Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 5: Cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Huy Quý

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 5: Cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Huy Quý

GV: Từ các câu hỏi 2 bài cũ cho học sinh nhận xét độ lớn, phương, chiều của hai lực cân bằng,

GV: Cho học sinh nhắc lại tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang đứng yên.

? Dự đoán tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động?

GV: Cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm với máy A Tút, và trả lời câu hỏi C2; C3; C4 và C5

? Qua thí nghiệm em rút ra kết luận gì? ? Dưới tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động vât như thế nào? I - Lực cân bằng.

1/ Hai lực cân bằng là gì ?

- Hai lực cân bằng là hai lực có cùng độ lớn, phương cùng nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau.

2/ Tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động.

a- Dự đoán.

b- Thí nghiệm kiểm tra.

 C2: Chịu hai lực cân bằng.

 C3: Trọng lực P > T lực căng dây.

 C4: Trọng lực P, lực căng T.

 C5: Bảng 5.1 SGK/ 19

c- Kết luận:

Dưới tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động vẫn cứ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 5: Cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Huy Quý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5: 
Cân bằng lực - Quán tính
I - Mục tiêu: 
- Nêu được một số thí dụ về hai lực cân bằng, nhận biết được đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thị hai lực cân bằng bằng vec tơ lực.
- Từ dự đoán về tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định: " Vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vẫn chuyển động thẳng đều" 
- Nêu được một số ví dụ về quán tính, giải thích được hiện tượng quán tính.
II - Chuẩn bị: 
- Xe lăn, búp bê, máy A tút.
III - Tổ chức dạy - học trên lớp.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập
1. Kiểm tra bài cũ: 
?1 Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào? Chữa BT 4.4 SBT.
?2 Tại sao nói lực là bđại lượng vec tơ? Mô tả cách biểu diễn lực bằng vec tơ lực?
?3 Biểu diễn các véc tơ lực của các lực tác dụng lên quả cầu có trọng lượng 5N treo trên sợi chỉ tơ tỷ xích tuỳ chọn.
2. Tổ chức tình huống học tập
Như SGK
Hoạt động 2: Nghiên cứu lực cân bằng
GV: Từ các câu hỏi 2 bài cũ cho học sinh nhận xét độ lớn, phương, chiều của hai lực cân bằng,
GV: Cho học sinh nhắc lại tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang đứng yên.
? Dự đoán tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động?
GV: Cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm với máy A Tút, và trả lời câu hỏi C2; C3; C4 và C5
? Qua thí nghiệm em rút ra kết luận gì? ? Dưới tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động vât như thế nào?
I - Lực cân bằng.
1/ Hai lực cân bằng là gì ?
- Hai lực cân bằng là hai lực có cùng độ lớn, phương cùng nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau.
2/ Tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động.
a- Dự đoán.
b- Thí nghiệm kiểm tra.
 C2: Chịu hai lực cân bằng.
 C3: Trọng lực P > T lực căng dây.
 C4: Trọng lực P, lực căng T.
 C5: Bảng 5.1 SGK/ 19
c- Kết luận: 
Dưới tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động vẫn cứ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Hoạt động 3: Nghiên cứu quán tính là gì?
Yêu cầu HS đọc nhận xét và nêu thí dụ chứng minh nhận xét đó.
- GV thông báo: 
M lớn quán tính lớn khó thay đổi vận tốc 
II - Quán tính.
1- Nhận xét: Mọi vật đều không thay đổi vận tốc một cách đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.
Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - hướng dẫn về nhà
? Trả lời câu C6 làm thí nghiệm chứng minh.
? Trả lời câu C7 làm thí nghiệm chứng minh.
HS: Đọc và trả lời câu C8.
III. Vận dụng: 
Câu C6: Búp bê ngã về phía sau vì chân búp bê chuyển động theo xe nhưng thân chưa kịp chuyển động theo nên ngã về phía sau.
Câu C7: Búp bê ngã về phía trước vì chân búp bê không chuyển động theo xe nhưng thân vẫn chuyển động theo nên ngã về phía sau.
Câu C8: .
Củng cố dặn dò:
- Hai lực cân bằng là 2 lực có đặc điểm như thế nào?
- Vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào?
- Vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào?
 	- Vì sao mọi vật không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột được?
	- Giải thích một số hiện tượng chuyển động theo quán tính/
Dặn dò:
- Học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập SBT.
- Đọc mục “Có thể em chưa biết”
- Đọc trước bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doc5 quan tinh.doc