Giáo án môn Sinh học lớp 6 năm 2009 - Tiết 40: Hạt và các bộ phận của hạt

Giáo án môn Sinh học lớp 6 năm 2009 - Tiết 40: Hạt và các bộ phận của hạt

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh kể tên được các bộ phận của hạt.

- Phân biệt được hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.

- Biết cách nhận biết hạt trong thực tế.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh để rút ra kết luận.

- Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong đời sống.

3. Thái độ

- Biết cách lựa chọn và bảo quản hạt giống.

 

docx 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học lớp 6 năm 2009 - Tiết 40: Hạt và các bộ phận của hạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 40: Hạt và các bộ phận của hạt
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh kể tên được các bộ phận của hạt.
- Phân biệt được hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.
- Biết cách nhận biết hạt trong thực tế.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh để rút ra kết luận.
- Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong đời sống.
3. Thái độ
- Biết cách lựa chọn và bảo quản hạt giống.
II. PHƯƠNG TIệN DạY HọC
- Mẫu vật: 	+ Hạt đỗ đen ngâm trong nước 1 ngày.
	+ Hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3-4 ngày.
- Tranh câm về các bộ phận của hạt đỗ đen và hạt ngô.
- Kim mũi mác, lúp cầm tay.
III.TIếN TRìNH TIếT DạY
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Phân biệt quả khô và quả thịt?
- Phân biệt quả mọng và quả hạch?
3. Bài mới
Cây xanh có hoa đều do hạt phát triển thành. Vậy cấu tạo của hạt như thế nào? Các loại hạt có giống nhau không?
1- Các bộ phận của hạt
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn HS bóc vỏ hai loại hạt: ngô và đỗ đen.
Dùng lúp quan sát đối chiếu với hình 33.1 và hình 33.2, tìm đủ các bộ phận của hạt.
- Sau khi quan sát các nhóm ghi kết quả vào bảng SGK (trang 108) 
( GV lưu ý hướng dẫn các nhóm chưa bóc tách được) " cho HS điền vào tranh câm.
+ Hạt gồm những bộ phận nào?
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức về các bộ phận của hạt.
- Mỗi HS tự bóc tách 2 loại hạt.
- Tìm đủ các bộ phận của mỗi hạt như hình vẽ SGK (thân, rễ, lá, chồi mầm).
- HS làm vào bảng (trang 108).
- HS lên bảng điền trên tranh câm các bộ phận của mỗi hạt.
- HS phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu:
Tiểu kết:
- Hạt gồm:
	+ Vỏ
	 Lá mầm
	+ Phôi:	 Thân mầm
	 Chồi mầm
	 Rễ mầm
- Chất dinh dưỡng (lá mầm, phôi chũ).
2- Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Căn cứ vào bảng trang 108 đã làm ở mục 1, yêu cầu HS tìm những điểm giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ.
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 " tìm ra điểm khác nhau chủ yếu giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm để trả lời câu hỏi:
+ Hạt 2 lá mầm khác hạt 1 lá mầm ở điểm nào?
- GV chốt lại đặc điểm cơ bản phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm.
- Mỗi HS so sánh, phát hiện điểm giống và khác nhau giữa hai loại hạt " ghi vào vở bài tập.
- Đọc thông tin " tìm điểm khác nhau chủ yếu giữa hai loại đó là số lá mầm, vị trí chất dự trữ.
- HS báo cáo kết quả, lớp góp ý bổ sung.
- HS tự rút ra kiến thức.
Tiểu kết:
- Sự khác nhau chủ yếu của hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm là số lá mầm trong phôi.
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại: đặc điểm các bộ phận của hạt, hạt 2 lá mầm và 1 lá mầm.
- Đánh giá giờ.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trang 109.
- Chuẩn bị cho bài sau:
	+ Các loại quả: quả chò, quả ké, quả trinh nữ
	+ Hạt: hạt xà cừ.
Rút kinh nghiệm:........................................................................................
........................................................................................
........................................................................................
........................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiet 40.docx