Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 32, Bài 28: Động cơ nhiệt - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 32, Bài 28: Động cơ nhiệt - Năm học 2009-2010

* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề. (3 phút)

- Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Nêu TD về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác.

ĐVĐ : theo sách giáo khoa.

* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về động cơ nhiệt. (12 phút)

GV cho H đọc phần I sgk.

GV nêu định nghĩa động cơ nhiệt : là những động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hoá thành cơ năng.

Em hãy tìm các ví dụ về động cơ nhiệt mà em thường gặp.

GV ghi lên bảng tên các loại động cơ nhiệt mà học sinh kể lên bảng, gợi ý cho HS phát hiện điểm giống và khác của những động cơ đó.

GV tổng hợp các loại động cơ nhiệt :

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 32, Bài 28: Động cơ nhiệt - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/03/2010 Ngày dạy: 8A: 02/04/2010 
 8E: 04/04/2010 
 8B: 0 /03/2010
 8D: 0 /03/2010
 8C: 0 /03/2010
Tiết 32:
BÀI 28 : ĐỘNG CƠ NHIỆT
1-MỤC TIÊU:
a.Kiến thức:
Biết: động cơ nhiệt là gì, động cơ nổ bốn kì.
Hiểu :cấu tạo, chuyển vận của động cơ nổ bốn kì và công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt
Vận dụng :trả lời các bài tập trong phần vận dụng.
b.Kỹ năng : dùng mô hình và hình vẽ nêu cấu tạo của động cơ nhiệt.
c.Thái độ: tích cực trong học tập, hợp tác khi hoạt động nhóm.
3-CHUẨN BỊ: 
 Hình vẽ các loại động cơ nhiệt (28.1,28.2,28.3)
 Mô hình và tranh vẽ các kì hoạt động của động cơ nhiệt.
3-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề. (3 phút)
- Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Nêu TD về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
ĐVĐ : theo sách giáo khoa.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về động cơ nhiệt. (12 phút)
GV cho H đọc phần I sgk.
GV nêu định nghĩa động cơ nhiệt : là những động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hoá thành cơ năng.
Em hãy tìm các ví dụ về động cơ nhiệt mà em thường gặp.
GV ghi lên bảng tên các loại động cơ nhiệt mà học sinh kể lên bảng, gợi ý cho HS phát hiện điểm giống và khác của những động cơ đó.
GV tổng hợp các loại động cơ nhiệt :
- Động cơ đốt ngoài : Máy hơi nước, tua bin hơi.
	- Động cơ đốt trong : Động cơ nổ bốn kì, động cơ điêzen, động cơ phản lực.
GV dùng hình 28.1, 28.2, 28.3 giới thiệu cho HS các loại động cơ nhiệt.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về động cơ nổ bốn kì. (10 phút)
1. Cấu tạo :
GV dùng tranh vẽ 28.4 giới thiệu các bộ phận cơ bản của động cơ nổ bốn kì.
Hoạt động của HS
I. Động cơ nhiệt là gì ?
* HS ghi bài : động cơ nhiệt là những động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hoá thành cơ năng.
* HS : Máy hơi nước, tua bin hơi. Động cơ nổ bốn kì, động cơ điêzen, động cơ phản lực.
HS phát hiện điểm giống và khác của những động cơ vừa nêu được.
II. Động cơ nổ bốn kì :
1. Cấu tạo 
* HS tìm hiểu cấu tạo của động cơ nổ bốn kì dựa vào tranh vẽ.

- Các bộ phận có chức năng gì ?
HS thảo luận về chức năng của các bộ phận, gv tổng hợp các ý kiến của HS 
2. Chuyển vận :
GV dùng tranh vẽ hình 28.5 cho HS tự tìm hiểu về chuyển vận của động cơ bốn kì, gọi một HS lên bảng trình bày.
GV ghi tóm tắt lên bảng :
a. Kì thứ nhất : Hút nhiên liệu
b. Kì thứ hai : Nén nhiên liệu
c. Kì thứ ba : Đốt nhiên liệu
d. Kì thứ tư : Thoát khí
H : Trong 4 kì, kì nào là kì động cơ sinh công. Các kì khác động cơ hoạt được nhờ vào gì?
GV: Động cơ loại này có 4 kì hoạt động nên gọi là động cơ nổ bốn kì. Ngoài ra trong thực tế còn có động cơ nổ hai kì.
* Hoạt động 4 : Tìm hiểu về hiệu suất của động cơ nhiệt.(12 phút)
GV cho HS thảo luận câu C1 : ở động cơ nhiệt có phải toàn bộ nhiệt lượng của nhiên liệu bị đốt cháy toả ra được biến thành công có ích không ? Tại sao ?
GV đưa ví dụ về sự phân phối năng lượng của động cơ ô tô :
	- Sinh công có ích 30%
	- Tỏa ra cho nước làm nguội xi lanh : 35%
	- Khí thải mang đi :25%
	- Thắng ma sát : 10%
GV : Trong thực tế chỉ có khoảng 30% đến 40% nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra được biến thành công có ích. Người ta nói động cơ nhiệt có hiệu suất khoảng từ 30% đến 40% và hiệu suất của động cơ nhiệt được tính bằng công thức:
H : Dựa vào biểu thức trên hãy định nghĩa về hiệu suất của động cơ nhiệt.
Động cơ gồm : xi lanh, pit tông,biên,tay quay, vô lăng,2 van (xupap), bugi.
* HS nêu chức năng của các bộ phận.
2. Chuyển vận
* HS tự tìm hiểu về sự chuyển vận của động cơ bốn kì .
a. Kì thứ nhất : Hút nhiên liệu
b. Kì thứ hai : Nén nhiên liệu
c. Kì thứ ba : Đốt nhiên liệu
d. Kì thứ tư : Thoát khí
HS : Trong 4 kì, kì thứ 3 là kì động cơ sinh công. Các kì khác động cơ hoạt được nhờ vào đà của vô lăng.
III. Hiệu suất của động cơ nhiệt.
 C1: Không, vì :
- một phần nhiệt lượng của nhiên liệu toả ra môi trường bên ngoài.
- toả ra cho nước làm nguội xi lanh . . .
C2 :
Công thức tính hiệu suất
HS : Hiệu suất của động cơ là tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển hoá thành công cơ học và nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra.
 H : Nêu tên, đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
Trong thực tế người ta thường tính hiệu suất theo phần trăm khi đó : 	.100%.
* Hoạt động 5 : Vận dụng (5 phút)
GV cho các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi C3,C4, C5
C3: Nêu các máy cơ đơn giản em đã được học ở lớp 6 ?
H: các máy cơ đơn giản đó có phải là động cơ nhiệt không ? Tại sao ?
C4 : Hãy kể tên các dụng cụ có sử dụng động cơ nổ bốn kì. 
C5 :Theo em thì động cơ nhiệt có thể gây ra những tác hại nào đối với môi trường sống của chúng ta ?
 N 
* Hoạt động 6 : Củng cố, dặn dò (3 phút)
Củng cố
- Cho HS đọc phần ghi nhớ sgk.
- Hướng dẫn HS về nhà làm câu C6
+ Tính công động cơ thực hiện :
	A = F.S
+ Nhiệt lượng do nhiên liệu toả ra :
	Q = m. q
+ Hiệu suất của động cơ :
- Đọc mục có thể em chưa biết.
Dặn dò :
+ Làm các bài tập trong sách BT.
+ Đọc và trả lời các câu hỏi ôn tập trong bài 29
 HS : A là công mà động cơ thực hiện được, đơn vị đo là Jun (J ) 
Q : Nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. Đơn vị đo là Jun
III. Vận dụng :
C3 :
HS : đòn bẩy, ròng rọc, mặt phẳng nghiêng.
HS : Không, vì trong đó không có sự biến đổi từ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy thành cơ năng.
C4 : HS trả lời theo ý của HS
C5 : Gây ra tiếng ồn ; các khí do nhiên liệu bị đốt cháy thải ra có nhiều khí độc ; nhiệt lượng do động cơ thải ra khí quyển góp phần làm tăng nhiệt độ của khí quyển.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 28.doc