Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6 đến 10 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Huy Quý

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6 đến 10 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Huy Quý

? Đọc tài liệu nhận xét Fms trượt suất hiện ở đâu

- Cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm đẩy cho miếng gỗ trượt trên mặt bàn.

? Mô tả hiện tượng xãy ra? Và giải thích?

? Vậy lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?

? Lấy ví dụ về sự xuất hiện lực ma sát trượt trong đời sống và trong kỹ thuật ?

- Cho học sinh làm thí nghiệm tác dụng vào xe lăn trên bàn.

? Xe lăn chậm dần rồi dừng lại, đã có lực nào tác dụng vào xe?

? Lực ma sát lăn sinh ra khi nào?

Y/c Hs trả lời cá nhân câu C2

- Hãy phân tích hình 6.1 và trả lời câu C3

- Y/C HS tiến hành TN trả lời C4 và C5

- Tìm ví dụ về ma sát lăn trong đời sống và kỹ thuật? I- Khi nào thì có lực ma sát trượt.

1/ Lực ma sát trượt.

- Trả lời các câu hỏi của GV

Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên mặt một vật khác.

- Lấy ví dụ về lực ma sát trượt

2/ Ma sát lăn.

- Làm TN theo nhóm

Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên mặt một vật khác.

Cường độ của lực ma sát trượt lớn hơn cường độ của lực ma sát lăn.

3/ Ma sát nghỉ.

Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không bị trượt khi bị lực khác tác dụng.

- Lấy ví vụ

 

doc 11 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6 đến 10 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Huy Quý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6:
Lực ma sát.
I- Mục tiêu: 
- Bước đầu nhận biết thêm một loại lực cơ học là lực ma sát, bước đầu phân biệt sự xuất hiện loại lực là lực ma sát, ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn. Đặc điểm của mỗi loại ma sát này.
- Làm thí nghiệm để phát hiện lực ma sát nghỉ.
- Kể và phân tích được một số hiện tượng về ma sát có lợi, ma sát có hại trong đời sống và trong kỹ thuật.
- Nêu được cách khắc phục làm giảm ma sát có tác hại, tăng ma sát có lợi trong từng trường hợp.
II- Chuẩn bị: 
1 lực kế, 1 miếng gỗ, 1 quả nặng, 1 xe lăn, tranh vẽ vòng bi.
III- Tổ chức dạy, học trên lớp.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập
1.Kkiểm tra bài cũ:
?1 Hãy nêu đặc điểm của hai lực cân bằng?. Chữa bài tập 5.1; 5.2; 5.4
?2 Quán tính là gì?. chữa bài tập 5.3; 5.5; 5.6
2. Tổ chức tình huống học tập:
Y/C HS đọc tình huống của SGK; Bánh xe bò ngày xưa có ổ trục, trục bằng gỗ nên kéo xe rất nặng.
Vậy trong các ổ trục từ xe bò đến các động cơ, máy móc đều có ổ bi, tra dầu mỡ. Vậy ổ bi, dầu, mỡ có tác dụng gì? Bài mới
Hoạt động 2: Nghiên cứu khi nào có lực ma sát? 
? Đọc tài liệu nhận xét Fms trượt suất hiện ở đâu
- Cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm đẩy cho miếng gỗ trượt trên mặt bàn.
? Mô tả hiện tượng xãy ra? Và giải thích? 
? Vậy lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?
? Lấy ví dụ về sự xuất hiện lực ma sát trượt trong đời sống và trong kỹ thuật ?
- Cho học sinh làm thí nghiệm tác dụng vào xe lăn trên bàn.
? Xe lăn chậm dần rồi dừng lại, đã có lực nào tác dụng vào xe?
? Lực ma sát lăn sinh ra khi nào?
Y/c Hs trả lời cá nhân câu C2
- Hãy phân tích hình 6.1 và trả lời câu C3
- Y/C HS tiến hành TN trả lời C4 và C5
- Tìm ví dụ về ma sát lăn trong đời sống và kỹ thuật?
I- Khi nào thì có lực ma sát trượt.
1/ Lực ma sát trượt.
- Trả lời các câu hỏi của GV
Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên mặt một vật khác.
- Lấy ví dụ về lực ma sát trượt
2/ Ma sát lăn.
- Làm TN theo nhóm
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên mặt một vật khác.
Cường độ của lực ma sát trượt lớn hơn cường độ của lực ma sát lăn.
3/ Ma sát nghỉ.
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không bị trượt khi bị lực khác tác dụng.
- Lấy ví vụ 
Hoạt động 3: Nghiên cứu lực ma sát trong đời sống và trong kĩ thuật
- Cho Hs làm C6
? Trong hình vễ 6.3 hãy mô tả tác hại của lực ma sát và nêu các tác hại đó. Biện pháp làm giảm ma sát đó là gì?
- Sau khi HS làm xong GV chốt lại tác hại của ma sát và cách làm giảm ma sát.
- Biện pháp tra dầu mỡ có thể làm giảm ma sát từ 8 đến 10 lần.
- Biện pháp 2 làm giảm từ 20 đến 30 lần.
- Cho HS làm C7
? Hãy quan sát hình 6.4 và cho biết Fms có tác dụng như thế nào? 
? Biện pháp làm tăng lụ ma sát? 
II- Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật.
1/ Ma sát có hại.
- Ma sát trượt giữa đĩa và xích làm mòn đĩa và xích: cách làm giảm: tra dầu mỡ bôi trơn xích và đĩa.
- Lực ma sát trượt của trục làm mòn trục và cản chuyển động quay của bánh xe: Cách làm giảm thay bằng trục quay có ổ bi.
- Lực ma sát trượt lớn nên khó đẩy, cách làm giảm: thay bằng ma sát lăn.
2/ Ma sát có thể có ích.
- Không có lực ma sát bảng trơn nhẵn quá không thể viết được: Cách làm giảm: Tăng độ nhám của bảng và phấn.
- Không có lực ma sát giữa mặt răng của ốc vít con ốc sẽ lỏng dần khi bị rung động:
Cách làm giảm: Làm các rãnh của ốc vít.
Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà
- Yêu cầu HS nghiên cứu C8
- Y/C HS đọc và trả lời câu C9.
III- Vận dụng:
Câu C8: Ma sát giữa chân và nền nhà nhỏ nên dễ bị trượt, ma sát này có lợi.
- Ma sát giữa lốp xe và mặt đường nhỏ nên dễ bị trượt, ma sát này có lợi.
Củng cố: Qua bài em ghi nhớ điều gì?
Dặn dò: Đọc thuộc phần ghi nhớ. Làm các bài tập trong SBT.
IV. Tự nhận xét sau tiết dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 14 tháng 10 năm 2007
Tiết 7: 
áp suất
I- Mục tiêu: 
- Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất.
- Viết công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Vận dụng được công thức tính áp suất để giải được các bài tập về áp lực, áp suất.
- Nêu được cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
II- Chuẩn bị:
* Mỗi nhóm HS:
- Một Chậu nhựa đựng bột mịn, ba thỏi kim loại giống nhau, hình vẽ 7.4.
III- Tổ chức dạy, học trên lớp.
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập (7 phút)
1/ Kiểm tra bài cũ:
?1 Lực ma sát sinh ra khi nào? Hãy biểu diễn lực ma sát khi một vật được kéo trên mặt đất chuyển động thẳng đều.
?2 Chữa bài 6.4	Fkéo
2/ Tổ chức tình huống học tập:
GV: Tại sao máy kéo nặng nề lại chạy bình thường trên nền đất mềm (H.7.1a), còn ô tô nhẹ hơn nhiều lại có thể bị lún bánh và sa lầy trên chính đoạn đường này (H.7.1b)? Bài mới
Hoạt động 2: Nghiên cứu áp lực là gì? (10 phút)
- Cho HS đọc thông báo cho bết áp lực là gì? Ví dụ
- Trả lời câu C1.
- Ha: Lực tác dụng của máy kéo tác dụng lên mặt đường.
- Hb: Cả hai lực.
? Tìm thêm ví dụ về áp lực.
I- áp lực là gì?
- áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
 F1 F2
- VD: Người đứng trên sàn nhà đã ép lên sàn nhà một lực F=P có phương vuông góc với sàn nhà
 F1=F2=P/2
- Lấy thêm thí dụ về áp lực
Hoạt động 3: Nghiên cứu áp suất (20 phút)
GV: Kết quả tác dụng của áp lực là độ lún xuống của vật.
- Các nhóm học sinh làm thí nghiệm hình 7.4 và ghi kết quả vào bảng 7.1
- Gọi đại diện các nhóm đọc kết quả.
- GV ghi vào bảng phụ. 
? So sánh độ lún trong trường hợp (1) và (2).
? Trong hai trường hợp đại lượng nào thay đổi, đại lượng nào cố định?
? Trong trường hợp 1 và 3 độ lún nào lớn hơn? Trong hai trường hợp này so sánh đại lượng p và S.
? Từ bảng 7.1 hãy so sánh và rút ra kết luận.
? Vậy Muốn tăng tác dụng của áp lực, phải có những biện pháp nào?
- Như vậy, tác dụng của áp lực phụ thuộc vào 2 yếu tố là áp lực F diện tích bị ép S Khái niệm áp suất
- Y/C HS đọc mục 2 và rút ra áp suất là gì?
- Độ lớn áp lực là F. Diện tích bị ép là S
- GV thông báo kí hiệu của áp suất là p 
áp suất được tính như thế nào?
? Đơn vị áp suất là gì?
II- áp suất:
1- Tác dụng của áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào?
áp lực F
Diện tích bị ép S
Độ lún (h)
F2 F1
S2 = S1
h2 h1
F2 = F1
S2 S1
h2 h1
- Trả lời các câu hỏi của GV
Tác dụng của áp suất càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
- Tăng F; giảm S; cả hai.
2 - Công thức tính áp suất.
* áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
 áp lực
áp suất = 
 Diện tích bị ép
* Công thức tính áp suất.
p = Trong đó: F là áp lực tác dụng.
S là diện tích mặt bị ép. p là áp suất.
Đơn vị áp suất thường dùng là: N/m2 gọi là Pa đọc là paxcan. 1 Pa = 1N/m2.
Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dãn về nhà (8 phút)
- Y/C HS làm việc cá nhân câu hỏi C4? 
? Lấy thêm ví dụ trong thực tế làm tăng áp suất, giảm áp suất.
- Yêu cầu HS làm vận dụng C5.
GV: Cho hs đọc và ghi tóm tắt đề.
Pxt = 34000N
Sxt = 1,5 m2 .
Pô= 20000N
Sô = 250 cm2 = 0.025 m2
III- Vận dụng.
C4: Dựa vào nguyên tắc áp suất càng lớn khi lực ép càng lớn, diện tích mặt bị ép càng nhỏ và ngược lại để làm giảm áp suất ta giảm áp lực và tăng diện tích bị ép. p = tăng áp lực
* Tăng áp suất giảm diện tích bị ép
* Giảm áp suất ngược lại.
Ví dụ: Lưỡi dao càng mỏng thì dao càng sắc. Vì dưới tác dụng của cùng một áp lực nếu diện tích bị ép càng nhỏ thì áp suất càng lớn, tác dụng của áp lực càng lớn.
C5:
áp suất tác dụng lên mặt đường của ô tô là: pô = .
áp xuất của xe tăng lên mặt đường là: 
px = 
Vì áp suất của xe tăng lên mặt đường nhỏ hơn áp xuất của ô tô lên mặt đường nên ô tô dễ bị lún.
Củng cố:	
? áp lực là gì?
? Thế nào là áp suất? Viết công thức tính áp xuất?
? Đơn vị thường dùng để tính áp xuất?
Hướng dẫn về nhà:
 	- Học phần ghi nhớ.
- Làm các bài tập trong SBT.
IV. Tự nhận xét sau tiết dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 23 tháng 11 năm 2007
Tiết 8: 
áp suất chất lỏng - bình thông nhau
I- Mục tiêu: 
- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp xuất trong lòng chất lỏng.
- Viết được công thức tính áp suất trong lòng chất lỏng, nêu được tên đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Vận dụng được công thức tính áp xuất trong lòng chất lỏng giải thích được một số bài tập đơn giản.
- Nêu được nguyên tắc bình thông nhau, dùng nguyên tắc đó để giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
II- Chuẩn bị: 
- Bình nhựa hình trụ có đáy cao xu, thành bìng có hai lỗ bịt màng cao su. Bình thông nhau, chậu thuỷ tinh hoặc nhựa trong.
III- Các bước tiến hành dạy học trên lớp.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống dọc tập ( phút)
1/ Kiểm tra bài cũ:
?1 áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất, nêu rõ các đại lượng có mặt trong công thứcvà đơn vị của các đại lượng đó?
?2 Nói 1 vật tác dụng lên sàn nhà một áp suất 1,7.104N/m2 em hiểu ý nghĩa con số đó như thế nào?. Chữa bài tập 7.5
2/ Tổ chức tình huống học tập:
- Tại sao khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn. Nừu người thợ lặn không mặc bộ áo lặn sẽ khó thở do tức ngực? Bài mới
Hoạt đông 2: Nghiên cứu sự tồn tại áp suất trong lòng chất lỏng
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 1, trả lời các câu hỏi C1
- HS trả lời câu C2.
? Các vật đặt trong lòng chất lỏng có chịu áp suất do chất lỏng gây ra không? 
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2 và nêu kết quả thí nghiệm.
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi C3 
- Qua 2thí nghiệm ta rút ra kết luận gì?
- GV kiểm tra 3 hS, thống nhất cả lớp, ghi vở.
I- Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
1/ Thí nghiệm 1: - HS Làm TN, quan sát hiện tượng trả lời câu C1: 
- Màng cao su biến dạng phồng ra chứng tỏ chất lỏng gây ra áp lực lên đáy bình, thành bình và gây ra áp suất tác dụng lên đáy bình và thành bình.
C2: Chất lỏng tác dụng áp suất không theo một phương như chất rắn mà gây ra áp suất lên mọi phương.
2/ Thí nghiệm 2: - HS làm thí nghiệm.
- Kết quả thí nghiệm: Đĩa D trong nước không rời hình trụ.
- HS điền vào chỗ trống hoàn thành kết luận C4
3) Kết luận:
Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.
Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng
- Y?C HS tự lập luận để chứng minh công thức.
? Biểu thức tính áp suất?
? áp lực F = ?
? p = ?
? Giải thích các đại lượng trong biểu thức? .A .B .C
? So sánh pA, pB, pC?
? Giải thích và nhận xét?
II- Công thức tính áp suất:
p = F = P = = p = d.h
p là áp suất ở đáy cột chất lỏng, 
d là trọng lượng riêng của cột chất lỏng, h là chiều cao của cột chất lỏng.
p: tính bằng đơn vị Pa; d: tính bằng đơn vị N/m3; h: tính bằng đơn vị m; 
pA=pB=pC
* Chất lỏng đứng yên có áp suất gây ra tại các điểm trong chất lỏng ở cùng độ sâu luôn luôn bằng nhau.
Hoạt động 4: Nghiên cứu bình thông nhau
- Yêu cầu HS đọc C5 và nêu dự đoán của mình
- GV gợi ý: Lớp nước ở đáy bình D sẽ chuyển động khi nước chuyển động.
? Lớp nước D chịu những áp suất nào?
? So sánh pA và pB?
Tương tự yêu cầu HS chứng minh trường hợp b và c
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 3
? Rút ra kết luận.
III- Bình thông nhau	A B	 
C5:Trường hợp a: 
- D chịu áp suất: 
pA = dhA hB	hA
vàpB=dhB; hA >hB pA>pB
Lớp nước D sẽ 	D
chuyển động từ nhánh A sang nhánh B.
- Trường hợp b tương tự
- Trường hợp c:
- hA = hB pA= pB Chất lỏng đứng yên
Kết luận:
Trong bình thông nhau chứa cùng chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở các nhánh luôn có cùng một độ cao.
Hoạt động 5: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà
- HS trả lời C6.
- h lớn tới hàng nghìn métp chất lỏng rất lớn.
- Yêu cầu HS tóm tắt đề bài.
- Gọi HS lên chữa bài
- GV nhận xét và chuẩn lại cách trình bày của HS
- Yêu cầu cá nhân hS hoàn thành C9.
III. Vận dụng
C6: Vì khi lặn sâu xuống biển, áp suất do nước biển gây nên lên tới hàng nghìn N/m2. Nếu người thợ lặn không mặc áo lặn chịu áp suất lớn thì con người không thể chịu được áp suất này.
C7: h1= 1.2m; h2= 1.2m-0.4m = 0.8m
 p1=?; P2=?
áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng là: p1 = dh1 = 10000. 1,2 = 12000N/m2.
áp suất của nước tác dụng lên điển cách đáy thùng 0,4 m là: p2=dh2=10000.0,8= 8000N/m2.
C9: Dựa vào nguyên tắc bình thông nhau, mực chất lỏng trong bình kín luôn bằng mực chất lỏng mà ta thấy ở phần trong suốt, nên thiết bị này còn gọi là ống đo mực chất lỏng.
Củng cố:
? Chất lỏng gây ra áp suất có giống chất rắn không?
? Viết công thức tính áp suất trong chất lỏng, nêu ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức, đơn vị đo của các đại lượng đó?
? Chất lỏng đứng yên trong bình thông nhau khi có điều kiện gì? Nếu bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng thì mực chất lỏng của chúng như thế nào?
Hướng dẫn về nhà:
- Các bài tập trong SBT; Đọc phần “có thể em chưa biết”
IV. Tự nhận xét sau tiết dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 27 tháng 10 năm 2007
Tiết 9: 
áp suất khí quyển
I- Mục tiêu: 
- Giải thích được sự tồn tại lớp khí quyển, áp suất khí quyển.
- Giải thích được thí nghiệm Tô - ri - xe - li và một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
- Hiểu vì sao độ lớn của áp suất khí quyển thường tính theo chiều cao của cột thuỷ ngân và biết cách đổi từ đơn vị mmHg sang đơn vị N/m2.
II- Chuẩn bị: 
- ống thuỷ tinh dài 10 - 15 cm, tiết diện 2- 3 mm, cốc nước màu, hai miếng hút cao xu, tranh vẽ hình 9.5.
III- Tổ chức cho học sinh tiếp nhận kiến thức mới:
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập
1/ Kiểm tra bài cũ:
? Viết công thức tính áp suất trong chất lỏng, nêu ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức, đơn vị đo của các đại lượng đó?
? Nêu nguyên lý bình thông nhau?
2/ Tổ chức tình huống học tập:
Như SGK
Hoạt độn 2: Nghiên cứu sự tồn tại của áp suất khí quyển
HS: Đọc thông tin phần I.
GV: Thông báo về sự tồn tại của áp suất khí quyển.
GV: Cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm chứng minh và nêu các câu hỏi giải thích.
H: Tại sao hộp lại bị bẹp về nhiều phía?
I- Sự tồn tại của áp suất khí quyển.
Do không khí có trọng lợng nên không khí tác dụng lên trái đát và mọi vật trên trái đất một áp suất theo mọi phơng.
Hoạt động 3: Đo độ lớn của áp suất khí quyển
H: Tại sao cột chất lỏng không bị tụt xuống?
H: Tại sao khi thả tay cột chất lỏng lại tụt xuống?
GV: Hớng dẫn các nhóm làm thí nghiệm 3.
GV:Đưa hình vẽ trình bày thí nghiệm Tô - ri - xe - li.
H: áp xuất tác dụng lên A và tác dụng lên B có bằng nhau không? vì sao?
H: áp suất tại A là áp suất nào? áp suất tại B là áp suất nào?
GV: Đưa ra kết luận.
II - Độ lớn của áp suất khí quyển.
1- Thí nghiệm Tô - ri - xe - li.
2- Độ lớn của áp suất khí quyển.
PA = PB vì hai điểm này cùng ở trên mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng.
PA là áp suất khí quyển.
PB là áp suất gây ra do cột thuỷ ngân cao 76 cm.
áp suất tại B là: PB =dh = 136000.0,76 = 103360 N/m2.
Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà
C8:
? Tờ giấy chụi áp suất nào?
- Yêu cầu HS trả lời C10 và C11
? Có xác định được độ cao của khí quyển không?
? trọng lượng riêng của chất lỏng có thay đổi theo độ cao không?
III -Vận dụng.
C8: áp suất khí quyển tác dụng vào tờ giấy từ dưới lên lớn hơn áp suất của cột chất lỏng gây ra nên tờ giấy không bị rơi.
C10: Nói áp suất khí quyển bằng 76 cm Hg có nghĩa là không khí gây ra áp suất bằng áp suất gây ra bởi cột thuỷ ngân cao 76cm.
áp suất này bằng: 103360 N/m2.
Câu C11: Trong thí nghiệm Tô - ri - xe - li.
Nếu dùng nước thì cột nước cao là: h = 
C12: Vì độ cao cột không khí không xác định một cách chính xác và trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao.
Củng cố: 
? Tại sao mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển?
? Tại sao đo po= pHg trong ống?
? Đọc phần ghi nhớ.
Hướng dẫn về nhà: 
- Làm câu C9 và bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết.
IV. Tự nhận xét sau tiết dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 04 tháng 11 năm 2007
Tiết 10: 
Kiểm tra 1 tiết
I - Đề bài
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1- Vật chỉ chịu tác dụng của cặp lực nào sau đây thì đang đứng yên vẫn tiếp tục đứng yên?
A- Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
B- Hai lực cùng cùng phương, ngược chiều.
C- Hai lực cùng cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
D- Hai lực cùng đặt lên một vật cùng cường độ, phương cùng nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau.
2 - Hiện tượng nào dưới đây là do áp suất khí quyển gây ra.
A - Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước lại phồng lên như cũ.
B - Săm xe đạp bơn căng để ngoài trời nắng dễ bị nổ.
C - Dùng ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
D - Thổi hơi vào quả bóng bay quả bóng phồng lên.
3 - Muốn làm tăng (giảm) áp suất trong các cách sau, cách nào không đúng.
A- Muốn làm tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
B- Muốn làm tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
C- Muốn làm giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
D- Muốn làm giảm áp suất thì tăng diện tích bị ép.
Câu 2: 
Một bao gạo nặng 60kg đặt lên một cái ghế 4 chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúc của mỗi chân ghế với mặt đất là 8cm2. Tính áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất.
II - Đáp án và biểu điểm.
Câu 1:
1- Chọn đúng phương án d cho 2 điểm, ngoài phương án d chọn thêm một phương án sai khác trừ 0,5 điểm.
2- Chọn đúng phương án c cho 2 điểm, ngoài phương án c chọn thêm một phương án sai khác trừ 0,5 điểm.
3- Chọn đúng phương án b cho 2 điểm, ngoài phương án b chọn thêm một phương án sai khác trừ 0,5 điểm.
Câu 2: 4 điểm.
+ Tính được khối lượng cả gạo và ghế (1điểm).
 60 + 4 = 64 kg.
+ Tính được áp lực của cả gạo và ghế tác dụng lên mặt sàn (1điểm).
 F = P = 64.10 = 640N.
+ Tính được diện tích tiếp xúc (mặt bị ép) (1điểm).
 S = 8.4 = 32cm2.
+ Tính được áp suất (1điểm)..
Nếu học sinh tính ra đơn vị N/cm2 đúng cũng cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • doc6 LUC MA SAT.doc