Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 32, Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong hiện tượng cơ và nhiệt - Năm học 2008-2009 - Hoàng Văn Chiến

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 32, Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong hiện tượng cơ và nhiệt - Năm học 2008-2009 - Hoàng Văn Chiến

Tìm được ví dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; Sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.

- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

- Dùng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật này.

II. CHUẨN BỊ:

 Hình vẽ: 27.1; 27.2 (SGK)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 GV: - Viêt scông thức tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy nhiên liệu

 - Một tạ củi khô khi đốt cháy hoàn toàn toả ra một lượng nhiệt là bao nhiêu?

 HS: nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 tạ củi khô là:

Ta có công thức Q = q.m = 10.106.100 = 109J

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 32, Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong hiện tượng cơ và nhiệt - Năm học 2008-2009 - Hoàng Văn Chiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs rờ kơI 	Giáo viên: Hoàng Văn Chiến
Tuần:33	Ngày soạn: 20/04/2009 
Tiết: 32	Ngày dạy: 22/04/2009 
Bài27: Sự bảo toàn năng lượng trongcác hiện tượng Cơ và nhiệt
I. Mục tiêu: 
- Tìm được ví dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; Sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
- Dùng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật này.
II. Chuẩn bị: 
 Hình vẽ: 27.1; 27.2 (SGK)
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 GV: - Viêt scông thức tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy nhiên liệu
 - Một tạ củi khô khi đốt cháy hoàn toàn toả ra một lượng nhiệt là bao nhiêu?
 HS: nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 tạ củi khô là:
Ta có công thức Q = q.m = 10.106.100 = 109J
3. Bài mới:
hoat động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
GV: Mở bài như (SGK) trong các hiện tượng cơ và nhiệt luôn luôn xãy ra sự truyền cơ năng, nhiẹt năng từ vật này sang vật khác, sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, cũng như giữa cơ năng và nhiệt năng. Trong khi truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác các năng lượng trên tuân theo một trong những định luật tổng quát của tự nhiên mà các em sẻ được học trong bài này.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự truyền cơ năng, nhiệt năng.
GV: Yêucầu học sinh làm việc cá nhân, nghiên cứu, tìm hiểuđể dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống trong bảng (27.1 SGK)
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận về câu hỏi C1 (Bảng 27.1 SGK)
HS: Làm việc cá nhân, quan sát, nghiên cứu, trả lời C1.
- "Động năng" cho miếng gỗ (Cơ năng)
- "Nhiệt lương" cho cốc nước "nhiệt năng"
- "Cơ năng" và "Nhiệt năng" cho nước biển.
GV: thống nhất ý kiến của học sinh.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự chuyển hóa cơ năng và nhiệt năng
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu, tìm hiểu tranh (bảng 27.2 SGK) trả lời câu hỏi C2.
HS: Làm việc cá nhân, quan sát, tìm hiểu trae lời câu hỏi C2.
C2: "Thế năng" chuyển dần thành "Động năng"
- "Cơ năng" của tay ta chuyển hóa thành "Nhiệt năng" của miếng kim loại .
- "Nhiệt năng" của không khí và hơi nước đã chuyển hóa thành "Cơ năng" của nút.
GV: Thống nhất ý kiến của học sinh, yêu cầu học sinh phát biểu chính xác về tính chất "Chuyển hóa" được và "Truyền" được của năng lượng.
HS: Trong các hiện tượng cơ và nhiệt "Cơ năng" có thể chuyển hóa thành dạng khác, "Nhiệt năng" có thẻ truyền từ vật này sang vật khác.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng.
GV: Thông báo cho học sinh biết sự bảo toàn về năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
GV: Yêu cầu học sinh tìm ví dụ minh họa.
HS: Nghiên cứu, thảo luận. Tìm ví dụ minh họa.
* Hoạt độnh 5: Vận dụng.
GV: Tổ chức học sinh trả lời câu hỏi C4; C5; C6 .
HS: C4 : Tìm ví dụ minh họa như trên
C5: Vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hóa thành nhiệt làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh.
C6: Vì một phần cơ năng của con lắcđã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh.
GV: Yêu cầu học sinh học thuộc phần ghi nhớ, đọc phần em có thể chưa biết - Làm các bài tập trong sách bài tập. 
nội dung
I. Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác:
II. Sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng:
III. Sự bão toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt:
IV. Vận dụng:
4. Dăn dò:
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Đọc phần em có thể chưa biết.
- Đọc trước bài 28/ 97 (SGK).
- Bài tập về nhà: Từ bài28.1 đến 28.6 /37, 39 (Sách bài tập)
5. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doc33 Su bao toan nang luong trong cac hien tuong.doc