1. Kiến thức.
- Tìm được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu.
- Tìm được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt.
2. Kĩ năng : Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
3. Thái độ : Rèn tính cẩn thận, có ý thức giữ gìn thiết bị, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy hoc.
- GV chuẩn bị : 1 ống nghiệm, 1 bình đối lưu chất khí, 1 bình muội than, 1 ống thuỷ tinh nhỏ, nước màu, 1 đèn cồn, 1 nhiệt kế, 1 giá TN.
- HS chuẩn bị : 1 cây nến, 1 que hương.
Soạn : 2/4/2012 Giảng : 8 A : 6/4/2012 8 B : /4/2012. Tiết 32. đối lưu – bức xạ nhiệt I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Tìm được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu. - Tìm được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt. 2. Kĩ năng : Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản. 3. Thái độ : Rèn tính cẩn thận, có ý thức giữ gìn thiết bị, có ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy hoc. - GV chuẩn bị : 1 ống nghiệm, 1 bình đối lưu chất khí, 1 bình muội than, 1 ống thuỷ tinh nhỏ, nước màu, 1 đèn cồn, 1 nhiệt kế, 1 giá TN. - HS chuẩn bị : 1 cây nến, 1 que hương. III. Phương pháp dạy học : Phương pháp thực nghiệm, đàm thoại. IV. Tổ chức giờ học. * Mở bài. - Mục tiêu : Nêu tình huống học tập. - Thời gian : 3 phút. - Đồ dùng dạy học : giá đỡ, đèn cồn, sáp, ống nghiệm. - Cách tiến hành : + GV nêu nội dung, giới thiệu dụng cụ và tiến hành TN như hình 23.1 SGK, nêu câu hỏi : Trong trường hợp này nước đã truyền nhiệt bằng cách nào ? Để tìm hiểu vấn đề này ta vào bài hôm nay. + HS theo dõi, ghi nhớ vấn đề của bài học. * Hoạt động 1. Tìm hiểu hiện tượng đối lưu. - Mục tiêu : + Tìm được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu + Có ý thức bảo vệ môi trường. - Thời gian : 12 phút. - Đồ dùng dạy học : + GV chuẩn bị : 1 ống nghiệm, 1 bình đối lưu chất khí, 1 ống thuỷ tinh nhỏ, nước màu, 1 đèn cồn, 1 nhiệt kế, 1 giá TN. + HS chuẩn bị : 1 cây nến, 1 que hương. - Cách tiến hành : Phương pháp thực nghiệm, đàm thoại. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Bước 1. Thí nghiệm. - Yêu cầu HS quan sát hình 23.2, trả lời : Nêu nội dung và cách bố trí TN. - GV biểu diễn TN, yêu cầu HS quan sát hiện tượng. * Bước 2. Trả lời câu hỏi. - Yêu cầu HS tìm câu trả lời C1, C2, C3. - Tổ chức cho HS trao đổi trước lớp câu trả lời C1, C2, C3. - GV gợi ý C2 : Dựa vào điều kiện vật nổi, vật chìm (trọng lượng riêng của vật). - GV chuẩn hoá câu trả lời của HS. * Bước 3. Vận dụng. - GV nêu nội dung, giới thiệu dụng cụ và tiến hành TN như hình 23.3 SGK, yêu cầu HS quan sát hiện tượng, trả lời C4. - GV giợi ý : Trả lời tương tự C2. - Tổ chức cho HS trao đổi câu trả lời C5, C6 trước lớp. - GV chuẩn hoá câu trả lời của HS. * GDBVMT : GV yêu cầu HS trả lời : Vì sao sống và làm việc trong các phòng kín không có không khí sẽ cảm thấy khó chịu ? Để tránh hiện tượng này, trong xây dựng nhà ở cần làm như thế nào ? * Kết luận. Yêu cầu HS trả lời : Thế nào là sự đối lưu ? Đối lưu xảy ra ở những môi trường nào ? - Cá nhân quan sát hình 23.2 SGK, trả lời câu hỏi của GV. - Cá nhân quan sát hiện tượng TN và ghi nhớ hiện tượng. - Dựa và hiện tượng TN trên tìm câu trả lời C1, C2, C3, tham gia trao đổi trước lớp câu trả lời : C1. Di chuyển thành dòng. C3. Nhờ nhiệt kế mà ta biết nước trong cốc nóng lên. - HS quan sát hiện tượng TN, trả lời C4. - Trả lời C5, C6. C5. Để phần ở dưới nóng lên trước đi lên ( trọng lượng riêng giảm), phần ở trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu. - Trả lời câu hỏi của GV. - Trả lời câu hỏi của GV để rút ra kết luận. * Hoạt động 2. Tìm hiểu bức xạ nhiệt. - Mục tiêu : Tìm được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt. - Thời gian : 15 phút. - Đồ dùng dạy học : Đèn cồn, bình cầu nguội than, mặt chắn. - Cách tiến hành : Phương pháp thực nghiệm, đàm thoại. - GV giới thiệu như tình huống học tập SGK, yêu cầu HS trả lời : Năng lượng Mặt Trời đã truyền xuống Trái Đất bằng cách nào ? * Bước 1. Thí nghiệm. - Yêu cầu HS quan sát H23.4, H23.5 trả lời : Nêu nội dung và cách bố trí TN. - GV tiến hành TN cho HS quan sát. * Bước 2. Trả lời câu hỏi. - Yêu cầu HS trả lời C7, C7, C9. - Tổ chức cho HS trao đổi trước lớp câu trả lời. - GV chuẩn hoá câu trả lời của HS. - GV thông báo định nghĩa bức xạ nhiệt và khả năng hấp thụ tia nhiệt. * Bước 3. Vận dụng. - Yêu cầu HS tìm câu trả lời C10, C11, C12. - Tổ chức cho HS trao đổi trước lớp câu trả lời. - GV gợi ý C10, C11 : Các vật sẫm màu, màu sáng hấp thụ nhiệt như thế nào ? - GV chuẩn hoá các câu trả lời của HS. * Kết luận. Yêu cầu HS trả lời : Thế nào là bức xạ nhiệt ? Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở môi trường nào ? - HS nghe, ghi nhớ vấn đề cần giải quyết. - Cá nhân quan sát H23.4, H23.5, tìm hiểu nội dung và cách tiến hành TN. - Quan sát hiện tượng thí nghiệm. - Tìm câu trả lời C7, C7, C9, tham gia trao đổi trước lớp câu trả lời. C7. Không khí trong bình nóng lên và nở ra. C9. Không phải là dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt kém. Không phải là đối lưu vì nhiệt truyền theo đường thẳng. - Cá nhân suy nghĩ, dựa vào gợi ý của GV trả lời C10, C11, C12, tham gia trao đổi trước lớp câu trả lời. C10. Để tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt. C11. Để giảm khả năng hấp thụ tia nhiệt. - Trả lời câu hỏi của GV để rút ra kết luận. * Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà. - Yêu cầu HS trả lời : Thế nào là đối lưu ? Thế nào là bức xạ nhiệt ? Nêu các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của môi trường chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không. - Yêu cầu HS về nhà học thuộc bài, nghiên cứu trước bài “Công thức tính nhiệt lượng”.
Tài liệu đính kèm: