khiến cho các máy móc hoạt động dễ dàng hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành động lực học, cơ khí, chế tạo máy, .
4/ Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc bài, ghi nhớ
Đọc “Có thể em chưa biết”
BTVN: 6.1 đến 6.5 (SBT)
V/ Rót kinh nghiÖm
 Ngày soạn: 27/8/2009 
Tiết 7 (Bài 7 ) : ÁP SUẤT
Líp 
Ngµy gi¶ng
HS v¾ng
Ghi chó
8A
8B
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất.
Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài toán đơn giản về áp lực, áp suất.
Nêu được cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
Kỹ năng : Làm thí nghiệm xét mqh giữa áp suất và diện tích bị ép S; giữa áp 
 suất và áp lực F. 
Thái độ:
 II/ Chuẩn bị:
GV: Giáo án; sgk; sbt; bảng phụ H 7.1; 7.1; 7.3.
 Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 chậu đựng, 3 miếng kim loại hình hộp chữ 
 nhật (trong bộ dụng cụ).
HS : Học bài; làm BTVN; đọc trước bài mới; mỗi nhóm chuẩn bị 300g bột mỳ.
III/ Ph­¬ng ph¸p: §µm tho¹i, trùc quan, ph¸t hiÖn vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò
IV/ TiÕn tr×nh bµi gi¶ng:
1. æn ®Þnh líp
 2. KiÓm tra bµi cò:
 Câu hỏi: Phát biểu ghi nhớ bài 6? Lấy ví dụ chứng tỏ Fms có ích, có hại và cách làm tăng (giảm) ma sát.
 Đáp án: - Ghi nhớ: sgk – 24
 - VD: học sinh tự lấy VD
 3. Bài mới:
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (1ph)
 G: Y/c HS tự đọc phần thông tin vào bài, quan sát H7.1a, b
 ? Dự đoán câu trả lời?
 H: Dự đoán
 G(đvđ): Để biết câu trả lời nào là đúng ta nghiên cứu bài mới.
 Hoạt động 2: Hình thành khái niệm áp lực (10ph)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Néi dung
G: Y/c HS tự đọc thông tin ở mục I.
? Lực do chân người, do tủ ép lên mặt đất có phương như thế nào? Những lực này có tên gọi là gì?
H: Đều có phương vuông góc với mặt sàn nhà. Gọi là áp lực.
? áp lực là gì? 
G: Y/c HS thảo luận theo nhóm câu C1(yêu cầu giải thích). Gọi đại diện các nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét. GV kết luận.
? Chỉ rõ mặt bị ép trong mỗi hình?
H: a) Phần diện tích đất tiếp xúc với 4 bánh xe.
b) Đầu mũ đinh
 Phần diện tích gỗ tiếp xúc với mũi đinh.
? Dựa vào dấu hiệu nào nhận biết 1 lực có là áp lực hay không?
H: Lực đó phải có phương vuông góc với mặt bị ép.
? áp lực gây ra tác dụng gì với mặt bị ép?
H: Làm biến dạng
? Dự đoán tác dụng của áp lực lên mặt bị ép phụ thuộc những yếu tố nào?
H: Dự đoán.
G: Để kiểm tra xem tác dụng của áp lực lên mặt bị ép phụ thuộc những yếu tố nào phần II.
I/ áp lực là gì?
* áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
C1: a) Trọng lực của máy kéo.
 b) Cả hai lực.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào? (15ph)
G: Y/c HS tự đọc C2, tìm hiểu thí nghiệm H7.4.
? Nêu mục đích của thí nghiệm H7.4?
H: Tìm hiểu tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
? Nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm?
G(lưu ý): Độ lún xuống của vật là do tác dụng của áp lực.
G: Y/c các nhóm tiến hành thí nghiệm, ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 7.1
H: Bảng kết quả: 
áp lực (F)	Diện tích bị ép (S)	Độ lún (h)
F2 >F1	S2 = S1	h2 > h1
F3 = F1	S3 h1
 ? Khi S không thay đổi thì F có quan hệ như thế nào với h?
H: F càng lớn thì h càng lớn.
? Với cùng áp lực, khi thay đổi S thì tác dụng của áp lực (h) trong trường hợp nào lớn hơn?
H: S càng nhỏ thì h càng lớn.
G: Dựa vào kết qủa thí nghiệm trên t ...  = hC và có cùng d 
 d.hA = d.hB = d.hC pA = pB = pC
? Có nhận xét gì về áp suất chất lỏng tại những điểm trên cùng 1 mặt phẳng nằm ngang(có cùng độ sâu so với mặt thoáng)?
H: Có gía trị như nhau.
G(giới thiệu): Đây là đặc điểm quan trọng của áp suất chất lỏng được ứng dụng rất nhiều trong KH và ĐS.
II/ Công thức tính áp suất chất lỏng:
Chứng minh:
 Áp lực của chất lỏng tác dụng lên đáy bình bằng trọng lượng của cột chất lỏng và được tính:
 F = P = d . V = d . S . h
 Áp suất cột chất lỏng tác dụng lên đáy bình là:
 Vậy: p = d.h
* Công thức tính áp suất chất lỏng:
 p = d.h
Trong đó: 
 p - áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m2 hoặc pa)
 d – Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
 h - Chiều cao của cột chất lỏng (m)
* Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ sâu so với mặt thoáng) có độ lớn như nhau.
 Hoạt động 5: Tìm hiểu nguyên tắc bình thông nhau (7ph)
G: Giới thiệu cấu tạo bình thông nhau, sau đó yêu cầu HS quan sát H8.6.
? Khi nước trong bình đứng yên thì các mực nước ở trạng thái nào trong 3 trạng thái vẽ ở hình 8.6 a,b,c? Hãy dự đoán?
H: Dự đoán
G: Tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán . Trả lời C5 – Y/c HS thảo luận hoàn chỉnh kết luận
G: Y/c HS đọc lại kết luận.
III/ Bình thông nhau:
C5: 
H 8.6a) pA = d.hA; pB = d.hB
 Vì hA > hB pA > pB
 b) pA = d.hA; pB = d.hB
Vì hA < hB pA < pB
 c) pA = d.hA; pB = d.hB
Vì hA = hB pA = pB
Khi nước trong bình đứng yên các mực nước ở trạng thái như H8.6c (mực nước ở hai nhánh bằng nhau)
* Kết luận: . cùng một 
Hoạt động 6: Vận dụng (5ph)
G: Y/c HS trả lời C6, C7, C8 sau đó thảo luận cả lớp đưa ra kết quả đúng.
G: Vẽ hình minh họa nội dung của câu C7. Y/c HS tóm tắt và trình bày lời giải vào vở.
Nếu không còn thời gian thì gợi ý trả lời C8, C9. Yêu cầu HS về nhà tự hoàn thiện câu C8, C9 vào vở.
IV/ Vận dụng:
C6: Vì lặn sâu dưới lòng biển, áp suất do nước biển gây nên rất lớn (hàng nghìn N/m2). Người thợ lặn nếu không mặc áo lặn thì không thể chịu được áp suất này.
C7: 
Tóm tắt: 
h1 = 1,2m; h2 = h1 – 0,4 = 0,8 (m)
d = 10 000 N/m3 
-------------------------------------
p = ?; pA = ?
Giải:
Áp suất của nước ở đáy thùng là:
 p = d.h1 = 10 000 . 1,2 = 12 000 (N/m2)
Áp suất của nước ở điểm cách đáy thùng 0,4m là:
 pA = d. h2 = 10 000 . 0,8 = 8 000 (N/m2)
 ĐS: 
C8: Trong hai ấm vẽ ở hình 8.7, ấm có vòi cao hơn thì đựng được nhiều nước hơn vì ấm và vòi ấm là bình thông nhau nên mực nước ở ấm và vòi luôn ở cùng một độ cao.
C9: Để biết mực chất lỏng trong bình kín không trong suốt, người ta dựa vào nguyên tắc bình thông nhau: một nhánh làm bằng chất liệu trong suốt, mực chất lỏng trong bình kín luôn bằng mực chất lỏng mà ta nhìn thấy ở phần trong suốt. Thiết bị này gọi là ống đo mực chất lỏng.
4/ Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc bài, ghi nhớ. Đọc “Có thể em chưa biết”
BTVN: 8.1 8.6 (SBT)
V/ Rót kinh nghiÖm
Ngày soạn: 27/8/2009 
Tiết 9 (Bài 9) : ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
Líp 
Ngµy gi¶ng
HS v¾ng
Ghi chó
8A
8B
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển, áp suất khí quyển.
Giải thích được thí nghiệm Tô-ri-xen-li và một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
Hiểu được vì sao độ lớn của áp suất thường được tính theo độ cao của cột thủy ngân và biết cách đổi từ đơn vị cmHg sang đơn vị N/m2.
Kỹ năng :
Biết làm các thí nghiệm H9.2 và H9.3. Biết mô tả các thí nghiệm H9.4 và 9.5
Biết cách tính áp suất khí quyển theo áp suất ở đáy cột thủy ngân.
Thái độ: Có ý thức tự giác học tập và hợp tác học tập trong nhóm.
 II/ Chuẩn bị:
GV: Giáo án; sgk; sbt; Tranh vẽ H9.4; 9.5; Dụng cụ thí nghiệm hình 9.1
HS : Học bài cũ, làm BTVN.
 Mỗi nhóm: 2 vỏ hộp sữa giấy đã uống hết sữa, 1 ống thủy tinh nhỏ dài 
 10 – 15cm, tiết diện 2 – 3mm; 1 cốc đựng nước màu.
III/ Ph­¬ng ph¸p: §µm tho¹i, trùc quan, ph¸t hiÖn vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò
IV/ TiÕn tr×nh bµi gi¶ng:
1. æn ®Þnh líp
 2. KiÓm tra bµi cò:
 Câu hỏi: Phát biểu ghi nhớ bài 8 ? Chữa bài tập 8.1; 8.3?
 Đáp án: - Ghi nhớ: sgk – 31
Bài tập 8.1: a) A ; b) D
Bài tập 8.3: Trong cùng một chất lỏng, áp suất trong lòng chất lỏng phụ thuộc vào độ sâu của cột chất lỏng so với mặt thoáng.
H8.3: Vì hE < hC = hB <hD <hA
 Nên: pE <pC = pB <pD <pA
 3. Bài mới:
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập(3ph)
 G: Y/c HS quan sát H9.1.
 ? Đổ đầy nước vào cốc. Dốc ngược cốc xuống, nước có rơi xuống không? Tại sao?
H: Có. Vì nước có trọng lượng
? Nếu đặt 1 tấm giấy mỏng không thấm nước lên trên miệng cốc đầy nước, dốc ngược cốc xuống nước có rơi xuống không?
H: Dự đoán
G: Tiến hành làm thí nghiệm.
 Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Cái gì làm cho miếng bìa sát vào miệng cốc không cho nước chảy xuống? Bài mới.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự tồn tại của áp suất khí quyển (12ph)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Néi dung
GV: Y/c HS tự đọc thông tin ở mục I.
? Khí quyển là gì? khí quyển có gây ra áp suất lên TĐ và các vật trên TĐ không? Vì sao?
HS: trả lời như trong sgk – 32.
GV(TB): áp suất do lớp khí quyển tác dụng lên TĐ và mọi vật trên TĐ được gọi là ASKQ. Nhiều hiện tượng thực tế cho thấy sự tồn tại của ASKQ và AS này cũng có đặc điểm giống như AS chất lỏng là tác dụng lên vật theo mọi phương.
GV: Y/c HS tự đọc sgk tìm hiểu thí nghiệm H9.2 và 9.3.
? Mục đích của thí nghiệm 1 và 2 là gì?
HS: Kiểm nghiệm sự tồn tại của ASKQ.
GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm. Y/c các nhóm làm 2 thí nghiệm theo HD sgk; thảo luận trả lời C1, C2, C3.
GV: Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và trả lời từng câu.
 Có thể gợi ý:
 C1: Lúc đầu cả trong và ngoài hộp đều có không khí, tại sao hộp không bị bẹp? Khi hút bớt không khí trong hộp ra thì áp suất không khí trong hộp ntn so với áp suất không khí bên ngoài?
 C2: Tại miệng ống (phía dưới) nước chịu những áp suất nào? Chất lỏng không CĐ chứng tỏ điều gì?
 C3: Khi bỏ tay ra, nước ở miệng ống chịu những áp suất nào? Chất lỏng chảy ra chứng tỏ điều gì?
G: Qua thí nghiệm 1, 2 ta đã chứng minh có sự tồn tại của ASKQ, nhưng ta chưa hình dung được ASKQ có độ lớn như thế nào? thí nghiệm 3.
G: Y/c HS tự đọc thí nghiệm 3 (sgk – 33)
G: Mô tả lại thí nghiệm 3 và yêu cầu HS thảo luận trả lời C4. 
GV có thể đưa ra những câu hỏi gợi ý:
 ? Khi hút hết không khí trong quả cầu thì có nhận xét gì về 
áp suất bên trong quả cầu?
 ? So sánh áp suất bên trong và bên ngoài quả cầu?
 ? Từ các thí nghiệm trên em rút ra được kết luận gì?
HS: Chứng tỏ sự tồn tại của ASKQ , áp suất này rất lớn và 
cũng tác dụng lên vật theo mọi phương như AS chất lỏng.
? Liệu có thể dùng công thức p = d . h để tính độ lớn của
ASKQ hay không? Vì sao?
HS: Không. Vì chiều cao của khí quyển rất lớn do đó h không
thể xác định được chính xác. Mặt khác trọng lượng riêng của
không khí cũng thay đổi theo độ cao do đó d cũng không xác
định được chính xác.
GV(đvđ): Vậy làm thế nào để XĐ được độ lớn của áp suất khí
quyển? phần II.
I/ Sự tồn tại của áp suất khí quyển:
Thí nghiệm 1; 2:
 C1: Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp thì AS của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất không khí ở ngoài vỏ hộp chịu tác dụng của ASKK từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía.
C2: Không. Vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước trong ống.
C3: Nếu bỏ ngón tay bịt đầu ống ra thì nước chảy ra khỏi ống vì khi đó khí trong ống thông với khí quyển, áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước trong ống lớn hơn lớn hơn áp suất khí quyển bởi vậy nước chảy từ trong ống ra.
2. Thí nghiệm 3:
C4: Khi hút hết không khí ở bên trong quả cầu thì áp suất khí quyển trong quả cầu bằng 0. Do đó áp suất bên ngoài lớn hơn áp suất bên trong nên giữ cho hai nửa quả cầu không rời nhau.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ lớn của áp suất khí quyển (15ph)
GV: Y/c HS đọc thí nghiệm Tô-ri-xen-li tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm.GVtreo bảng phụ H9.5.
? Mô tả thí nghiệm Tô-ri-xen-li? (Y/c HS phải nêu rõ từng giai đoạn của thí nghiệm).
HS: + Đổ đầy Hg vào ống dài 1m.
 + Lấy tay bịt miệng ống rồi úp ngược cho miệng ống chìm trong 1 chậu Hg.
 + Buông ngón tay bịt miệng ống.
 Hiện tượng: Hg trong ống tụt xuống còn 76cm.
GV(lưu ý): Hg đứng cân bằng ở độ cao 76cm so với mặt thoáng của Hg trong chậu, phần trên mặt thoáng Hg trong ống là chân không.
GV: Y/c HS dựa vào thí nghiệm Tô-ri-xen-li vừa tìm hiểu thảo luận theo nhóm (bàn) trả lời C5, C6, C7.
GV: Y/c HS đọc chú ý sgk- 34
? Nếu nói ASKQ ở bãi biển Sầm Sơn vào khoảng 76 cmHg em hiểu nghĩa như thế nào?
HS: Nghĩa là ASKQ ở đó bằng áp suất ở đáy của cột Hg cao 76cm.
? Sơn La ở độ cao bao nhiêu m so với mực nước biển? Dựa vào bảng 9.1 (sgk – 35) hãy XĐ ASKQ ở Sơn La? Giải thích con số đó?
II/ Độ lớn của áp suất khí quyển:
1. Thí nghiệm Tô-ri-xen-li:
 H9.5 (sgk – 33)
2. Độ lớn của ASKQ:
C5: áp suất tác dụng lên điểm A và B bằng nhau vì 2 điểm này cùng nằm trên 1 mặt phẳng nằm ngang của chất lỏng.
C6: áp suất tác dụng lên A là ASKQ. áp suất tác dụng lên B là áp suất gây ra do trọng lượng của cột Hg cao 76cm.
C7: 
Tóm tắt: h = 76 cm = 0,76m
 d = 136 000 N/m3
 --------------------------
 P = ? (N/m2)
Giải: 
 áp suất do cột Hg tác dụng lên B là:
p = d . h = 136 000 . 0,76 = 103 360 N/m2
Mặt khác theo C5 và C6, suy ra độ lớn của áp suất khí quyển cũng bằng 103 360 N/m2.
* Chú ý: sgk - 34
 Hoạt động 4: Vận dụng (8ph)
GV: Y/c HS tự nghiên cứu các câu hỏi ở phần vận dụng và tự trả lời các câu hỏi đó.
GV: gọi cá nhân HS trả lời từng câu, HS khác nhận xét, bổ sung và GV kết luận.
Gợi ý:
C7: Tờ giấy chịu những áp suất nào? Tờ giấy không bị rơi chứng tỏ điều gì?
III/ Vận dụng:
C8: Tờ giấy phải chịu áp suất do trọng lượng của cột nước trong cốc từ phía trên và áp suất khí quyển tác dụng từ dưới lên. Tờ giấy không bị rơi là do trọng lượng của nước ở trên nhỏ hơn áp lực do ASKQ gây ra.
C9: - Bẻ 1 đầu ống tiêm nước không chảy ra. Nếu bẻ cả 2 đầu thì thuốc chảy ra dễ dàng.
Lỗ nhỏ trên nắp ấm trà 
C10: Nghĩa là không khí gây ra một áp suất bằng áp suất ở đáy của cột thủy ngân cao 76cm.
C11: Trong thí nghiệm Tô-ri-xen-li, giả sử không dùng thủy ngân mà dùng nước thì chiều cao của cột nước được tính:
 p = h . d h = 
 Vậy ống Tô-ri-xen-li phải dài ít nhất hơn 10,336m.
C12: Không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức: p = d . h
Vì độ cao của lớp khí quyển không thể xác định được chính xác và trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao (giảm dần).
4/ Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc bài, ghi nhớ. Đọc thêm “Có thể em chưa biết”
BTVN: 9.1 9.6 (SBT)
HD:
Ôn kĩ các bài từ Tiết 1 đến tiết 9 (ghi nhớ, câu trả lời các câu C trong mỗi bài, các bài tập trong SBT). Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
V/ Rót kinh nghiÖm

Tài liệu đính kèm:

  • docly 8 tiet 6 9 hay.doc