Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 29, Bài 24: Công thức tính nhiệt - Năm học 2010-2011 - Hoàng Tiến Thuận

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 29, Bài 24: Công thức tính nhiệt - Năm học 2010-2011 - Hoàng Tiến Thuận

HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi của GV.

HS đại diện trình bày:

HS khác nhận xét.

HS nghe và ghi nhớ. GV yêu cầu HS đọc mục thông tin mở đầu và trả lời câu hỏi:

- Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?

GV nhận xét và giới thiệu vào các thí nghiệm.

Hoạt động 2 (8’): Quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng

HS nghe quan sát và thảo luận nhanh trả lời C1.

HS đại diện trình bày.

HS khác nhận xét.

HS nghe và thảo luận trả lời C2.

HS đại diện trình bày.

HS khác nhận xét. GV chiếu phần thí nghiệm 1 và yêu cầu HS đọc thông tin SGK/83, trả lời C1.

GV nhận xét khắc sâu và hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận.

GV nhận xét và khắc sâu.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 29, Bài 24: Công thức tính nhiệt - Năm học 2010-2011 - Hoàng Tiến Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 30 Ngày soạn: 15 / 3 / 2011
 Tiết : 29 Ngày dạy: 21 / 3 / 2011
Bài 24
CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
 - Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật. 
 2. Kĩ năng:
 - Vận dụng được công thức Q = m.c.Dto.
 - Vận dụng được phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản. 
 3. Thái độ:
 - Rèn ý thức tự giác trong học tập.
 II. chuẩn bị:
GV: Phấn màu, bài giảng điện tử.
HS: Đọc trước bài 24.
 III. Phương pháp:
 - Gợi mở, vấn đáp và làm việc cá nhân.
 IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
Kiểm tra sĩ số(1’):
 - 8A1. 8A2. 8A3
Kiểm tra bài cũ(3’):
Nhiệt lượng là gì?
Có mấy hình thức truyền nhiệt?
Tạo tình huống : (tương tự SGK/80)
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Hoạt động 1 (4’): Sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào các yếu tố
HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi của GV.
HS đại diện trình bày:
HS khác nhận xét.
HS nghe và ghi nhớ.
GV yêu cầu HS đọc mục thông tin mở đầu và trả lời câu hỏi:
- Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
GV nhận xét và giới thiệu vào các thí nghiệm.
Hoạt động 2 (8’): Quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng
HS nghe quan sát và thảo luận nhanh trả lời C1.
HS đại diện trình bày.
HS khác nhận xét.
HS nghe và thảo luận trả lời C2.
HS đại diện trình bày.
HS khác nhận xét.
GV chiếu phần thí nghiệm 1 và yêu cầu HS đọc thông tin SGK/83, trả lời C1.
GV nhận xét khắc sâu và hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận.
GV nhận xét và khắc sâu.
Hoạt động 3 (7’): Quan hệ giữa nhiệt lượng và độ tăng nhiệt độ
HS nghe quan sát và thảo luận nhanh trả lời C3;4.
HS đại diện trình bày.
HS khác nhận xét.
HS nghe và thảo luận trả lời C5.
HS đại diện trình bày.
HS khác nhận xét.
GV chiếu phần thí nghiệm 2 và yêu cầu HS đọc thông tin SGK/84, trả lời C3; 4.
GV nhận xét khắc sâu và hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận.
GV nhận xét và khắc sâu.
Hoạt động 4 (7’): Quan hệ giữa nhiệt lượng và chất làm vật
HS nghe quan sát và thảo luận nhanh trả lời C6.
HS đại diện trình bày.
HS khác nhận xét.
HS nghe và thảo luận trả lời C7.
HS đại diện trình bày.
HS khác nhận xét.
GV chiếu phần thí nghiệm 1 và yêu cầu HS đọc thông tin SGK/83, trả lời C6.
GV nhận xét khắc sâu và hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận.
GV nhận xét và khắc sâu.
Hoạt động 5 (6’): Công thức tính nhiệt lượng
HS nghe và ghi nhớ công thức tính nhiệt lượng, chú thích và khái niệm nhiệt dung riêng.
HS thảo luận trả lời C8.
HS đại diện trình bày.
HS khác nhận xét.
HS nghe, ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của GV.
GV giới thiệu công thức tính nhiệt lượng và các đại lượng tương tự SGK/86.
GV yêu cầu HS thảo luận làm C8.
GV nhận xét và giới thiệu về nhiệt dung riêng như SGK,
GV chiếu bảng nhiệt dung riêng của một số chất và yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nhiệt dung riêng của đồng.
Hoạt động 6 (9’): Củng cố - Vận dụng – Hướng dẫn về nhà
HS đọc ghi nhớ.
HS nghe và hoạt động nhóm làm C9; 10.
HS đại diện trình bày.
HS khác nhận xét.
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/87.
GV khắc sâu toàn bài và yêu cầu HS thảo luận trả lời C9 và C10.
GV nhận xét và hướng dẫn về nhà:
Đọc phần có thể em chưa biết.
Làm các bài từ 24.1 đến 24.6.
Đọc kĩ ghi nhớ.
Xem trước bài 25.
GHI BẢNG
Tiết 29: Công thức tính nhiệt lượng
I. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
 Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc ba yếu tố sau:
 - Khối lượng của vât.
 - Độ tăng nhiệt độ của vật.
 - Chất cấu tạo nên vật.
1. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật:
 C1: Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau; khối lượng khác nhau. Để tìm hiểu quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.
 C2: Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn
2. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ:
 C3; 4: Phải giữ khối lượng, chất làm vật không đổi, độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phải đun cốc thứ 2 thời gian dài hơn.
 C5: Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn
3. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật: 
 C6: Khối lượng, độ tăng nhiệt độ không đổi, chất làm vật khác nhau. 
 C7: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật
II. Công thức tính nhiệt lượng:
 Q =m.c.∆t Q: nhiệt lượng vật thu vào, tính ra J
 m: khối lượng của vật, tính ra kg
 ∆t =t2 – t1là độ tăng nhiệt độ, tính ra 0C hoặc 0K .
 c: đại lượng đặc trưng cho chất làm vật gọi là nhiệt dung riêng, tính ra J/kg.K 
 C8: Tra bảng để biết nhiệt dung riêng; đo khối lượng bằng cân, đo nhiệt độ bằng nhiệt kế
IV. Vận dụng:
 C9:Tóm tắt: 
m = 5 kg;
 t1= 200C => ∆ t = 500C-200C=300C
 t2= 500C
c = 380 J/kg.K
 Q = ?
Giải
 Nhiệt lượng cần truyền để 5 kg đồng tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C là.
 Q =mc ∆ t = 5.380.30 = 57000(J)
 C10: 
Tóm tắt:
m1 = 5kg
m2 = 2kg
c1 = 880J/kg. độ
c2 = 42000J/kg.độ
∆t=100-25 =75oC
Q =?
Giải
Nhiệt lượng cần truyền nhôm nóng lên 75oC
Q1 = m1.c1.∆t = 0,5.880.75 = 33.000 (J)
Nhiệt lượng cần truyền nước nóng lên 75oC
Q2 = m2.c2.∆t = 2.4200.75 = 630.000 (J)
Nhiệt lượng cần truyền ấm nước nóng lên 75o
Q = Q1 + Q2 = 33000 + 630000 = 633.000(J)
V. Ghi nhớ (SGK/79)
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docl8t29.doc