Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 2, Bài 2: Vận tốc - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 2, Bài 2: Vận tốc - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong

- Chuyển động cơ học là gì? Một vật như thế nào thì được gọi là chuyển động, đứng yên. Lấy ví dụ trong đó nói rõ vật làm mốc?

- Quan sát hình 2.1 cho biết các vận động viên và đường đua yếu tố nào là giống nhau và khác nhau. Dựa vào yếu tố nào em có thể kết luận được vận động viên nào chạy nhanh hơn chậm hơn?

Để xác đinh chuyển động nhanh hay chậm chúng ta cùng xét bài “Vận tốc”

HS: Phát biểu.

Học sinh nghe giảng.

Hoạt động 2

Nghiên cứu khái niệm vận tốc (15 phút)

Giáo viên yêu cầu học sinh điền vào bảng 2.1 điền vào cột 4,5.

Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm C1, C2 giáo viên có thể yêu cầu một số nhóm trả lời cách làm.

- Quãng đường đi trong 1s gọi là gì?

Giáo viên cho học sinh phát biểu lại và ghi vở.

Giáo viên yêu cầu học sinh làm C3 I.Vận tốc là gì?

Học sinh thảo luận nhóm, nhóm trưởng các nhóm trả lời

HS phát biểu: Quãng đường đi trong một giây gọi là vận tốc

Học sinh làm C3 và phát biểu

- Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.

- Độ lớn của vận tốc được tính bằng mét trong một đơn vị thời gian

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 2, Bài 2: Vận tốc - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2	BÀI 2: VẬN TỐC
A- MỤC TIÊU:
So sánh quãng đường chuyển động trong 1 giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
Nắm được công thức tính vận tốc và ý nghĩa khái niệm vận tốc. Đơn vị chính của vận tốc và cách đổi đơn vị.
Vận dụng công thức tính vận tốc vào giải toán.
B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên: Tranh vẽ 2.2.
Học sinh: Ôn lại bài chuyển động cơ học.
C- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1 
 Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập(4 phút)
Giáo viên nêu yêu cầu
- Chuyển động cơ học là gì? Một vật như thế nào thì được gọi là chuyển động, đứng yên. Lấy ví dụ trong đó nói rõ vật làm mốc?
- Quan sát hình 2.1 cho biết các vận động viên và đường đua yếu tố nào là giống nhau và khác nhau. Dựa vào yếu tố nào em có thể kết luận được vận động viên nào chạy nhanh hơn chậm hơn?
Để xác đinh chuyển động nhanh hay chậm chúng ta cùng xét bài “Vận tốc”
HS: Phát biểu.
Học sinh nghe giảng.
Hoạt động 2 
Nghiên cứu khái niệm vận tốc (15 phút) 
Giáo viên yêu cầu học sinh điền vào bảng 2.1 điền vào cột 4,5.
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm C1, C2 giáo viên có thể yêu cầu một số nhóm trả lời cách làm.
- Quãng đường đi trong 1s gọi là gì?
Giáo viên cho học sinh phát biểu lại và ghi vở.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm C3 
I.Vận tốc là gì?
Học sinh thảo luận nhóm, nhóm trưởng các nhóm trả lời
HS phát biểu: Quãng đường đi trong một giây gọi là vận tốc
Học sinh làm C3 và phát biểu
- Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
- Độ lớn của vận tốc được tính bằng mét trong một đơn vị thời gian
Hoạt động 3 
Xây dựng công thức tính vận tốc (3 phút) 
Trong môn toán học sinh đã được học công thức tính vận tốc nên cho học sinh phát biểu công thức.
Giáo viên nhấn mạnh đơn vị các đại lượng và ý nghĩa của vận tốc.
Trình bày một công thức tính một đại lượng nào đó GV chú ý cho học sinh phải biết giới thiệu các đại lượng và điều kiện các đại lượng.
 Công thức : 
Trong đó:	s là quãng đường 
	t là thời gian 
	v là vận tốc 
Hoạt động 4 
Đơn vị vận tốc (8 phút)
Giáo viên lưu ý: Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị tính quãng đường và đơn vị tính thời gian đi hết quãng đường đó.
- Đơn vị chính là m/s
Giáo viên yêu cầu học sinh làm C4 
Lưu ý cho học sinh đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h
GV hướng dẫn học sinh cách đổi.
 , 
Giáo viên yêu ví dụ đổi 3m/s về đơn vị km/h 
Giáo viên giới thiệu dụng cụ đo vận tốc, thêm nguyên lí hoạt động và cách đọc tốc kế
HS nghe giảng
HS làm C4 rồi phát biểu
Học sinh làm C5, làm xong phát biểu trả lời kết quả
HS chú ý nghe.
Hoạt động 5: Vận dụng (14 phút) 
Giáo viên yêu cầu học sinh làm C5 
 Để so sánh được các em đổi về cùng đơn vị vận tốc.
Có thể cho một nửa lớp đổi ra đơn vị km/h và nửa lớp đổi ra đơn vị m/s.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm C6 
Yêu cầu học sinh tóm tắt giáo viên ghi bảng
t = 1,5h
s=81km
v1=? (km/h)
v2 = ? (m/s)
Tương tự cho học sinh tự tóm tắt câu C7, cho cả lớp làm rồi gọi 2 HS lên bảng làm C6, C7
Câu C8 học sinh tự làm vào vở
Học sinh làm C5, làm xong phát biểu trả lời kết quả
Vậy tầu hỏa và ô tô chạy bằng nhau và nhanh hơn người đi xe đạp
HS tóm tắt
áp dụng công thức: 
C7:
t = 40’ = h = h
v = 12 km/h
s = ?
áp dụng công thức: Þ s = v.t
Thay vào: s = 12 (km/h) ´ (h) = 8 km/h
Hoạt động 6 
Củng cố – Hướng dẫn học ở nhà (4 phút) 
- Độ lớn vận tốc cho biết điều gì?
- Công thức vận tốc?
- Đơn vị của vận tốc chuẩn là gì? đơn vị thường dùng là gì?
Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Học thuộc công thức tính vận tốc giải thích ý nghĩa các đại lượng.
- Học thuộc cách đổi đơn vị vận tốc.
- Đọc phần có thể em chưa biết
- Làm bài tập trong SBT
HS phát biểu
Học sinh ghi nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 2.doc