HĐ1. KTBC- tcthht
-HS1: Phát biểu nguyên lý truyền nhiệt. Viết phương trình cân bằng nhiệt.
- HS2: chữa bài tập 25.1; 25.2
- GV điều khiển cả lớp thảo luận phần trình bày bài tập của các bạn trên bảng.
* Tổ chức t/h học tập: GV lấy ví dụ về một số nước giàu lên vì dầu lửa, khí đốt dẫn đến các cuộc tranh chấp dầu lửa, khí đốt. Hiện nay than đá, dầu lửa, khí đốt là nguồn năng lượng, là các nhiên liệu chủ yếu con người sử dụng . Vậy nhiên liệu là gì? Chúng ta đi tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hđ2. Tìm hiểu về nhiên liệu
- GV: Than đá, dầu lửa, khí đốt là một số ví dụ về nhiên liệu.
- Yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ khác về nhiên liệu.
Ngày 5/04/07 Tuần 30 Tiêt 30. Bài 26: NĂNG SUẤT TOẢ NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU I- MỤC TIÊU 1-Kiến thức: Phát biểu được định nghĩa năng suất toả nhiệt. Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức. 2-Thái độ: yêu thích môn học II- CHUẨN BỊ Một số tranh ảnh, tư liệu về khai thác dầu khí của Việt Nam. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TL THẦY TRÒ KIẾN THỨC 8p 5p 10p 10p 7p HĐ1. KTBC- tcthht -HS1: Phát biểu nguyên lý truyền nhiệt. Viết phương trình cân bằng nhiệt. HS2: chữa bài tập 25.1; 25.2 GV điều khiển cả lớp thảo luận phần trình bày bài tập của các bạn trên bảng. * Tổ chức t/h học tập: GV lấy ví dụ về một số nước giàu lên vì dầu lửa, khí đốt dẫn đến các cuộc tranh chấp dầu lửa, khí đốt. Hiện nay than đá, dầu lửa, khí đốtlà nguồn năng lượng, là các nhiên liệu chủ yếu con người sử dụng . Vậy nhiên liệu là gì? Chúng ta đi tìm hiểu qua bài học hôm nay. Hđ2. Tìm hiểu về nhiên liệu - GV: Than đá, dầu lửa, khí đốt là một số ví dụ về nhiên liệu. - Yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ khác về nhiên liệu. HĐ3. Thông báo về năng suất toả nhiệt của nhiên liệu - Yêu cầu HS đọc định nghĩa trong SGK. - GV nêu định nghĩa NSTN của nhiên liệu. - Giới thiệu kí hiệu, đơn vị của NSTN . - Giới thiệu bảng NSTN của nhiên liệu 26.1. - Gọi HS nêu NSTN của một số nhiên liệu thường dùng. - Giải thích được ý nghĩa con số. - Cho biết NSTN của hiđro? So sánh NSTN của hiđro với NSTN của nhiên liệu khác? - GV thông báo thêm: Hiện nay nguồn nhiên liệu than đá, dầu lửa, khí đốt đang cạn kiệt và các nhiên liệu này khi cháy toả ra nhiều khí độc gây ô nhiễm môi trường đã buộc con người hướng tới những nguồn năng lượng khác như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng điện. HĐ4. Xây dựng công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. - GV yêu cầu HS nêu lại định nghĩa NSTN của nhiên liệu. - Vậy nếu đốt cháy hoàn toàn một lượng m kg nhiên liệu có NSTN q thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu? - Có thể gợi ý cách lập luận: + NSTN của nhiên liệu là q (J/kg) +Ý nghĩa 1 kg nhiên liệu đó cháy hoàn toàn toả ra nhiệt lượng q (J). + Vậy có m kg nhiên liệu đó cháy hoàn toàn toả ra nhiệt lượng Q=? Q = q.m HĐ5. Vận dụng – củng cố – hdvn - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1. - Gọi 2 HS lên bảng giải bài C2; + HS 1 tính cho củi. +HS 2 tính cho than đá. - GV lưu ý HS cách tóm tắt; theo dõi bài làm của HS dưới lớp, có thể thu bài của một số HS đánh giá cho điểm. - Cho HS đọc phần” có thể em chưa biết” - 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi. - 1 HS lên bảng chữa bài tập. Cả lớp chú ý theo dõi, nhận xét. Chữa bài tập vào vở nếu sai. - HS lấy thêm các ví dụ khác về nhiên liệu và tự ghi vào vở. - Đọc định nghĩa NSTN của SGK. - HS tự ghi định nghĩa NSTN của nhiên liệu,kí hiệu và đơn vị vào vở. Ghi nhớ luôn định nghĩa. - Biết sử dụng bảng NSTN của nhiên liệu, nêu được ví dụ về năng suất toả nhiệt của một số nhiên liệu thường dùng. - Vận dụng định nghĩa NSTN của nhiên liệu để giải thích ý nghĩa con số. - HS nêu được: NSTN của hiđrô là 120.106 J/kg lớn hơn rất nhiều NSTN của các nhiên liệu khác. - HS nêu lại định nghĩa NSTN của nhiên liệu. - Tự thiết lập công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra và ghi vào vở. -Cá nhân HS vận dụng được bảng NSTN của nhiên liệu trả lời câu C1. C1: Dùng bếp than lợi hơn dùng bếp củi vì NSTN của than lớn hơn củi. Ngoài ra dùng than đơn giản, tiện lợi hơn củi, dùng than còn góp phần bảo vệ rừng. - Cá nhân HS trả lời câu C2 vào vở. - Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Chữa bài tập nếu sai. I- Nhiên liệu Than, củi, dầu ..là các nhiên liệu. II- Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu Đại lượng cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. Kí hiệu: q Đơn vị: J/kg III- Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. Công thức tính nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy: Q = q.m Trong đó: Q là nhiệt lượng toả ra(J) q là NSTN của nhiên liệu (J/kg) m là khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg). IV. Vận dụng * Hướng dẫn về nhà:5phút Bài tập 26 – NSTN của nhiên liệu (SBT) từ bài 26.1 đến 26.6. Hướng dẫn bài 26.4; 26.6 đề cập đến hiệu suất của bếp. GV giải thích ý nghĩa con số hiệu suất để HS vận dụng khi làm bài tập ở nhà. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: