Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 37: Ôn tập - Năm học 2009-2010 - Phan Ngọc Lan

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 37: Ôn tập - Năm học 2009-2010 - Phan Ngọc Lan

Trả lời:- Trong quá trình cơ học, đông năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị: Jun ( J )

Câu 2 : Trả lời: Giải thích đúng nồi, xoong thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sứ ?

- Nồi, xoong thường làm bằng kim loại là vì kim loại dẫn nhiệt tốt.

- Bát, đĩa thường làm bằng sứ là vì sứ dẫn nhiệt kém.

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 37: Ôn tập - Năm học 2009-2010 - Phan Ngọc Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 37 Tiết 37 Kế họach bài học
Ngày soạn : 14/5/2009 § ÔN TẬP
 I / Mục tiêu : -củng cố các kiến thức trong chương II nhiệt học.
 - Rèn luyện kĩ năng tính toán , giải các bài toán đơn giản ở SGK, SBT
 - Tính cẩn thận , chính xác 
 II / Phương tiện:
 GV: chuẩn bị các câu hỏi ,và bài tập
 HS : sgk. Sbt
 Phương pháp : nêu và giải quyết vấn đề
 III / Bài mới :
 1/ Oån định lớp : ( 1ph)
 2/ Kiểm tra bài củ : ( thông qua tiết ôn tập )
 3 / Tổ chức ôn tập: 
HĐ 1: Trả lời các câu hỏi ( 15ph)
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Câu 1 : Trình bày định luật bảo toàn cơ năng? nhiệt lượng là gì? đơn vị nhiệt lượng? 
 Câu 2 : Tại sao Nồi, Xoong thường làm bằng kim loại còn Bát, Đĩa thường làm bằng sứ ?
 - HS1 : trả lởi 
-HS 2 : trả lời
Trả lời:- Trong quá trình cơ học, đông năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn. 
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị: Jun ( J ) 
Câu 2 : Trả lời: Giải thích đúng nồi, xoong thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sứ ? 
- Nồi, xoong thường làm bằng kim loại là vì kim loại dẫn nhiệt tốt. 
- Bát, đĩa thường làm bằng sứ là vì sứ dẫn nhiệt kém. 
HĐ 2: Bài tập: (20ph)
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
 Câu 3 : Một con ngựa kéo một chiếc xe với một lực không đổi bằng 80N và đi được quãng đường 
4,5km trong 0,5 giờ. Tính công và công suất trung bình của ngựa . 
 Câu 4. Một học sinh thả 300g chì ở 1000C vào 250g nước ở nhiệt độ 58,50C làm cho nước nóng lên tới nhiệt độ 600C.
	a/ Hỏi nhiệt độ của chì sau khi nó cân bằng là bao nhiêu?
	b/ Tính nhiệt lượng mà nước thu vào.
	c/ Tính nhiệt dung riêng của chì.
d/ So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và ghi 
-HS1: đứng tại chỗ tóm tắt 
-HS2: lên bảng trình bày lời giải 
-HS3: đứng tại chỗ tóm tắt 
-HS4:lên bảng trình bày lời giải 
3/ Công của ngựa thực hiện được là:ø
A = F . S = 80 . 4500 = 360000(J)
Công suất của ngựathực hiện được là
P = A/t = 360.000/1.800 = 200(w)
Vậy:	 Công của ngựa la:ø 360000(J)
 Công suất của ngựa là :200(w)
4/ a/ Nhiệt độ cuối cùng của chì là nhiệt độ cuối cùng của nước, nghĩa là bằng 600 C
	b/ Nhiệt lượng nước thu vào là: Q =m1c1(t2- t1) = 4190.0,25.(60-58,5)=1571,25J
	c/ Nhiệt lượng trên là do chì tỏa ra, do đó có thể tính nhiệt dung riêng của chì như sau:
	c = = 130,93J/kg.K
	d/ Chỉ gần bằng, vì bỏ qua nhiệt lượng truyền ra ngoài mọi trường xung quanh
4/ c ủng cố : (5ph)
 Hãy khoanh tròn đáp án đứng trước câu trả lời đúng: 
C©u 1 : 
Chất dẫn nhiệt tốt nhất là:
A.
Kim loại và chất khí B. Kim loại và chất lỏng C. Kim loại D. Chất lỏng và chất khí
C©u 2 : 
Qúa trình rơi của qủa bóng năng lượng nào giảm?
A.
Động năng
B.
Nhiệt năng
C.
Cơ năng
D.
Thế năng
C©u 3 : 
Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra ở chất nào?
A.
Chỉ ở chất rắn B. Chỉ ở chất lỏng C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí D. Chỉ ở chất khí
C©u 4: 
Các nguyên tử , phân tử chuyển động :
A.
Không ngừng
B.
Nhanh dần
C.
Chậm dần
D.
Đứng yên
 5/ Dặn dò : ( 4ph)
 -Xem lại các vở ghi và sgk các bài tập đã được giải 
 - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kỳ II
RÚT KINH NGHIỆM:
BỔSUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • docVL8tiet 37.doc