Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2010-2011 - Phạm Huy Thành

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2010-2011 - Phạm Huy Thành

- ĐVĐ: Khi một vật trượt và lăn trên bề mặt của vật khác thì sinh ra lực ma sát trượt và lực ma sát lăn, vậy khi một vật đứng yên trên bề mặt của vật khác thì có lực ma sát không? Để tìm hiểu vấn đề trên ta vào mục 3.

- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 3. SGK

- GV giới thiệu đồ dùng thí nghiệm và hướng dẫn HS cách làm.

- GV làm thí nghiệm mẫu, hướng dẫn HS cách quan sát chỉ số trên lực kế.

- Yêu cầu HS làm thí nghiệm và trả lời C4.

- GV thông báo lực cân bằng với lực kéo ở thí nghiệm gọi là lực ma sát nghỉ.

? Vậy lực ma sát nghi có tác dụng gì?

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2010-2011 - Phạm Huy Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 4/10/2010 Ngày giảng: 9/10/2010 
 Tiết 6. Bài 6. LựC MA SáT
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết các loại lực ma sát và nêu được ví dụ về lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ.
2. Kỹ năng:
- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kỹ thuật.
3. Thái độ:
- Trung thực, cẩn thận. chính xác, hợp tác trong hoạt động nhóm.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 6.1, 6.3, 6.4 SGK- T21, 22, 23.
- Một ván gỗ mỏng, SGK.
- Bảng phụ C8 SGK- T 23.
- Bút dạ, phấn màu.
Dự kiến nội dung ghi bảng
I. Khi nào có lực ma sát:
1. Lực ma sát trượt:
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
C1. Em bé trượt cầu trượt, khi xoa hai lòng bàn tay trượt lên nhau.
2. Lực ma sát lăn:
- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
C2. Lăn hòn đá, lăn khúc gỗ tròn, bánh xe lăn trên mặt đường
C3. Hình 6.1a: Ma sát trượt.
 Hình 6.1b: Ma sát lăn.
 + Cường độ lực ma sát trượt lớn gấp nhiều lần lực ma sát lăn.
3. Lực ma sát nghỉ:
C4. Tại vì mặt bàn tác dụng lực lên vật nặng ngăn cản chuyển động của vật nặng.
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
C5. Quyển sách nằm im trên mặt bàn, quả bóng nằm im trên mặt cỏ
II. Lực ma sát có thể có hại:
1. Lực ma sát có thể có hại:
C6. Hình 6.3a: Làm mòn xích xe đạp – tra dầu mỡ bôi trơn.
 Hình 6.3b: Làm mòn trục ổ bi - tra dầu mỡ bôi trơn.
 Hình 6.3c: Gây lực cản lớn – làm bánh xe.
2. Lực ma sát có thể có ích:
C7. Không viết được bảng, không xiết được ốc không đánh được diêm, không phanh được 
 xe.
III. Vận dụng:
C8.
C9.ổ bi có tác dụng giảm ma sát do thay ma sát trượt bằng ma sát lăn của các viên bi.
2. Học sinh:
* Mỗi nhóm:
+ 1 lực kế.
+ 1 quả nặng.
+ 1 miếng gỗ.
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
HĐHS
Trợ giúp của giáo viên
- HS: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
? Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào?
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
HĐHS
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1. Đặt vấn đề (2’)
- HS lắng nghe
- GV giới thiệu như SGK.
Hoạt Động 2. Tìm hiểu về lực ma sát (25’)
- HS đọc thông tin mục 1.SGK.
- HS quan sát thí nghiệm và lắng nghe.
- HS: Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
- HS: C1. Em bé trượt cầu trượt, khi xoa hai lòng bàn tay trượt lên nhau.
- HS đọc thông tin mục 2.SGK.
- HS: Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
- HS: Lăn hòn đá, lăn khúc gỗ tròn, bánh xe lăn trên mặt đường
- HS: Hình 6.1a: Ma sát trượt.
 Hình 6.1b: Ma sát lăn.
 + Cường độ lực ma sát trượt lớn gấp 
 nhiều lần lực ma sát lăn.
- HS đọc thông tin mục 3.SGK.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS tiến hành thí nghiệm và trả lời: Tại vì mặt bàn tác dụng lực lên vật nặng ngăn cản chuyển động của vật nặng.
- HS: Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
- HS: Quyển sách nằm im trên mặt bàn, quả bóng nằm im trên mặt cỏ
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1. SGK. Chốt lại “ Lực sinh ra do má phanh ép lên vành bánh xe ngăn cản chuyển động của vành được gọi là lực ma sát trượt.”
- GV giới thiệu đồ dùng thí nghiệm và làm thí nghiệm minh họa( chỉ rõ khi quyển sách trượt trên bề mặt tấm ván thì sinh ra lực ma sát trượt).
- GV nhấn mạnh khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác thì sinh ra lực ma sát trượt.
? Vậy lực ma sát trượt sinh ra khi nào?
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C1.
- ĐVĐ: Khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác thì sinh ra lực ma sát trượt, vậy Khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác thì sinh ra lực ma sát gì?Để tìm hiểu vấn đề trên ta vào mục 2.
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2. SGK.
- GV nhấn mạnh “Lực do mặt bàn tác dụng lên hòn bi ngăn cản chuyển động lăn của hòn gọi là lực ma sát lăn.
? Vậy lực ma sát lăn sinh ra khi nào?
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C2.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C3.
- ĐVĐ: Khi một vật trượt và lăn trên bề mặt của vật khác thì sinh ra lực ma sát trượt và lực ma sát lăn, vậy khi một vật đứng yên trên bề mặt của vật khác thì có lực ma sát không? Để tìm hiểu vấn đề trên ta vào mục 3.
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 3. SGK
- GV giới thiệu đồ dùng thí nghiệm và hướng dẫn HS cách làm. 
- GV làm thí nghiệm mẫu, hướng dẫn HS cách quan sát chỉ số trên lực kế.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm và trả lời C4.
- GV thông báo lực cân bằng với lực kéo ở thí nghiệm gọi là lực ma sát nghỉ.
? Vậy lực ma sát nghi có tác dụng gì?
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C5.
Hoạt Động 3. Tìm hiểu về lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật (7’)
- HS đọc và suy nghĩ trả lời: Hình 6.3a:Làm mòn xích xe đạp – tra dầu mỡ bôi trơn.
 Hình 6.3b: Làm mòn trục ổ bi - tra dầu mỡ
 bôi trơn.
 Hình 6.3c: Gây lực cản lớn – làm bánh xe.
- HS đọc và suy nghĩ trả lời: Không viết được bảng, không xiết được ốc không đánh được diêm, không phanh được xe.
- HS: Có 3 loại lực ma sát là ma sát trượt, ma sát lăn và ma sát nghỉ.
- ĐVĐ GV giới thiệu lực ma sát co thể có hại có thể có ích. Khi nào lực ma sát có hại chúng ta tìm hiểu mục 1.SGK.
- Cho HS đọc C6 GV treo bảng phụ.
- ĐVĐ vậy khi nào lực ma sát có ích chúng ta tìm hiểu mục 2.SGK.
- Cho HS đọc C7 GV treo bảng phụ.
- GV chốt lại kiến thức:
? Có mấy loại lực ma sát?
Hoạt Động 4: Vận dụng (7’)
- HS đọc và suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời: làm giảm lực ma sát.
- HS lắng nghe suy nghĩ liên hệ thực tế.
- GV treo bảng phụ C8.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời.
? ổ bi có tác dụng gì?
- GV giải thích ý nghĩ của việc phát minh ra ổ bi: Nhờ sử dụng ổ bi đã giảm được lực cản lên các vật chuyển động khiến cho các máy móc hoạt động dễ dàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
Hoạt Động 5: Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học thuộc phần ghi nhớ, đọc “có thể em chưa biết” SGK- T 24.
- Làm bài tập 6.1, 6.2, 6.3 SBT- T11.
- Đọc trước Bài 7. áp Suất.

Tài liệu đính kèm:

  • docthi xet tap su.doc