Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Nguyễn Hữu Hùng

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Nguyễn Hữu Hùng

Hoạt động 1: Khi nào có lực ma sát. GV? Hãy cho biết khi nào thì xuất hiện lực ma sát

*.Lực ma sát trượt:

GV: yêu cầu HS đọc ví dụ ở mục 1sgk

 ? Khi bóp phanh thì vành bánh xe và má phanh tác dụng với nhau như thế nào?

HS: Trượt trên má phanh.

 ? Khi bánh xe không quay thì tác dung của bánh xe trên mặt đường như thế nào.

HS: Trượt trên mặt đường.

 ? Vậy lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?

GV: yêu cầu HS trả lời C1.

*. Lực ma sát lăn:

 GV: yêu cầu HS đọc mục 2 sgk

 ? Khi nào xuất hiện lực ma sát lăn?

 HS: Khi 1 vật lăn trên bề mặt 1 vật khác.

 GV: yêu cầu HS trả lời C2

HS: Tìm ví dụ về lực ma sát lăn.

GV: yêu cầu HS quan sát hình 6.1 và làm câu C3.

HS: Làm việc cá nhân trả lời C3.

GV chốt lại ý: Độ lớn lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt.

 *. Lực ma sát nghỉ.

GV: yêu cầu HS tiến hành TN như hình 6.2

 ? Nêu cách tiến hành TN

HS: Nêu cách tiến hành, sau đó tiến hành TN theo nhóm.

GV: yêu cầu HS từ kết quả TN trả lời C4.

Lưu ý cho học sinh là dù tay ta đã tác dụng kéo dãn lực kế mà khúc gỗ vẫn đứng yên.Cái gì đã cản trở chuyển động của khúc gỗ?

HS: Mặt bàn cản trở lại chuyển động của khúc gỗ.Trả lời C4

GV: Lực cân bằng với lực kéo ở TN trên gọi là lực ma sát nghỉ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ích lợi và tác hại của lực ma sát trong đời sống và trong kỷ thuật.

 * Lực ma sát có thể có hại.

 GV: yêu cầu HS quan sát hình 6.3a,b,c và trả lời C6. Trong mỗi hình GV yêu cầu HS kể tên lực ma sát và cách khắc phục để giảm ma sát có hại.

HS: Quan sát hình, trả lời C6.

 * Lực ma sát có thể có ích.

GV:yêu cầu HS quan sát hình 6.4a,b,c và trả lời C7.

HS: quan sát trả lời

GV: chỉnh sữa, bổ sung

Hoạt động 3: Vận dụng

GV: yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời C8, C9.

HS: Cá nhân tự trả lời C8, C9 I. Khi nào có lực ma sát.

1. Lực ma sát trượt.

 - Lực ma sát trượt sinh ra khi 1 vật trượt trên bề mặt 1 vật khác.

C1¬.

 + Lực ma sát giữa trục quạt với ổ trục.

 + Lực ma sát giữa dây cung ở cần kéo đàn nhị với dây đàn.

2. Lực ma sát lăn:

- Lực ma sát lăn sinh ra khi 1 vật lăn trên bề mặt 1 vật khác.

C2. Hình a: lực ma sát trượt ; Hình b: lực ma sát lăn.

3. Lực ma sát nghỉ.

C4. Vật vẫn đứng yên chứng tỏ giữa mặt bàn với vật có 1lực cản. Lực này đặt lên vật cân bằng với lực kéo làm vật đứng yên.

C5.

 + Đinh đóng vào gỗ, dùng tay tác dụng 1 lực lớn cũng không kéo đinh ra được.

 + Cúc áo có trọng lực tác dụng nhưng vẫn đứng yên trên áo.

II. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật.

 1. Lực ma sát có thể có hại.

C6.

 + Làm mòn đĩa và xích (phải tra dầu vào xích)

 + Làm mòn trục và cản chuyển động quay bánh xe (thay bằng trục có ổ bi)

 + Dùng bánh xe để thay bằng lực ma sát lăn

 2. Lực ma sát có thể có ích

III. Vận dụng.

C8. a,b, c,d,e.

C9

 

doc 99 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Nguyễn Hữu Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày soạn: 
 Tiết 1: 	CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 + Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
 + Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.
 2. Kĩ năng: 
 +Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
 3. Thái độ: 
 +Hứng thú với bộ môn
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
GV:Tranh vẽ hình 1.1; 1.2 và 1.3
HS: Nghiên cứu trước bài mới
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số:
GV: Ổn định lớp
 Kiểm tra sĩ số lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Nội dung bài mới:
	a. Đặt vấn đề:
 Mặt trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây. Như vậy có phải MT chuyển động còn TĐ đứng yên không? àvào bài mới
	b. Triển khai bài dạy
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
 Hoạt động 1: Làm thế nào để biết 1 vật chuyển động hay đứng yên? 
 GV: Y/c HS thảo luận để trả lời câu C1.
 HS: Thảo luận và trả lời dựa vào kiến thức thực tế.
 GV: Hướng và chốt lại cách nhận xét vị trí của 1 vật thay đổi vị trí so với vật khác.
 GV: Trong vật lý hoc để nhận biết 1 vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chon làm mốc ( vật mốc)
 GV: Y/c HS đọc phần kết luận in đậm ở SGK và trả lời câu hỏi:
 ? Khi nào ta nói là vật chuyển động
Lưu ý HS: Cần phải nói rõ là vật chuyển động so với vật mốc cụ thể đã chọn.
GV: HS vận dụng kết luận trả lời C2 và C3
 HS: Thảo luận chung về câu trả lời của C3.
Lưu ý HS: Vị trí của vật được xác định bởi khoảng cách từ vật đến vật mốc.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. 
 GV: Vậy có thể xảy ra trường hợp chọn 2 vật mốc khác nhau thì đưa đến 2 kết luận khác nhau đối với một vật hay không?
 GV: Y/c HS quan sát hình 1.3 (hành khách ngồi trên 1 toa tàu đang rời khỏi nhà ga) và trả lời câu hỏi C4,C5,C6.Y/c HS chỉ rõ vật mốc. HS: Thảo luận và trả lời.
 GV: Từ ví dụ minh họa yc HS trả lời câu C7. 
GV thông báo: Vật chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
 GV khắc sâu cho HS: Phải chọn vật mốc cụ thể mới đánh giá được trạng thái vật là chuyển động hay đứng yên. Khi không nêu vật mốc nghĩa là phải hiểu đã chọn vật mốc là 1 vật gắn với Trái Đất.
 GV: Y/c HS hđ cá nhân trả lời C8
Hoạt động 3: Giới thiệu 1 số chuyển động thường gặp. GV: Nêu khai niệm quỹ đạo
 GV: Y/c HS quan sát hình 1.3 và quan sát gv làm thí nghiệm về vật rơi, ném ngang.Y/c HS mô tả hình ảnh chuyển động của của các vật đó. GV: Y/c HS trả lời câu C9
 Hoạt động 5: Vận dung: GV: Y/c HS thảo luận theo bàn trả lời câu C10, C11
I. Làm thế nào để biết 1 vật chuyển động hay đứng yên.
C1. So sánh vị trí của ôtô, thuyền, đám mây với 1 vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông.
- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốcàchuyển động cơ học.
C2.
C3. Vật không thay đổi vị trí đối với 1 vật khác chọn làm mốc thì được coi là đứng yên.
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
C4.
C5. 
C6. (1) đối với vật này.
 (2) đứng yên.
C7. Hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng đứng yên so với tàu.
C8. Mặt Trời thay đổi vị trí so với điểm mốc gắn với Trái Đất, vì vậy có thể coi Mặt Trời chuyển động khi lấy mốc là Trái Đất.
III. Một số chuyển động thường gặp.
Chuyển động thẳng
Chuyển động tròn
Chuyển động cong
C9.
C10
 4. Củng cố:
- Gv Yc HS đọc phần "ghi nhớ".
- Làm bài tập 1.2 SBT.
 5. Dặn dò: 
- Hướng dẫn về nhà bài 1.6 SBT + Làm BT 1.1 đến 1.6 SBT 
 Ngày soạn:
 Tiết 2: 	VẬN TỐC
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 + Từ ví dụ, so sánh quãng đường chuyển động trong 1s của 1 chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh chậm của chuyển động đó (gọi là vận tốc).
 + Nắm vững công thức tính vận tốc v=s/t và ý nghĩa của khái niệm vận tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h và cách đổi đơn vị vận tốc. 
 2.Kĩ năng: Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
 3. Thái độ: Hứng thú với bộ môn
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
GV: Đồng hồ bấm giây, tranh vẽ tốc kế của xe máy.
HS: Nghiên cứu trước bài mới
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số:
GV: Ổn định lớp
 Kiểm tra sĩ số lớp 
 2.Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là chuyển động cơ học?
- Khi nói vật chuyển động hay đứng yên có tính tương đối hay tuyệt đối. Vì sao?
 3.Nội dung bài mới:
	a. Đặt vấn đề: Ở bài 1 ta đã biết cách làm thế bào để biết được 1 vật chuyển động hay đứng yên.Trong bài này chúng ta tìm hiểu xem làm thế nào để nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động đó.à Vào bài mới.
b. Triển khai bài dạy
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về vận tốc.
 GV: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm quan sát bảng 2.1
 HS: Thảo luận nhóm, trả lời.
 GV: Bây giờ ta thử làm theo cách khác: So sánh quãng đường đi được trong cùng 1thời gian ( ví dụ 1s) xem thế nào là người chạy nhanh hơn?
 HS: Tính các quãng đường đi được trong 1s và ghi vào bảng 1.
 GV: Đưa ra khái niệm về vận tốc chuyển động.
GV: Gọi HS trả lời câu C3
GV: Nhắc lại kết luận về vận tốc.
 Hoạt động 2: Lập công thức tính vận tốc.
 GV: Từ bảng kết quả trên, ta hãy tìm 1 công thức để tính độ lớn v của vận tốc trong t giây vật đi được quãng đường s.
 HS: Thảo luận nhóm, tìm ra công thức v=s/t.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu đơn vị vận tốc.
 ? Đơn vị đo vận tốc phụ thuộc vào những đơn vị nào 
HS: Đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian.
 GV: Yêu cầu HS làm việc trả lời câu C4.
 GV: Thông báo đơn vị vận tốc.
 GV: Thông báo đơn vị vận tốc hợp pháp km/h và m/s. Hướng dẫn cách đổi đơn vị.
 GV: Giới thiệu về tốc kế thông qua hình vẽ.
 Hoạt động 4 : Vận dụng.
 GV: Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học ở trên để trả lời các câu hỏi C5,C6,C7,C8.
Lưu ý HS: Trong công thức v=s/t chỉ dùng cùng 1loại đơn vị có trong các đại lượng.
 HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
 GV: Gọi 3HS lên bảng làm 3 câu C6,C7,C8.
I.Vận tốc là gì?
C1
C2. Bảng 2.1
C3. 
- Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
- Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
II. Công thức tính vận tốc.
v = s/t
Trong đó: v là vận tốc
 s là quãng đường đi được
 t là thời gian đi hết quãng đường đó.
III. Đơn vị vận tốc.
C4. Bảng 2.2: m/ph; km/h; km/s; cm/s.
* Đơn vị hợp pháp: km/h và m/s
C5.
a..
b Xe đạp chuyển động chậm nhất, ôtô và tàu chuyển động bằng nhau.
C6. Vận tốc của tàu: v=81/1,5=54km/h=15m/s
C7. t=40ph=2/3h
Từ CÔNG THứC v=s/t ðs=v.t=12.2/3=8km
C8 t=30ph=1/2h
Vậy s=v.t=4.1/2=2km.
 4. Củng cố: 
- GV: Gọi HS đọc phần "ghi nhớ ",
- Hướng dẫn HS làm bài tập 2.3 SBT.
 5. Dặn dò:
- Hướng dẫn về nhà bài 2.5SBT. 
- Làm BT từ 2.1à 2.5
 - Chuẩn bị bài mới: Chuyển động đều - chuyển động không đều
	 Ngày soạn:
 Tiết 3: 	CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU 
 	CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 + Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều.
 + Nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp. Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian.
 + Mô tả TN hình 3.1 sgk và dựa vào các dữ kiện đã ghi ở bảng 3.1 trong TN để trả lời được những câu hỏi trong bài.
 2. Kĩ năng: Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên 1 đoạn đường. 
 3. Thái độ: Hứng thú với bộ môn
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Trực quan, nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
 GV:Một máng nghiêng. Bánh xe
 	 HS: Đồng hồ có kim giây ( đồng hồ điện tử)
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số:
GV: Ổn định lớp
 Kiểm tra sĩ số lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Vận tốc là gì? Nêu công thức tính vận tốc và đơn vị vận tốc. Làm bài tập 2.4 SBT
 3. Nội dung bài mới:
	a. Đặt vấn đề: Chiếc kim đồng hồ đang chạy với vận tốc, ta nói kim đồng hồ đang chuyển động đều. Khi pin yếu thì vận tốc của xe máy giảm dần, lúc này kim đồng hồ huyển động không đều.Vậy thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Cách tính vận tốc khi vật chuyển động không đều như thế nào?
 b. Triển khai bài dạy
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
 Hoạt đông 1: Tìm hiểu về chuyển động đều và không đều.
GV: Y/c HS tự đọc mục I- Định nghĩa trong sgk. 
HS: Đọc thông báo sgk.
 ? Căn cứ vào dấu hiệu nào mà ta biết được một chuyển động là đều hay không đều? 
 HS: + Vận tốc không đổi : chuyển động đều
 + Vận tốc thay đổi : chuyển động không đều.
GV: Hướng dẫn HS lắp TN như hình 3.1 
HS: Nhận dụng cụ TN và làm TN theo hướng dẫn của gv.Quan sát chuyển động của trục bánh xe và ghi các quãng đường nó lăn được sau những khoảng thời gian 3s liên tiếp trên mặt nghiêng AD và mặt ngang DF.
 GV: Y/c các nhóm báo cáo kết quả TN ( có thể kết quả khác bảng 3.1)
 GV: Y/c các nhóm dựa vào kết quả TN, thảo luận trong nhóm trả lời C1,C2; HS: Thảo luận, trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận tốc trung bình của chuyển động không đều
GV: Trong TN trên, ta đã thấy trên đọan AD trục bánh xe chuyển động không đều. Vậy trên mỗi đoạn AB, BC, CD chuyển động là đều hay không đều?
GV thông báo: Đối với vận tốc không đều, giá trị vận tốc thay đổi liên tục. Để xác định chuyển động nhanh hay chậm ta chỉ tính 1 cách trung bình: trung bình trong mỗi giây vật đi được 1quãng đường là bao nhiêu và gọi là vận tốc trung bình.
GV: Y/c HS làm việc cá nhân trả lời C3.
HS: Có giá trị khác nhau. GV chú ý:
Hoạt động 3: Vận dụng
 GV: Hướng dẫn HS tóm tắt các kết luận quan trọng của bài và vận dụng trả lời C4, C5, C6, Câu C7 yc HS tự làm thực hành để đo Vtb. HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
 GV: Gọi 2 HS lên bảng làm 2 câu C5, C6.
I. Định nghĩa
 SGK
C1. - Chuyển động của trục bánh xe trên AD là chuyển động đều.
 - Chuyển động trên đoạn DE là chuyển động không đều.
C2. - Câu a: chuyển động đều
 - Câu b,c,d : chuyển động không đều
II. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
- Trong chuyển động không đều, trung bình mỗi giây vật chuyển động được bao nhiêu mét thì ta nói vận tốc trung bình của chuyển độnh này là bấy nhiêu mét trên giây.
C3. vAB= 0,017m/s ; vBC=0,05m/s
vCD=0,08m/s
- Từ A đến D : chuyển động của trục bánh xe là nhanh dần.
III. Vận dụng
C5. vtb1= 120/30=4m/s
vtb2= 60/24=2,5m/s
vtb trên cả 2 quãng đường : vtb=3.3m/s
C6. s= vtb.t = 30.5 = 150km
 4. Củng cố:
	- GV: Hệ thống lại nội dung bài 
- Gọi HS đọc phần "ghi nhớ"
- Hướng dẫn HS làm bài tập 3.4 SBT
 5. Dặn dò: 
 	- Làm bài tập 3.1 đến 3.7 SBT 
- Hướng dẫn VN bài 3.7
- Chuẩn bị bài mới: Biểu diễn lực.
 Ngày soạn:
 Tiết 4: 	 BIỂU DIỄN LỰC
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 + Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
 + Nhận  ... ả lời được các câu hỏi ở SGK
	- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập
	- Thái độ cẩn thận, cần cù, trung thực.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU – THIẾT BỊ DẠY HỌC: 
	 Thầy giáo:
 - Hệ thống kiiến thức chuẩn, bảng kẻ sẵn trò chơi ô chữ.
 Học sinh: Ôn tập trước ở nhà theo 17 câu hỏi của phần ôn tập. Làm trước các dạng bài tập trắc nghiệm và phần vận dụng
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
	(1) Ổn định tổ chức:
 8A:
 8B:
	(2) Kiểm tra bài cũ: 
	(3) Dạy học bài mới:
	 Đặt vấn đề: SGK.
a) Hoạt động 1:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- HS phân nhóm tự trả lời các câu hỏi từ 
C1 ->C17
- Giáo viên thống nhất câu trả lời của các nhóm.
I. Ôn tập:
C1:
C3: (s : m ; t = s
C10: (p=N/m2)
C12: dv = dl = lơ lửng
 dv > dl = chìm
 dv < dl = nổi.
14: A = F . S
b) Hoạt động 2:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV lần lượt đọc câu hỏi cá nhân HS trả lời từ C1-> C6
II. Vận dụng:
1. D; 2. D; 3. B; 4.A; 5.D; 6.D.
2. Trả lời câu hỏi:
Hai hàng cây bên đường chuyển động ngược lại vì: Nếu chôn ô tô làm mốc thì cây sẽ chuyển động tương đối so với ô tô và người.
2. Tăng lực ma sát.
3. Phía phải.
5. F = d.V (t2 vật ; Trọng lượng riêng vật)
6. a, d.
c) Hoạt động 3
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV tóm tắt bài tập 1, 3 lên bảng
- HS làm bài tập vào vở nháp.
- HS lên bảng giải bài tập
- Các HS còn lại nhận xét, GV thống nhất.
Câu 1: 
 Vtb1 = 
 Vtb2 = 
Câu 3: PM = PN
 VM = VN = V => FAM=FAN
 F1 = F2 => d2 > d1
IV. CỦNG CỐ LUYỆN TẬP:
	- HS làm trò chơi ô chữ
	- Gv tổ chức cho HS thi theo nhóm.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
	- Làm bài tập 2, 4, 5 ở SGK
	- Xem bài chương mới.
Tiết 23:
CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO
Ngày dạy
I. MỤC TIÊU:
	- Thấy được cấu tạo 1 cách giản tiếp của vật chất chỉ ra được sự tương tự giữa TN mô hình và hiện tượng cần giải thích.
	- Thái độ cẩn thận, cần cù, trung thực.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU- THIẾT BỊ DẠY HỌC: 
	 Thầy giáo: 
 - 3 bình thuỷ tinh (đựng rượu, nước)
	 - tranh hình 19.3
	 - 2 bình chia độ (đựng ngô và cát).
 Học sinh: vở ghi, SGK, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức:
8A:
8B:
	(2) Kiểm tra bài cũ: 
	(3) Bài mới:
	 Đặt vấn đề: 
	- Giáo viên làm TN đặt vấn đề như SGK.
a) Hoạt động 1:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- HS đọc SGK
- GV treo hình 19.3 phân tích chỉ rõ các nguyên tử cấu tạo nên vật.
? Vật chất được cấu tạo như thế nào.
I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
b) Hoạt động 2:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV phát dụng cụ cho HS các nhóm làm TN mô hình ở SGK.
? Hãy giải thích kết quả thí nghiệm
- HS giải thích theo SGK.
II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?
1. Thí nghiệm mô hình: SGK
2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách:
Giải thích: Giữa các phân tử nước và phân tử rượu có khoảng cách khi trộn rượu với nước các phân tử rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại.
c) Hoạt động 3
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- HS phân nhóm làm 4 câu hỏi
Phần vận dụng.
- Giáo viên gọi từng HS giải thích và bổ sung.
- GV thống nhất.
III. Vận dụng:
C3: Phân tử đứng xen giữa các phân tử nước và ngược lại.
C4: Phân tử không khí chui qua các khoảng cách giữa các phân tử của bóng.
C5: Phân tử không khí xen giữa phân tử nước -> cá sống được.
IV. CỦNG CỐ LUYỆN TẬP:
	? Vật chất được cấu tạo như thế nào
	- Nêu thí dụ chứng tỏ giữa các phân tử có khoảng cáhc.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
	- Làm bài tập 19.6; 19.4; 19.3 
	- HS giỏi làm bài tập 19.7
	- Làm TN bài 19.5.
 HD. 19.4 Vì các hạt vật chất rắn nhỏ, nên mắt thường không thể nhìn thấy được khoảng cách giữa chúng.
 HD. 19.5 Vì giữa phân tử bạc (Ag) của thành bình có khỏng cách nên khi bị nén các phân tử nước có thể chui qua các khoảng cách này.
Ngày soạn : 09 /2/2009
 Ngày dạy : 21 /2/2009 
Tiết 23:
NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN
I. MỤC TIÊU:
	- HS nắm được các phân tử, nguyên tử chuyển động (không ngừng, nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh).
	- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU- THIẾT BỊ DẠY HỌC: 
 Thầy giáo: 
 - Làm trước thí nghiệm về hiện tượng khuếch tán của dung dịch đồng Sun fat	 
 - Tranh 20.2; 20.3.
	 - dd CuSO4; Nước.
 Học sinh: Kiến thức về chất, SGK, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 
Ổn định tổ chức:
8A:
8B:
	(2) Kiểm tra bài cũ: 
	? Vật chất được cấu tạo như thế nào.
	(3) Bài mới:
	 Đặt vấn đề: SGK.
a) Hoạt động 1:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- HS đọc phần đvđ
- GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm của Bơ rao.
? Các hạt phấn hoa chuyển động như thế nào.
- HS đọc SGK trả lời các câu hỏi 
C1->C3.
? Em có kết luận gì.
- GV treo hình 20.2 và 20.3 phân tích chuyển động của hạt phấn hoa.
I. Thí nghiệm bơ rao:
II. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng:
C1: Hạt phấn hoa
C2: Phân tử nước
C3: Đọc trong SGK
Kết luận: Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.
b) Hoạt động 2:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? trong TN của bơ rao nếu ta tăng nhiệt độ của nước các hạt phấn hoa sẽ chuyển động như thế nào -> hãy dự đoán.
? Em có nhận xét gì.
- GV làm thí nghiệm về hiện tượng khuyếch tán.
? Tại sao có hiện tượng khuyếch tán trên.
- Trả lời câu hỏi C5 -> C7.
III. Chuyển động phân tử và nhiệt độ.
Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
-> Chuyển động này liên quan đến nhiệt độ nên được gọi là chuyển động nhiệt.
IV. Vận dụng:
C5: Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía.
C6: Có vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
C7: Cốc nước nóng...Vì các phân tử cđ nhanh hơn.
IV. CỦNG CỐ LUYỆN TẬP:
	? Các phân tử, nguyên tử chuyển động nay đứng yên.
	? Chuyển động của các phân tử, nguyên tử liên quan như thế nào đến t0
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
	- Xem phần có thể em chưa biết
	- Làm bài tập 3 -> 6 vào buổi tối
	- 2, 3 làm tại lớp. 
VI : Rút kinh nghiệm: 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 22 /2/2009
 Ngày dạy : 28 /2/2009 
Tiết 24:
NHIỆT NĂNG
I. MỤC TIÊU:
	- HS nắm được khái niệm về nhiệt năng, cách làm thay đổi nhiệt năng của vật
	- Rèn kĩ năng quan sát, biết cách làm thay đổi nhiệt năng của vật.
	- Thái độ cẩn thận, trung thực, kỷ luật.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU- THIẾT BỊ DẠY HỌC: 
	 Thầy giáo:
 - Quả bóng
	 - Đồng xu.
 - Phích nước nóng, một cốc thủy tinh.
 Học sinh: - Đồng xu, cốc nhựa, 2 thìa nhôm.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
	(1) Ổn định tổ chức:
 8A:
 8B:
	(2) Bài cũ:
	? Phân tử của vật chuyển động nhanh thì nhiệt độ vật thay đổi như thế nào.
	(3) Bài mới:
	 Đặt vấn đề: SGK
 Trong thí nghiệm về quả bóng rơi, mỗi lần quả bóng nảy lên độ cao của nó giảm dần, cuối cung nó không nảy lên được nữa. Trong hiện tượng này rõ ràng cơ năng đã giảm dần. Vởy cơ năng đã biến mất hay đã chuyển hóa thành dạng cơ năng khác? Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều này.
a) Hoạt động 1:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV nhắc lại KN về động năng
? Các phân tử có động năng không
/ Khái niệm nhiệt năng
? Nhiệt năng của vật cao thì nhiệt độ vật thay đổi như thế nào.
? Làm thế nào để biết nhiệt năng của vật tăng hay giảm.
- HS thảo luận nhóm, trả lời cá nhân.
I. Nhiệt năng:
- Tổng năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
- Nhiệt độ của vật càng cao -> nhiệt năng của vật càng lớn.
b) Hoạt động 2:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV đưa ra đồng xu các nhóm thảo luận tìm cách thay đổi nhiệt năng của vật. Lấy ví dụ:
- Giáo viên hướng dẫn HS làm C1
- Làm thế nào để biến đổi nhiệt nưng của vật không bằng cách thực hiện công.
- GV đưa ra TN minh hoạ.
1. Thực hiện công:
- Thực hiện công -> miếng đồng nóng lên -> nhiệt năng của nó tăng.
2. Truyền nhiệt:
Cho miếng đồng vật có t0 cao hơn miếng đồng nóng lên -> nhiệt năng tăng vật có t0 cao hơn thì lạnh đi nhiệt năng giảm.
- Cách làm biến đổi nhiệt năng mà không thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
c) Hoạt động 3
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Trong TN 2 vật nào nhận thêm nhiệt năng vật nào cất bớt nhiệt năng.
? Khái niệm nhiệt lượng.
? Kí hiệu và đơn vị của nhiệt lượng
- Giáo viên hướng dẫn HS làm TN và phần vận dụng.
C5: Cơ năng quả bóng -> nhiệt năng không khí và mặt sân.
III. Nhiệt lượng:
Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
Kí hiệu: Q
Đơn vị: J
IV. vận dụng:
C3: Truyền nhiệt
C4: Cơ năng -> Nhiệt năng -> Thực hiện công.
IV. CỦNG CỐ LUYỆN TẬP:
	- Khái niệm nhiệt năng
	- Các cách làm biến đổi nhiệt năng
	- HS đọc phần ghi nhớ.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
	- Đọc phần có thể em chưa biết
	- Làm bài tập 1, 2, 3, 4
	- Vận dụng kiến thức: Sự chuyển hoá năng lượng giữa cơ năng -> nhiệt năng làm bài tập 5, 6.
	- Xem bài mới.
VI : Rút kinh nghiệm: 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(7).doc