Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 34: Ôn tập học kì II - Năm học 2011-2012

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 34: Ôn tập học kì II - Năm học 2011-2012

A. LÝ THUYẾT

1. Phát biểu định luật về công ?

2.Nêu khái niệm công suất,viết công thức tính,đơn vị của công suất ?

3.Khi nào vật có cơ năng.Nêu các dạng cơ năng.

4. Thế nào là sự bảo toàn cơ năng? Nêu ba ví dụ về sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác?

5. Các chất được cấu tạo như thế nào ?

6. Nhiệt năng là gì ? Khi nhiệt độ tăng (giảm ) thì nhiệt năng của vật tăng hay giảm ?

7. Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật ?

8.Nhiệt lượng là gì ? Ký hiệu,đơn vị nhiệt lượng.

9. Nêu khái niệm nhiệt dung riêng.

10. Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào.

11. Phát biểu các nguyên lí truyền nhiệt.

12. Viết phương trình cân bằng nhiệt .

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 1190Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 34: Ôn tập học kì II - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35	Ngày soạn 25/4/2012	Ngày dạy 3/5/2012
Tiết 34 
ÔN TẬP HỌC KỲ II
A. MỤC TIÊU.
 * Kiến thức:
 - Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản từ bài định luật về công đến bây giờ.
 - Trả lời được các câu hỏi ôn tập.
 - Làm được các bài tập.
* Kỹ năng :
 - Rèn luyện kỹ năng tính toán,lập luận,giải thích hiện tượng.
 * Thái độ :
 - Tích cực,tự giác trong quá trình ôn tập.
B. PHƯƠNG PHÁP.
 - Vấn đáp.
C. CHUẨN BỊ.
 GV: Hệ thống câu hỏi ôn tập.
 HS: Ôn tập trước bài ở nhà.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
I. ÄØn âënh : 
 - Nắm sĩ số học sinh.
 II. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong bài học.
 III. Baìi måïi:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
NỘI DUNG 
Hoạt động 1. Nhắc lại lý thuyết
- GV chiếu hệ thống câu hỏi cần ôn tập lên máy chiếu.
- Yêu cầu hs ghi vào vở để trả lời và làm đề cương ôn tập.
- Cho hs tự nhớ kiến thức trong vài phút và hỏi xem có thắc mắc gì không ?
- Gọi 1 vài hs đứng lên trả lời nhanh 1 số câu hỏi.
- GV chốt lại vấn đề và yêu cầu hs tiếp tục về nhà trả lời vào vở.
Hoạt động 2. Bài tập định tính
- Chiếu hệ thóng câu hỏi lên máy chiếu, đồng thời phát phiếu học tập bài tập định tính cho 8 nhóm hs.
- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm để trả lời nhanh các câu hỏi.
- Gọi 1 vài đại diện các nhóm đứng lên trả lời 1 số câu hỏi.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Gv chốt lại vấn đề.
- Cho hs giữ lại phiếu câu hỏi để về nhà tiếp tục ôn luyện.
- Giải đáp thắc mắc của 1 vài hs ( nếu các em có thắc mắc ).
Hoạt động 3. Bài tập định lượng
 - GV hướng dẫn hs làm một số bài tập định lượng.
- Chiếu đề bài tập lên máy chiếu,yêu cầu hs chép lại để làm và về nhà tiếp tục làm.
- Hỏi hs có thắc mắc gì không.
- Hướng dẫn hs làm bài tập 1.
- Các bài tập còn lại tiếp tục về nhà làm.
A. LÝ THUYẾT
1. Phát biểu định luật về công ?
2.Nêu khái niệm công suất,viết công thức tính,đơn vị của công suất ?
3.Khi nào vật có cơ năng.Nêu các dạng cơ năng.
4. Thế nào là sự bảo toàn cơ năng? Nêu ba ví dụ về sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác?
5. Các chất được cấu tạo như thế nào ?
6. Nhiệt năng là gì ? Khi nhiệt độ tăng (giảm ) thì nhiệt năng của vật tăng hay giảm ? 
7. Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật ?
8.Nhiệt lượng là gì ? Ký hiệu,đơn vị nhiệt lượng.
9. Nêu khái niệm nhiệt dung riêng.
10. Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào.	
11. Phát biểu các nguyên lí truyền nhiệt. 
12. Viết phương trình cân bằng nhiệt . 
B. BÀI TẬP
I/ Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi :
 Câu 1: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào ? Đây là thực hiện công hay truyền nhiệt ?
Câu 2: Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc nước đang ấm thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào ?
Câu 3: Một viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào mà em đã được học?
Câu 4: Một học sinh cho rằng, dù nóng hay lạnh, vật nào cũng có nhiệt năng. Theo em, kết luận như vậy là đúng hay sai ? vì sao?
Câu 5: Nung nóng một thỏi sắt rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của thỏi sắt và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? Nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì ?
Câu 6: Cọ xát một đồng xu kim loại trên mặt bàn thấy đồng xu nóng lên. Có thể nói đồng xu đã nhận nhiệt lượng không ? Vì sao ?
Câu 7: Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa làm bằng sứ ?
Câu 8:Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày ?
Câu 9:Về mùa nào chim thường hay xù lông ? Vì sao?
Câu 10:Tại sao trong ngày rét sờ vào kim loại ta lại thấy lạnh, còn trong những ngày nóng sờ vào kim loại ta lại thấy nóng ?
Câu 11: Nếu đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn ? vì sao ?
II. Một số bài tập định lượng:
Bài 1. Một ấm nhôm khối lượng 0,4 kg chứa 3 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của nước là 200 C.
Bài 2. Một vật làm bằng kim loại có khối lượng 2kg ở 200C, khi cung cấp một nhiệt lượng khoảng 105kJ thì nhiệt độ của nó tăng lên 600C. Tính nhiệt dung riêng của một kim loại? Kim loại đó tên là gì ?
Bài 3. Thả 500g đồng ở 1000C vào 350g nước ở 350C. Tính nhiệt độ khi bắt đầu cân bằng nhiệt.
Bài 4. Phải pha bao nhiêu lít nước ở 200C vào 3 lít nước ở 1000C để nước pha có nhiệt độ là 400C. 
Bài 5. Người ta thả đồng thời 200g sắt ở 150C và 450 g đồng ở 250C vào 150g nước ở 800C. Tính nhiệt độ khi cân bằng?
IV.Củng cố.
V.Dặn dò.
Về nhà tiếp tục làm đề cương ôn tập dựa vào hệ thống câu hỏi trên để chuẩn bị kiểm tra học kỳ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 35.doc