Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 31: Bài tập - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Hương

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 31: Bài tập - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Hương

*HĐ1: Giải bài 1: Dạng bài công thức tính nhiệt lượng(7ph)

GV cho HS chép đề bài , tóm tắt đầu bài, đổi đơn vị cho thống nhất.

GV gọi HS lên bảng giải BT.

-GV cho HS dưới lớp nhận xét và chuẩn lại kiến thức HS chép vào vở.

 1. Bài1: Tính nhiệt lượng cần để đưa 0,5 lít rượu từ 50C lên đến 250C. Khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3, nhiệt dung riêng của rươui là 2500J/kgK.

Tóm Tắt:

 V=0,5l=0,0005m3,t1 =50C, t2 =250C.

 D= 800kg/m3. C = 2500J/kg.K.

 Q=?

Bài làm:

 Khối lượng của 0,5l rượu là:

 M=D.V = 800.0,0005 = 0,4(kg)

Nhiệt lượng để 0,5l rượu từ 50C lên 250C là:

Q= Cm.( t2- t1)= 2500.0,4( 25- 5)=20000(J).

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 31: Bài tập - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 32- TIẾT: 31
Ngày soạn: 2/4/2010
Ngày dạy: 8A:/4/2010
 8B:/4/2010
 8C:/4/2010
BÀI TẬP
 	I.MỤC TIÊU:
*.Kiến thức: Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về : Nhiệt lượng ,phương trình cân bằng nhiệt, năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
*.Kĩ năng: -Giải bài tập vật lí theo đúng các bước giải.
 -Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin.Sử dụng đúng các thuật ngữ.
*.Thái độ: Cẩn thận, trung thực, phát huy tốt năng lực cá nhân.
 	 	II.CHUẨN BỊ:
1.Học sinh: Học bài và làm bài tập, chuẩn bị giấy kiểm tra 15 phút.
2.Giáo viên: Giáo án, và đề kiểm tra 15 phút.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
A.Tổ chức lớp: 8A/8B/..8C/
B.Kiểm tra bài cũ: Đề kiểm tra 15 phút
 Đề bài: Câu1, Nói năng suất toả nhiệt của than đá là 34.106 J/kg . con số đó cho ta biết điều gì? 
 Câu 2: Tính nhiệt lượng toả ra của 15kg dầu hoả .Biết năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 44.106 J/kg. 
C.Bµi míi:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1: Giải bài 1: Dạng bài công thức tính nhiệt lượng(7ph)
GV cho HS chép đề bài , tóm tắt đầu bài, đổi đơn vị cho thống nhất.
GV gọi HS lên bảng giải BT.
-GV cho HS dưới lớp nhận xét và chuẩn lại kiến thức HS chép vào vở.
1. Bài1: Tính nhiệt lượng cần để đưa 0,5 lít rượu từ 50C lên đến 250C. Khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3, nhiệt dung riêng của rươui là 2500J/kgK.
Tóm Tắt:
 V=0,5l=0,0005m3,t1 =50C, t2 =250C.
 D= 800kg/m3. C = 2500J/kg.K.
 Q=?
Bài làm:
 Khối lượng của 0,5l rượu là: 
 M=D.V = 800.0,0005 = 0,4(kg)
Nhiệt lượng để 0,5l rượu từ 50C lên 250C là:
Q= Cm.( t2- t1)= 2500.0,4( 25- 5)=20000(J).
*HĐ2: Dạng bài tìm nhiệt dung riêng của các chất(10ph)
GV cho HS chép đề bài , tóm tắt đầu bài, đổi đơn vị cho thống nhất.
? Muốn tính nhiệt dung riêng ta làm thế nào?
GV gọi HS lên bảng giải BT.
? Muốn biết chất đó là chất gì ta làm thế nào?
-GV cho HS dưới lớp nhận xét và chuẩn lại kiến thức HS chép vào vở.
2.Bài 2: Một khối kim loại có khối lượng120 kg ở nhiệt độ 200C, sau khi cung cấp cho khối kim loại một nhiệt lượng1584000J thì nhiệt độ của thỏi kim loại là 350C. Tìm nhiệt dung riêng của thỏi kim loại ? và cho biết kim loại đó là kim loại gì?
Tóm tắt: m=120kg. t1=200C, t2= 350C.
 Q= 1584000J.
 C=? Chất gì?
Bài làm:
 Nhiệt dung riêng của thỏi kim loại là:
Q= Cm.( t2- t1)à C= 
C= =880J/kg.K
Chất đã là chÊt nhôm.
* HĐ3: Dạng bài phương trình cân bằng nhiệt(10ph)
GV cho HS chép đề bài , tóm tắt đầu bài, đổi đơn vị cho thống nhất.
? Muốn tính nhiệt độ cân bằng ta làm thế nào?
GV gọi HS lên bảng giải BT.
-GV cho HS dưới lớp nhận xét và chuẩn lại kiến thức HS chép vào vở.
3. Bài 3:Đổ 500g nước ở nhiệt độ 800C vào 0,3kg nước ở nhiệt độ 200C Tìm nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp nước trên.
Tóm tắt: m1= 5000g= 5kg. m2= 3 kg.
 t1= 800C, t2= 200C.
 t=?
Bài làm:
 Nhiệt lượng do 5kg nước ở 800C toả nhiệt là:
 Q1= Cm1.(t1- t)= 5.C(80-t).
Nhiệt lượng của 3kg nước thu nhiệt là:
Q2= Cm2.(t-t2) = C.3(t- 20).
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q1= Q2à 5.C(80-t)= C.3(t- 20).
 àt=57,50C
Nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp là 57,50C.
*HĐ4: Dạng bài năng suất toả nhiệt của nhiên liệu(10ph)
GV cho HS chép đề bài , tóm tắt đầu bài, đổi đơn vị cho thống nhất.
? Muốn tính nhiệt độ cân bằng ta làm thế nào?
GV gọi HS lên bảng giải BT.
-GV cho HS dưới lớp nhận xét và chuẩn lại kiến thức HS chép vào vở.
4.Bài 4: Phải đốt bao nhiêu củi khô để có một nhiệt lượnglà 150000KJ. Biết năng suất toả nhiệt là 10.106J/kg.
Tóm tắt: Q= 150000KJ= 15.107 J.
 q =10.106J/kg.
 m= ?
Bài làm: Khối lượng củi khô là:
Q= m.q à m= Q/q = 15.107: 10.106
 m =150 (kg)
D. Củng cố:
	- Nêu phương pháp giải bài tập nhiệt .
	- Khi giải bài tập nhiệt cần lưu ý điều gì?
E. Hướng dẫn về nhà: 
	- Xem lại các bài tập đã chữa.
	- Làm bài 26.1, 26.2, 26.3, 26.4 SBT.
	- Đọc trước bài 27 : Sự bảo toàn năng lượng..

Tài liệu đính kèm:

  • docT31.doc