Hoạt động1: Tìm hiểu sự truyền cơ năng và nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
GV: -hướng dẫn HS làm việc cá nhân với thông tin là bảng 27.1-SGK theo trình tự sau đối với mỗi hình vẽ:
+Mô tả bằng lời hiện tượng xảy ra.
+Mô tả sự truyền năng lượng của các vật vẽ trong hình.
+Dùng bút chì điền từ thích hợp vào chổ trống của cột bên phải.
-Sau khi xử lý xong cả 3 hình vẽ, có thể trao đổi kết quả xử lý của mình với những bạn ngồi cùng bàn.
-Hướng dẫn HS thảo luận trên lớp để xử lý thông tin từ hình vẽ của bảng 27.1 và điền kết quả vào chổ trống từ đó rút ra kết luận chung: một vật có thể truyền cơ năng, nhiệt năng hoặc cả cơ năng và nhiệt năng cho các vật khác.
* Lưu ý: -trong hình 2 HS thường dùng cụm từ “Nhiệt lượng” để điền vào chổ trống (2). Nhiệt lượng không phải là một dạng năng lượng, các từ thích hợp cho (2) là “nhiệt năng”.
-Trong hình 3, nhiều HS sẽ không nhận biết được viên đạn truyền cả cơ năng và nhiệt năng cho nước.
Ngày soạn: 12/4/2008 Tiết: 31 Bài 27: SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT. I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1.Kiến thức:-Phân tích được sự truyền và chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng vẽ ở bảng 27.1 và 27.2 SGK. -Tìm được ví dụ minh hoạ cho sự truyền và chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt ngoài những ví dụ đã nêu trong SGK. -Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. -Vận dụng được định luật bảo toàn để giải thích các hiện tượng liên quan. 2.Kĩ năng: phân tích hiện tượng vật lý, vận dụng kiến thức. 3.Thái độ : mạnh dạn, tự tin vào bản thân khi tham gia thảo luận trên lớp. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Thầy: Các bảng 27.1 và 27.2 SGK được vẽ trên bảng phụ HS: xem trước bài ở nhà. III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: Trật tự + sỉ số (1 phút) 2.Kiểm tra bài cũ: (5 ph) +Nhiên liệu là gì, cho ví dụ? Năng suất toả nhiệt là gì? Khi nói năng suất toả nhiệt của than đá là 27.106 (J/kg) cho ta biết được thông tin gì? +Viết công thức tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy nhiên liệu và nêu rỏ tên, đơn vị của các yếu tố có mặt trong công thức. Trả lời: -là những chất liệu mà khi đốt cháy sẽ tạo ra nhiệt lượng lớn để phụ vụ cho đời sống và trong kỹ thuật. Ví dụ: củi, than đá, dầu hỏa. - cho biết nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg nhiên liệu nào đó. Cho biết: khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá sẽ toả ra nhiệt lượng là 27.106 (J) -Công thức: Q = m.q Trong đó: +m: khối lượng của nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg). +q: năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (J/kg) 3. Bài mới: TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Vào bài: Trong các hiện tượng cơ và nhiệt luôn luôn xảy ra sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng cũng như giữa cơ năng và nhiệt năng. Trong khi truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, các năng lượng trên tuân theo một trong những định luật tổng quát nhất của tự nhiên mà chúng ta sẽ học trong bài này: “Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt” TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC 15 ph 15 ph 5 ph 5 ph Hoạt động1: Tìm hiểu sự truyền cơ năng và nhiệt năng từ vật này sang vật khác. GV: -hướng dẫn HS làm việc cá nhân với thông tin là bảng 27.1-SGK theo trình tự sau đối với mỗi hình vẽ: +Mô tả bằng lời hiện tượng xảy ra. +Mô tả sự truyền năng lượng của các vật vẽ trong hình. +Dùng bút chì điền từ thích hợp vào chổ trống của cột bên phải. -Sau khi xử lý xong cả 3 hình vẽ, có thể trao đổi kết quả xử lý của mình với những bạn ngồi cùng bàn. -Hướng dẫn HS thảo luận trên lớp để xử lý thông tin từ hình vẽ của bảng 27.1 và điền kết quả vào chổ trống từ đó rút ra kết luận chung: một vật có thể truyền cơ năng, nhiệt năng hoặc cả cơ năng và nhiệt năng cho các vật khác. * Lưu ý: -trong hình 2 HS thường dùng cụm từ “Nhiệt lượng” để điền vào chổ trống (2). Nhiệt lượng không phải là một dạng năng lượng, các từ thích hợp cho (2) là “nhiệt năng”. -Trong hình 3, nhiều HS sẽ không nhận biết được viên đạn truyền cả cơ năng và nhiệt năng cho nước. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự chuyển hoá giữa các dang của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng. GV: -tổ chức cho HS tự tìm hiểu sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác được tiến hành như hoạt động 1. -Cần nêu rỏ mục đích của hoạt động này là tìm hiểu sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác. -Trình tự tiến hành hoạt động tương tự như hoạt động 1. -Nếu còn thời gian, có thể yêu cầu HS tìm thêm ví dụ minh hoạ cho sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác. -Kết luận chung cho cả hoạt động 1 và 2: “Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác” Hoạt động 3: Phát biểu Định luật bảo toàn năng lượng. GV: thông báo cho HS nội dung định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Hoạt động 4: Vận dụng và củng cố. GV: -hướng dẫn HS trả lời câu C5,C6 -Tổ chức cho HS thảo luận về các câu này. -giúp HS nhận biết sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng nêu ở câu C5,C6. -yêu cầu HS nhắc lại phần “ghi nhớ” HS: -làm việc cá nhân đối với từng hình vẽ theo đúng trình tự đã nêu trong bảng. -trao đổi kết quả xử lý của mình với các bạn cùng bàn để sửa chữa nếu thấy cần thiết. HS: tham gia thảo luận trên lớp theo sự hướng dẫn của GV. HS: +với hình 1: thường không biết lấy vị trí B làm mốc để tính độ cao, nghĩa là không biết có thể chọn thế năng ở B bằng không. (bài 16) +Với hình 2: thường dùng lầm các từ “công” và “nhiệt” để điền vào chổ trống. HS: thừa nhận định luật. HS: thảo luận và trả lời câu C5,C6 theo sự hướng dẫn của GV I/ sự truyền cơ năng và nhiệt năng từ vật này sang vật khác. Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. II/ Sự chuyển hoá giữa các dang của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng. -Cơ năng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. -Cơ năng có thể chuyển hoá thành nhiệt năng và ngược lại. III/ Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt (Định luật bảo toàn năng lượng) Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. IV/Vận dụng: C5: cả hòn bi và thanh gỗ sau khi va chạm chỉ chuyển động được một đoạn ngắn rồi dừng lại. Một phần cơ năng của chúng đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh. C6: trong hiện tượng về dao động của con lắc, con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở VTVB. Một phần cơ năng của con lắc đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh. 4/ Dặn dò: học bài và làm các bài tập từ 27.1 đến 27.4 trong SBT. IV/ RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 20/4/2008 Tiết: 32 Bài 28: ĐỘNG CƠ NHIỆT. I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1.Kiến thức:-Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt. -Dựa vào mô hình hoặc hình vẽ động cơ 4 kỳ, có thể mô tả được cấu tạo của động cơ này. -Dựa vào hình vẽ các kỳ của động cơ 4 kỳ, có thể mô tả được chuyển vận của động cơ này. -Viết được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. -Giải được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt. 2.Kĩ năng: vận dụng được kiến thức vào bài tập. 3.Thái độ :yêu thích môn học, mạnh dạn trong hoạt động nhóm, có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lý trong tự nhiên và giải thích các hiện tượng đơn giản liên quan đến kiến thức đã học. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Thầy: -Các tranh vẽ trong bộ tranh về động cơ nhiệt. -Hình 28.2- SGV phóng to. HS: sưu tầm tranh ảnh và tài liệu, trình bày theo sự hướng dẫn của GV. III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: Trật tự + sỉ số (1 phút) 2.Kiểm tra bài cũ: (5 ph) phát biểu nội dung định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.Tìm ví dụ về sự biểu hiện của định luật trên trong các hiện tượng Cơ – Nhiệt. Trả lời: -Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. -ví dụ: đun nóng miếng đồng rồi thả vào ly nước lạnh thì miếng đồng sẽ truyền nhiệt năng cho nước. -đun ấm nước đến khi sôi, một phần nhiệt năng của hơi nước chuyển sang cơ năng của nắp ấm. 3. Bài mới: TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Vào bài: như SGK TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC 10 ph Đ/cơ đốt ngoài: -Máy hơi nước -Tua bin hơi nước. . 15 ph 5 ph 5 ph Hoạt động1: Phân loại động cơ nhiệt. GV: chúng ta đều biết động cơ nhiệt là những động cơ trong đó một phần năng lượng (do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra) được chuyển hoá thành cơ năng. Trên cơ sở đó em hãy lấy vài ví dụ về động cơ nhiệt mà em biết? GV:- ghi ra bảng và yêu cầu HS: +Phát hiện ra động cơ nào không phải là động cơ nhiệt? +Phát hiện ra những điểm giống và khác nhau của các lọai đông cơ từ đó đưa ra bảng phân loại sau: Động cơ nhiệt Đ/cơ đốt trong: -Đ/c xăng 4 kỳ -Đ/c xăng 2 kỳ -Đ/c Điezen 4 kỳ -Yêu cầu HS nêu ứng dụng của động cơ nhiệt. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo và chuyển vận của động cơ nổ 4 kỳ. GV: -Treo hình vẽ động cơ nổ 4 kỳ lên bảng và giới thiệu các bộ phận của động cơ. -Che phần chữ trong tranh và yêu cầu HS nhìn vào tranh để nêu lại tên của từng bộ phận. -Yêu cầu HS dự đoán chức năng của từng bộ phận sau đây: Xylanh, Pittông, các Van, Bugi, Biên. GV: -yêu cầu HS tự đọc SGK để tìm hiểu về chuyển vận của động cơ nổ 4 kỳ, cụ thể phải nhớ được: tên từng kỳ, hoạt động của động cơ trong từng thời kỳ, kỳ nào sinh công (nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng) -Treo tranh vẽ 4 kỳ hoạt động của động cơ lên bảng và yêu cầu HS lên bảng nêu tên và trình bày về hoạt động của từng kỳ một; hướng dẫn lớp bổ sung để hoàn thiện kiến thức. -Giới thiệu cho HS hình vẽ động cơ nổ 4 kỳ nhiều xy lanh (hình 28.2 SGK).Yêu cầu HS nhận biết các kỳ của các xy lanh và nêu ưu điểm của loại động cơ này. Hoạt động 3: Tìm hiểu về Hiệu suất của động cơ nhiệt. GV: -trong bài trước khi tìm hiểu về sự chuyển hoá các dạng năng lượng, ta thấy cơ năng có thể chuyển hoá và chuyển hoá hoàn toàn thành nhiệt năng. Tuy nhiên, sự chuyển hoá ngược lại từ nhiệt năng thành cơ năng thì không như thế. -nhiệt năng không thể tự chuyển hoá thành cơ năng mà phải nhờ đến sự can thiệp của một vật khác (đ/c nhiệt) do đó không thể chuyển hoá được hoàn toàn thành cơ năng. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ vấn đề này thông qua việc nghiên cứu hiệu suất của Đ/c nhiệt bằng cách trả lời các câu hỏi C1, C2 SGK. GV: -yêu cầu HS đọc và trả lời câu C1, hướng dẫn HS thảo luận về các câu trả lời và kết luận: +không phải toàn bộ nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra được biến thành công có ích. +một phần nhiệt lượng này toả ra để làm nóng các bộ phận của động cơ nhiệt, để thắng ma sát và theo khí thải ra ngoài không khí làm nóng không khí. -giới thiệu với HS hình vẽ 28.2 SGV, mô tả sơ đồ phân phối năng lượng của một động cơ nổ 4 kỳ dùng trong ôtô. -Thông báo cho học sinh về Hiệu suất của động cơ nhiệt. Viết công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt lên bảng, yêu cầu HS nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. -Vì hiệu suất cho biết tỉ lệ giữa năng lượng có ích với năng lượng toàn phần do nhiên liệu toả ra nên thường được viết dưới dạng phần trăm: H = (A/Q).100% Hoạt động 4: Vận dụng và củng cố. GV: -hướng dẫn HS trả lời câu C3 và giải câu C6. -yêu cầu HS nhắc lại phần “ghi nhớ” HS:kể tên các động cơ nhiệt. HS: -chỉ ra các động cơ không phải là động cơ nhiệt và nêu rỏ lý do. -Tìm các đặc điểm chung của một số động cơ nhiệt để cùng GV phân loại động cơ nhiệt. -Nêu được việc sử dụng các động cơ nhiệt đã nêu trên bảng (dùng ở đâu, vào mục đích gì?) HS: nêu tên các bộ phận cơ bản của động cơ nổ 4 kỳ, dự đoán và thảo luận về chức năng của từng bộ phận theo yêu cầu của GV. HS: -tự học về 4 kỳ hoạt động của động cơ nhiệt. Ghi nhớ những nội dung cơ bảng để có thể trình bày lại theo yêu cầu của GV. -góp ý cho phần trình bày của bạn trên bảng. HS: trả lời câu C1 và thảo luận về các câu trả lời theo hướng dẫn của GV. (HS thường nghĩ công có ích chỉ là công dùng để quay bánh xe, chạy máy.mà không thấy công có ích còn dùng để hút nhiên liệu vào xy lanh và đẩy khí thải ra ngoài động cơ) -Viết công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt, nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. HS: -trả lời câu C3 và giải câu C6. - nhắc lại phần “ghi nhớ” I/ Động cơ nhiệt là gì? II/ Động cơ nổ 4 kỳ: 1/Kỳ thứ nhất: (Kỳ hút) 2/Kỳ thứ hai: (Kỳ nén) 3/Kỳ thứ ba: (Kỳ nổ) 4/Kỳ thứ tư: (Kỳ xả) III/ Hiệu suất của Động cơ nhiệt: Để cho biết tỉ lệ giữa phần nhiệt năng có ích (chuyển sang cơ năng) với nhiệt năng toàn phần do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra người ta đưa ra khái niệm Hiệu suất có biểu thức tính như sau: Trong đó: +A:công mà động cơ thực hiện được (có độ lớn bằng nhiệt lượng chuyển hoá thành công)- đơn vị: (J). +Q: Nhiệt năng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra- Đơn vị: (J). 4/ Dặn dò: học bài và làm các bài tập: C4, C5 SGK và từ bài 28.3 đến 28.7 SBT. IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: