A. TRẮC NGHIỆM: (5đ)
I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. (2đ)
1) Thả một quả bóng rơi từ trên cao xuống mặt đất, thế năng và động năng của quả bóng thay đổi như thế nào?
a. Thế năng giảm dần, động năng tăng dần
b. Thế năng tăng dần, động năng giảm dần
c. Thế năng và động năng đều bằng nhau
d. Thế năng và động năng đều tăng dần
2) Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng mấy cách:
a. Một cách b. Hai cách c. Ba cách d. Bốn cách
3) Hãy chọn cách sắp xếp các chất dẩn nhiệt từ tốt đến kém:
a. Rắn - Khí- Lỏng b. Khí - Lỏng -Rắn
c. Lỏng - Rắn -Khí d. Rắn - Lỏng -Khí
4) Mặt trơi hàng ngày truyền một nhiệt lượng khổng lồ xuống trái đất chủ yếu bằng hình thức .
a. Dẫn nhiệt b. Đối lưu
c. Bức xạ nhiệt d. Dẫn nhiệt và đối lưu
Ngày soạn: 03/05/2010 Ngày dạy: 8A: 06/05/2010 8E: 06/05/2010 8B: 06/05/2010 8D: 06/05/2010 8C: 06/05/2010 Tiết 35 KIỂM TRA HỌC KÌ II 1-MỤC TIÊU: a. Kiến thức: Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản trong chương NHIỆT HỌC Trả lời được các câu hỏi ôn tập. Làm được các bài tập. Kỹ năng: Có kĩ năng tổng hợp kiến thức để làm bài kiểm tra Thái độ: Nghiêm túc trug thực. 2-CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án vàbiểu điểm. b. HS: Ôn tập kiến thức đẻ làm bài kiểm tra. 3-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: a. Giáo vien phát đề kiểm tra b. Học sinh làm bài: ĐỀ KIỂM TRA HOC KỲ II MÔN: VẬT LÝ 8 - Thời gian: 45’ TRẮC NGHIỆM: (5đ) I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. (2đ) 1) Thả một quả bóng rơi từ trên cao xuống mặt đất, thế năng và động năng của quả bóng thay đổi như thế nào? a. Thế năng giảm dần, động năng tăng dần b. Thế năng tăng dần, động năng giảm dần c. Thế năng và động năng đều bằng nhau d. Thế năng và động năng đều tăng dần 2) Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng mấy cách: a. Một cách b. Hai cách c. Ba cách d. Bốn cách 3) Hãy chọn cách sắp xếp các chất dẩn nhiệt từ tốt đến kém: a. Rắn - Khí- Lỏng b. Khí - Lỏng -Rắn c. Lỏng - Rắn -Khí d. Rắn - Lỏng -Khí 4) Mặt trơi hàng ngày truyền một nhiệt lượng khổng lồ xuống trái đất chủ yếu bằng hình thức . a. Dẫn nhiệt b. Đối lưu c. Bức xạ nhiệt d. Dẫn nhiệt và đối lưu II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: (2đ) Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự -----------------, nó chỉ truyền từ ----------------- sang vật khác, ------------------từ dạng này--------dạng khác. Động cơ nhiệt là ------------------trong đó một phần-----------------của nhiên liệu bị---------------------được chuyển hóa thành-----------------. III. Hãy nối đoạn thẳng ở cột A và cột B sao cho phù hợp về nội dung giữa chúng. (1đ) Cột A Cột B Kì thứ nhất Kì thứ hai Kì thứ ba Kì thứ tư Đốt nhiên liệu Thoát khí Hút nhiên liệu Nén nhiên liệu TỰ LUẬN: (5đ) I. Viết câu trả lời: (2đ) Câu 1: Nói năng suất tỏa nhiệt của than gỗ là 34.106J/kg điều đó có nghĩa gì? (1đ) Câu 2: Viết công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức. (1đ) II. Giải bài tập sau: (3đ) Một miếng chì khối lượng 400gam và một miếng đồng khối lượng 0,1kg cùng đươc nung nóng đến 900C rồi thả vào 200gam nước. Nhiệt độ cuối cùng của chúng là 480C. Coi như miếng chì, miếng đồng và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Tính nhiệt lượng tổng cộng tỏa ra của miếng chì và miếng đồng? Biết nhiệt dung riêng của chì và đồng là130J/kg.K và 380J/kg.K. (2đ) Tính nhiệt độ lúc đầu của nước? Biết nhiệt dung riêng của nước 4200J/kg.K. (1đ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TRẮC NGHIỆM :(5điểm) Mỗi câu đúng: 0.5đ 1a ; 2b ; 3d ; 4c Mỗi từ điền đúng : 0.25đ 1 - Mất đi - Vật này - Chuyển hóa - Sang 2. - Động cơ - Năng lượng -Đốt cháy - Cơ năng III. Mỗi đọan thẳng nối đúng: 0.25đ - Kì thứ nhất : Hút nhiên liệu - Kì thứ hai : Nén nhiên liệu - Kì thứ ba : Đốt nhiên liệu - Kì thứ tư : Thoát khí B. TỰ LUẬN : (5điểm) I. Viết câu trả lời : 2đ Câu 1: Có nghĩa là 1kg than gỗ bị đốt cháy hoàn toàn tỏa ra nhiệt lượng bằng 34.106J. Câu 2: Viết đúng công thức 0.5 đ. Q = q.m Viết đúng tên và đơn vị cả 3 đại lượng 0.5đ q: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg) m: Khối lượng của nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg) Q: Nhiệt lượng tỏa racủa nhiên liệu (J) II. Bài tập: (3đ) Bài giải: 1) Nhịêt lượng miếng chì tỏa ra khi nhiệt độ hạ từ 900C xuống 480C là: Q1=m1c1(t1-t)=0,4.130(90-48) = 2184 J Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra khi nhiệt độ hạ từ 900C xuống 480C là: Q2=m2c2(t1-t)=0,1.380(90-48) = 1596 J Nhiệt lượng tổng cộng tỏa ra của miếng chì và miếng đồng là: Q= Q1+ Q2 = 2184 + 1596 = 3780 J 2) Nhiệt lượng tổng cộng tỏa ra của miếng chì và miếng đồng đúng bằng nhiệt lượng thu vào của nước: m.c(t-t2)=Q ó 0,2.4200(48-t2)=3780 => t2=48-(3780:840)=43,50C Lời giải, công thức, đáp số đúng Câu 1: 2điểm Câu 2: 1điểm
Tài liệu đính kèm: